Còn nhiều việc phải làm
Hà Nội: Hơn 500 cơ sở bị xử phạt vi phạm An toàn thực phẩm | |
Công khai cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm |
Kiểm tra ít hơn, vi phạm nhiều hơn
Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, TP.Hà Nội đã lựa chọn 5 quận, huyện và 10 xã phường, xã, thị trấn triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP).
Quán cóc vỉa hè tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong ATTP. |
Qua 6 tháng thực hiện thanh tra chuyên ngành, 65 đoàn kiểm tra đã thanh tra, kiểm tra được 2.563/12.506 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, phát hiện 543 cơ sở vi phạm, trong đó có 227 cơ sở bị phạt với tổng số tiền hơn 750 triệu đồng và đóng cửa hoạt động 19 cơ sở.
Đáng nói là, số lượng cơ sở được thanh tra, kiểm tra trong 6 tháng thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành tuy ít hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng tỉ lệ cơ sở vi phạm bị xử lý hành chính cao hơn 3,6% và số tiền xử phạt hành chính cũng cao hơn gấp 2 lần cũng so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, quy trình của cuộc thanh tra đòi hỏi chặt chẽ, phức tạp, mất nhiều thời gian hơn so với kiểm tra nên số cơ sở được thanh tra ít hơn. Phần nữa là do cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đã được tập huấn cấp chứng chỉ thanh tra, nhưng thời gian tập huấn còn ngắn, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên còn e ngại trong công việc. |
Trao đổi với PV, bác Lê Tuấn Anh - ở phố Chùa Láng, quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, nếu chỉ bằng mắt thường tôi cũng không thể nào biết đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch.
Do đó khi đi chợ, tôi cũng chỉ còn cách “mua bằng lòng tin” tức là mua ở những sạp hàng quen biết lâu năm, tin tưởng nhau là chính chứ không xác định được nguồn gốc hàng hóa. Cùng chung nhận định với bác Tuấn Anh, anh Nguyễn Hoàng Nam (ở 19T1, KĐT Trung Hòa, Nhân Chính) khá bi quan khi cho rằng, có bỏ tiền cũng chưa chắc đã được ăn đồ sạch.
Theo anh Nam, với mong muốn tìm kiếm nguồn thực phẩm an toàn cho nhà mình, gia đình anh thường mua đồ trong siêu thị, thế nhưng khi những “góc khuất” của một số thực phẩm dán mác “hàng sạch, hàng đảm bảo” bị phơi bày thì thực sự anh cảm thấy bối rối.
“Chúng tôi rất mong chính quyền vào cuộc quyết liệt hơn nữa, công khai những cơ sở, những cá nhân có hành vi cung cấp thực phẩm bẩn để người dân được biết, phòng tránh và có chế tài xử lý thích đáng” - anh Nam nhấn mạnh.
Vẫn do tại lực lượng mỏng
Về vấn đề này, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết, qua việc triển khai thí điểm mô hình này cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn đa số là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, tồn tại chợ tạm, chợ cóc… nên công tác kiểm tra ATTP gặp khó khăn.
Trong khi đó, quy trình của cuộc thanh tra đòi hỏi chặt chẽ, phức tạp, mất nhiều thời gian hơn so với kiểm tra, nên số cơ sở được thanh tra ít hơn. Phần nữa là do cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đã được tập huấn cấp chứng chỉ thanh tra, nhưng thời gian tập huấn còn ngắn, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên còn e ngại trong công việc.
Hơn nữa, việc thanh, kiểm tra thường gặp khó khăn ở tuyến phường, xã do lực lượng mỏng. Thậm chí, nhiều địa phương mới chỉ tập trung thanh tra ở lĩnh vực y tế, vệ sinh, còn lĩnh vực công thương, nông nghiệp chưa thanh tra được nhiều.
Đơn cử như trường hợp tại phường Láng Hạ (quận Đống Đa) - một trong 10 phường, xã, thị trấn được TP.Hà Nội chọn triển khai thí điểm mô hình ATTP, do không được tăng biên chế, nên 10 thành viên của đội thanh tra chuyên ngành phường đều phải kiêm nhiệm.
Ông Nguyễn Cảnh Quang - Phó Chủ tịch UBND phường Láng Hạ kiêm Đội trưởng Đội Thanh tra chuyên ngành ATTP phường - cũng thừa nhận rằng, khó khăn lớn nhất của chúng tôi là cán bộ cơ sở kiêm nhiệm rất nhiều việc.
“Do đó, để một tuần thanh tra được 4-5 buổi thì rất khó, trong khi đó mỗi việc đọc hết các điều khoản giấy tờ pháp lý cho người dân cũng đã mất không ít thời gian” – ông Quang cho hay.
Cạnh đó, một vấn đề nữa cũng hết sức nổi cộm là việc vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc xử phạt của thanh tra chuyên ngành ATTP cấp phường, xã. Chẳng hạn khi phát hiện một cơ sở vừa không có giấy phép kinh doanh vừa không đảm bảo ATTP, mức phạt lên đến 7 triệu đồng nhưng mức phạt tối đa của thanh tra cấp xã, phường chỉ là 5 triệu đồng nên không xử lý được.
Hoặc theo quy định hiện hành, lực lượng thanh tra xã, phường, thị trấn được phép kiểm tra đột xuất và thanh tra độc lập, nhưng vẫn phải thông báo trước cho chủ cơ sở và khi phát hiện những sai phạm về ATTP lại phải về trụ sở để ra quyết định xử phạt nên kết quả thanh tra, xử lý vi phạm bị hạn chế phần nào…
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Tin khác
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52
Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm
Tiêu dùng 10/12/2024 12:24
Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội
Tiêu dùng 06/12/2024 17:36
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024
Tiêu dùng 04/12/2024 16:14
Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?
Tiêu dùng 04/12/2024 16:02
Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Cơ hội mua sắm đậm chất Tết cổ truyền
Tiêu dùng 01/12/2024 07:00