“Cởi phí” đã đủ vực dậy ngành chăn nuôi?

Câu chuyện con gà, quả trứng phải “cõng” 14 loại phí đã làm “nóng” nghị trường Quốc hội trong suốt tuần qua, trong khi cơ quan chức năng vẫn loay hoay với đề xuất đóng hay không đóng thì hàng năm chúng ta vẫn phải chi cả tỷ USD để nhập khẩu thịt và nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc. Viễn cảnh ảm đạm của ngành chăn nuôi trong nước khi ký kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang ngày một hiển hiện.
Một con gà “cõng” 14 loại phí: Bộ Nông nghiệp đề xuất “giải cứu”
Người chăn nuôi gia cầm lao đao vì nắng nóng

Thua trên sân nhà

Theo các chuyên gia kinh tế, chỉ riêng năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 400 triệu USD thịt các loại: Lợn, bò, trâu, phụ phẩm gia súc, gia cầm… Hiện ngành chăn nuôi Việt Nam đang đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt lợn, nhưng hằng năm vẫn phải nhập 3.000-4.000 tấn thịt lợn đông lạnh. Dù có thể đảm bảo cung ứng trên 95% nhu cầu tiêu thụ thịt gà, nhưng hằng năm Việt Nam nhập 80.000 -100.000 tấn thịt và phụ phẩm như chân gà, cánh gà, mề, tim gà… và thịt gà loại thải đông lạnh do giá rẻ. Chưa hết, mỗi năm chúng ta nhập khẩu đến hơn 200.000 con trâu, bò sống và con số này ngày càng tăng.

Được biết, giá thành sản xuất thịt lợn ở Mỹ thấp hơn 20 - 30% so với ở VN. Giá thành 1kg thịt bò Úc nhập về VN để giết mổ sau khi đã trừ các chi phí vận chuyển, thuế, kiểm dịch, nuôi cách ly, giết mổ... khoảng 170.000 - 180.000 đồng/kg, trong khi đó, thịt bò nuôi tại VN có giá hơn 200.000 đồng/kg mà chất lượng lại không bằng. Đó là chưa tính đến khi thuế quan nhập khẩu của tất cả các mặt hàng sẽ đưa về 0%, giá của các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu còn giảm mạnh, tạo điều kiện cho thịt nhập khẩu ồ ạt vào nước ta, và có thể giết chết ngành chăn nuôi trong nước.

“Cởi phí” đã đủ vực dậy ngành chăn nuôi?
Ngành chăn nuôi cần tạo những bước đột phá để hội nhập vào kinh tế thế giới

Theo ông Đoàn Xuân Trúc, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Chăn nuôi VN, ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp, chẳng hạn trong khi một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 con ở Mỹ chỉ cần 1 lao động thì ở VN là hơn 20 người. Chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng giống thấp, dịch bệnh thường xuyên đe dọa, liên kết chuỗi trong chăn nuôi yếu, quá nhiều khâu trung gian và lãi suất ngân hàng cao làm giá thành sản xuất chăn nuôi ở VN cao, khả năng cạnh tranh thấp. Ngoài ra, do đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam cũng phụ thuộc nhiều vào nước ngoài, thời gian gần đây, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn, như khô dầu đậu nành, bột thịt-xương, bột cá. Giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta cũng cao hơn 10% so với nhiều nước trong khu vực.

Vậy làm thế nào để người chăn nuôi dễ thở hơn? Câu hỏi thật đơn giản và có thể liệt kê ra rất nhiều giải pháp như: Mở mang thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư mạnh tay hơn về cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp... Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tìm các giải pháp giảm giá “đầu vào”, hạn chế các khoản phí để giúp nông dân có mức chênh lệch hợp lý giữa giá bán so với giá thành. Từng bước xóa bỏ các khoản thuế, phí, lệ phí vô lý cho nông dân, nông nghiệp.

Liên kết tốt các chuỗi giá trị

“Việc mang danh kiểm dịch để thu phí là không thể chấp nhận được, điều quan trọng là phải tạo điều kiện thông thoáng cho DN hoạt động, mà vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch, chứ không phải vì thu phí thì mới kiểm soát được dịch bệnh”, ông Lịch nói.

Giám đốc một công ty chăn nuôi tại Hà Nội cho hay, do vừa sản xuất con giống vừa kinh doanh nên DN này phải đóng rất nhiều loại phí. Để sản xuất giống, doanh nghiệp cần nhập khẩu gà bố mẹ từ nước ngoài và phải đóng phí kiểm soát dịch bệnh thú y. Trứng gà đẻ ra đem đến nhà máy ấp cũng phải đóng phí, gà con mới nở đem về trại nuôi phải đóng phí. Chưa hết, trong quá trình nuôi, trang trại phải đóng phí bảo vệ môi trường, tiêu độc khử trùng, xử lý động vật chết, phí môi trường, phí chứng nhận trang trại an toàn dịch bệnh...

Khi con gà được đưa đi bán, phải đóng phí kiểm dịch xuất chuồng. Nếu vận chuyển ngoại tỉnh, doanh nghiệp phải đóng phí cho thú y địa phương mà xe chở gia cầm đi qua. Đến cơ sở giết mổ doanh nghiệp lại phải đóng phí vào cửa. Giết mổ xong cũng có phí tem kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm trên mỗi sản phẩm đưa ra thị trường. Đó là chưa kể phí “không tên” trong quá trình vận chuyển. “Sau khi bắt gà từ trang trại cần nhanh chóng đưa vào trung tâm giết mổ, nếu không chúng sẽ chết trên xe. Chỉ cần một khâu nào đó trong quá trình vận chuyển bị chậm lại để kiểm tra giấy tờ khoảng một giờ đồng hồ thì lỗ nặng”, vị giám đốc doanh nghiệp này nói.

Ủng hộ đề xuất của Bộ NNPTNT về việc bỏ 31 phí kiểm dịch, theo Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quan điểm của hiệp hội là bỏ những phí thu không đúng để từ đó gỡ khó cho DN và người dân. Nhiều năm qua việc thu phí kiểm dịch thú y đã diễn ra một cách vô tội vạ, cái gì cũng “đè” ra để kiểm dịch. “Việc mang danh kiểm dịch để thu phí là không thể chấp nhận, điều quan trọng là phải tạo điều kiện thông thoáng cho DN hoạt động, mà vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch, chứ không phải vì thu phí thì mới kiểm soát được dịch bệnh”, ông Lịch nói.

Đề xuất về các giải pháp gỡ khó cho ngành chăn nuôi, theo ông Lê Bá Lịch, chúng ta cần cân đối lại cơ cấu vật nuôi, tăng năng suất, hạ giá thành bằng cách tổ chức quy mô lớn, hiện đại; tổ chức sản xuất theo liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi. Đây là giải pháp quan trọng để bỏ các khâu trung gian nhằm hạ giá thành, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam đề xuất Chính phủ cho áp dụng cơ chế được vay lãi suất ưu đãi và theo chu kỳ sản xuất với các cơ sở sản xuất con giống, chăn nuôi thương phẩm, giết mổ, chế biến...

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

(LĐTĐ) Vàng giao dịch trong phạm vi hẹp trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường cũng trông đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần.
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, thị trường dầu thế giới ghi nhận xu hướng tăng, mặc dù dự báo giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào năm 2025, do nguồn cung dầu mỏ dồi dào. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 69,33 USD/thùng, tăng 0,33%. Giá dầu Brent đạt 72,94 USD/thùng, tăng 0,4%.
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm.
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (4/11), sau nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động