Công nghiệp ôtô Việt: “Quẳng” xe hơi đi và vui sống?
Đâu chỉ có xe hơi
Lâu nay, hễ cứ nhắc đến công nghiệp ôtô là nhiều người, thậm chí các chuyên gia, lại hầu như chỉ hình dung đến khối sản xuất ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi (tạm gọi ngắn gọn là “xe hơi”). Khi đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của ngành, điểm mốc được nhắc đến cũng chính là thời điểm các liên doanh ôtô được cấp phép và đi vào hoạt động.
Đó là một kiểu nhìn nhận ít nhiều cảm tính, chịu ảnh hưởng đáng kể từ mong muốn sở hữu loại hình phương tiện cao cấp là xe hơi của người dân và mong muốn có được ngành siêu công nghiệp là sản xuất xe hơi của các nhà hoạch định chính sách.
Trong khi đó, số đông chúng ta đang quên (hoặc vô tình quên) mất rằng, công nghiệp ôtô không chỉ là sản xuất xe hơi mà còn sản xuất nhiều loại hình phương tiện vô cùng quan trọng đối với mỗi nền kinh tế, cụ thể hơn với hoạt động sản xuất, kinh doanh với cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh tế và cá thể. Đó là xe tải, xe chuyên dụng, xe chở khách (từ 10 chỗ ngồi trở lên).
Chính từ cách nhìn nhận này mà công nghiệp ôtô Việt Nam đã từng bị coi là một gánh nặng sau hai thập niên hưởng nhiều ưu đãi, chăm bẵm từ chính sách bảo hộ, kích thích sản xuất và tiêu dùng ôtô lắp ráp trong nước.
Và nếu chỉ nhìn vào khối sản xuất xe hơi, quả đúng là công nghiệp ôtô Việt Nam đang thất bại, thất bại thực sự, đặc biệt là khi áp vào những mục tiêu đặt ra tại chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Nay đã là năm 2014, nghĩa là chỉ còn chưa đầy 4 năm nữa, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á sẽ giảm về 0%.
Vấn đề ở chỗ, cho đến nay Việt Nam vẫn mãi loay hoay với quy trình lắp ráp đơn giản, tỷ lệ nội địa hóa hầu như không có, ngoại trừ một vài sản phẩm cá biệt như xe Toyota Innova đạt trên dưới 40%.
Trong khi đó, các nước thuộc khối ASEAN như Thái Lan hay Indonesia lại đang vươn lên cực kỳ mạnh mẽ để trở thành những trung tâm sản xuất ôtô lớn trên thế giới, từ đó xuất khẩu sang các thị trường khác mà Việt Nam chính là một thị trường đầy tiềm năng với dân số đang tiến sát mốc 100 triệu và tỷ lệ người sở hữu ôtô đang ở mức rất thấp.
Bản thân các liên doanh ôtô cũng thừa nhận một thực tế rằng, với quãng thời gian 4 năm còn lại, Việt Nam không thể phát triển kịp ngành công nghiệp ôtô với sản phẩm chủ đạo là xe hơi đúng nghĩa. Thậm chí từng có cảnh báo, “đến năm 2018 thì nhiều nhất cũng chỉ còn 3 hãng ôtô nước ngoài còn duy trì nhà máy tại Việt Nam”.
Chừng ấy hãng còn ở lại xem ra vẫn còn là nhiều nếu ngành công nghiệp ôtô không thực hiện ngay những thay đổi mang tính đột phá.
“Cứu cánh” xe thương mại
Rõ ràng sản xuất xe hơi tại Việt Nam đang rơi vào thế khó. Khối này đang bị chèn ép giữa một bên là lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết hội nhập, một bên là chính sách khống chế tiêu dùng xe cá nhân do hạ tầng giao thông vừa thiếu vừa yếu. Chưa kể, tâm lý sính ngoại vẫn đang rất thịnh hành đối với người tiêu dùng xe hơi hiện nay.
Trong khi đó, các loại xe tải và xe bus lại sở hữu những lợi thế không thể xem thường.
Trước hết, xe thương mại không phải chịu sức ép nặng nề từ xe nhập khẩu như xe hơi. Với khu vực Đông Nam Á chẳng hạn. Lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc rất nhanh và đến năm 2018 sẽ về 0% đang khiến các hãng sản xuất xe dưới 10 chỗ ngồi tại Việt Nam lo ngay ngáy.
Bởi lẽ, với chính sách kích thích đúng hướng, ngành công nghiệp ôtô Thái Lan và Indonesia đang phát triển rất mạnh. Đáng lưu ý là các nhà máy ôtô lớn tại 2 quốc gia này chủ yếu sản xuất, lắp ráp xe dưới 10 chỗ ngồi chứ không phải xe tải, xe bus. Vì vậy, nỗi lo AFTA có thể được loại bỏ.
Thực tế cũng cho thấy, các chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ôtô vẫn luôn cố gắng tạo cơ chế tốt nhất cho các nhà sản xuất trong nước. Cụ thể là định hướng áp dụng các mức thuế suất cao đối với các loại xe trong nước đã và đang sản xuất, lắp ráp được luôn được duy trì.
Theo biểu thuế nhập khẩu được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 193 ngày 15/11/2012, hiện tại thuế nhập khẩu các loại xe chở khách từ 10 chỗ ngồi vẫn đang áp dụng ở mức 70%, tương đương mức thuế suất áp dụng đối với các loại xe dưới 10 chỗ ngồi. Còn các loại xe tải cũng vẫn phải chịu mức thuế suất nhập khẩu nguyên chiếc từ 10-62% tùy theo tải trọng với nguyên tắc xe có tải trọng càng thấp thì mức thuế càng cao.
Khi các hiệp định thương mại tự do được ký giữa khối ASEAN với 3 quốc gia (và cũng là 3 nước có ngành công nghiệp ôtô phát triển) là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, các nhóm sản phẩm xe bus, xe tải thông dụng cũng không thuộc diện ưu đãi. Theo đó, mức thuế nhập khẩu đối với các loại xe này vẫn được áp dụng chung như quy định tại Thông tư 193.
Điểm đáng lưu tâm là bản thân các nhóm sản phẩm này cũng không phải đối tượng “tấn công” chủ yếu của các hãng ôtô ngoài nước và các nhà nhập khẩu. Chưa kể, nếu nhìn nhận một cách khách quan, các doanh nghiệp ôtô trong nước cũng đã và đang sản xuất, kinh doanh khá tốt các loại xe thuộc nhóm này.
Trong số 56 nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam hiện nay nổi lên những thương hiệu xe tải, xe bus đang chiếm lĩnh thị phần đáng kể như Trường Hải, Vinaxuki, Samco, Vinamotor hay VEAM. Thậm chí, nhìn từ góc độ nào đó, chính các loại xe tải, xe bus đã giúp Trường Hải hay Vinaxuki tăng trưởng mạnh, tự tạo nguồn lực để nuôi giấc mộng sản xuất xe hơi của mình.
Trước đây, một vài chuyên gia từng nhận định rằng, thay vì “cố đấm ăn xôi” mơ mộng sản xuất những chiếc xe hơi thương hiệu Việt thì các doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu, sản xuất xe tải, xe bus.
Thay vì cứ mãi loay hoay để rồi tỷ lệ nội địa hóa của xe dưới 10 chỗ ngồi lắp ráp trong nước thậm chí vẫn dưới 5% trong khi mục tiêu đến năm 2010 đã là 40% theo quy hoạch, thì tại sao không tập trung những việc đã làm được, đang làm tốt là sản xuất xe tải, xe bus với tỷ lệ nội địa hóa đa phần đã vượt mức 50%?
Điểm đáng mừng là trong chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô giai đoạn mới đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, Bộ Công Thương đã soạn thảo với một thay đổi căn bản là tập trung sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước về xe tải cỡ trung và nhỏ, xe khách, cùng một số xe chuyên dụng (xe trộn bê tông, xe bồn...). Cùng với đó là tham vọng sản xuất linh kiện, phụ tùng để cung ứng toàn cầu, trở thành vệ tinh của các nhà sản xuất ôtô lớn trên thế giới.
Theo Vneconomy
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Ford Việt Nam duy trì liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
Ô tô 19/12/2024 17:31
"Chạy" phí trước bạ, doanh số bán ô tô tăng đột biến
Ô tô 14/12/2024 10:28
Ưu đãi cuối năm: Ford Territory có giá chưa đến 760 triệu đồng
Ô tô 04/12/2024 20:21
Ngày hội trải nghiệm đặc biệt Hyundai Experience Day 2024 sắp quay trở lại
Ô tô 01/12/2024 19:44
Nâng cấp xịn, đổi xe xăng được trừ hơn trăm triệu, VF 8 Lux là lựa chọn tốt nhất phân khúc
Ô tô 29/11/2024 21:43
Xe cứu hỏa điện đột phá như đến từ tương lai
Ô tô 12/11/2024 14:57
Ford Việt Nam triển khai “Đại tiệc sale” với nhiều ưu đãi hấp dẫn trong tháng 11
Ô tô 08/11/2024 15:02
Hyundai Thành Công xuất khẩu xe sang Thái Lan
Ô tô 29/10/2024 21:53
Ford Ranger: Biểu tượng của sức mạnh vượt trội, cùng khách hàng chinh phục mọi thử thách
Ô tô 29/10/2024 14:32
Ford Ranger - Người bạn đồng hành lý tưởng trong công việc
Ô tô 28/10/2024 12:33