Một con gà “cõng” 14 loại phí: Bộ Nông nghiệp đề xuất “giải cứu”

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định bãi bỏ hàng loạt phí, lệ phí liên quan đến thú y nhằm "giải cứu" cho con gà, quả trứng.
Gà vừa mở mắt đã "còng lưng" gánh phí

Mới đây, tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương – Đoàn đại biểu TP HCM chất vấn hiện tượng 1 con gà thịt chịu 14 loại phí kiểm dịch. Điều này đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng liên quan đến chi phí sản xuất và lưu thông.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, theo Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y ban hành, việc kiểm dịch trứng gia cầm và thu phí kiểm dịch 1 lần tại nơi xuất phát với mức thu phí mức là 4,5 đồng/quả đối với trứng thương phẩm và 5,5 đồng/quả đối với trứng giống, trứng đã ấp…

Một con gà đang phải “cõng” 14 loại phí, lệ phí.
Một con gà đang phải “cõng” 14 loại phí, lệ phí.

Bộ trưởng Phát cũng thừa nhận, có nhiều khoản mục phí cơ quan thú y thực hiện không sai theo những quy định của pháp luật hiện hành nhưng bất hợp lý và cần thiết phải sửa.

Theo đó, ngày 13/6 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chính thức có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị bãi bỏ một số nội dung thu phí, lệ phí trong công tác thú y.

Cụ thể, về thu lệ phí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị bãi bỏ 14 mục thu lệ phí về giấy chứng nhận kiểm dịch. Trong đó có các nội dung như: cấp giấy chứng nhận (GCN) vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; cấp GCN kiểm dịch động vật vận chuyển; bỏ nội dung thu lệ phí cấp GCN kiểm dịch; GCN bệnh phẩm; cấp GCN kiểm dịch vận chuyển.

Đồng thời, bãi bỏ việc cấp lại GCN kiểm dịch do khách hàng yêu cầu; cấp GCN vệ sinh thú y với nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật để bốc xếp; cấp GCN vệ sinh thú y; cấp GCN kết quả kiểm nghiệm thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; cấp giấy phép thay đổi nội dung đơn hàng nhập khẩu thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; cấp GCN phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn xét nghiệm bệnh động vật (đối với một bệnh; hạn hai năm); cấp GCN mậu dịch tự do (FSC) để xuất khẩu; cấp GCN lưu hành thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (cấp mới, gia hạn); cấp GCN sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép lưu hành thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản (quy cách đóng gói), thay đổi nhãn sản phẩm, bao bì; cấp GCN chất lượng thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản.

Về thu phí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị bỏ 4 mục thu phí phòng, chống dịch bệnh cho động vật. Bao gồm: phí vệ sinh khử trùng, tiêu độc; xử lý các chất thải động vật…

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề nghị bỏ 13 mục thu phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại phụ lục Thông tư 04.

Trước đó, người dân và doanh nghiệp cũng đã phản ánh trực tiếp với Bộ trưởng Phát về những quy định trái khoáy như: giấy phép kiểm dịch trứng có giá trị 1 ngày ở Lào Cai, rồi quy định kiểm dịch mật ong, giống thủy sản theo kiểu “ngó qua một cái, cấp cái giấy và thu tiền”. Với hình thức kiểm dịch này, một quả trứng tăng chi phí thêm 5 đồng.

Theo phản ánh, một con gà đang phải “cõng” 14 loại phí, lệ phí. Hiện phí, lệ phí kiểm dịch trên gia cầm còn khá nhiều, đôi lúc trùng lặp làm tăng chi phí sản xuất và lưu thông, đẩy giá bán sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, một quả trứng, con gà do nhiều bộ quản nên dẫn tới tình trạng phí chồng phí đè nặng lên vai người nông dân.

Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời bạn đọc đặt câu hỏi cho buổi Đối thoại “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi cho buổi Đối thoại “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”

(LĐTĐ) Sáng mai (22/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật lao động và an toàn vệ sinh lao động”.
Độc đáo Lễ hội trái cây Nam bộ sắp diễn ra tại TP.HCM

Độc đáo Lễ hội trái cây Nam bộ sắp diễn ra tại TP.HCM

(LĐTĐ) Lễ hội trái cây Nam Bộ lần thứ 20 sẽ khai mạc vào ngày 1/6 và diễn ra đến hết ngày 31/8 tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, đây là một điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 2 năm 2024.
“Trạm cứu hộ trái tim” tập 32: Tình tiết mới khiến khán giả sôi máu

“Trạm cứu hộ trái tim” tập 32: Tình tiết mới khiến khán giả sôi máu

(LĐTĐ) “Trạm cứu hộ trái tim” tập 32 phát sóng vào 21h40 ngày 21/5 trên kênh VTV3 với nhiều tình tiết gay cấn. Trong đó, tình tiết Ngân Hà quyết định từ bỏ vụ kiện với Nghĩa khiến khán giả “sôi máu”.
Tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ được hoạt động

Tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ được hoạt động

(LĐTĐ) Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, việc chia sẻ chuyến đi góp phần làm giảm bớt các phương tiện tham gia giao thông, giảm áp lực cho hệ thống giao thông và giảm ô nhiễm môi trường và là một trong những ví dụ điển hình của kinh tế chia sẻ.
Học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô báo công dâng Bác

Học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô báo công dâng Bác

(LĐTĐ) Ngày 21/5, đoàn học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2023 - 2024 gồm 200 học sinh đã dự Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là những tấm gương tiêu biểu nhất, được lựa chọn từ hơn 2,3 triệu học sinh của các trường học thuộc thành phố Hà Nội.
Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc

Triển lãm di sản Thăng Long - Hà Nội tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Gần 100 tài liệu, hình ảnh của Hà Nội được giới thiệu tới người dân Trung Quốc tại triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ”. Triển lãm nhằm góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Bắc Kinh nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ hợp tác.
Kinh nghiệm triển khai hiệu quả các cuộc thi trực tuyến

Kinh nghiệm triển khai hiệu quả các cuộc thi trực tuyến

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An và LĐLĐ tỉnh Thanh Hoá là hai đơn vị luôn dẫn đầu các cuộc thi trực tuyến do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động trong thời gian qua.

Tin khác

“Bốc thuốc” ổn định thị trường vàng

“Bốc thuốc” ổn định thị trường vàng

(LĐTĐ) Bất chấp mọi nỗ lực của các cơ quan quản lý, giá vàng trong nước vẫn kéo xa khoảng cách với giá vàng thế giới, “một mình thẳng tiến”. Sau 7 phiên đấu giá, bao hy vọng giá vàng sẽ giảm, nhưng thực tế không như kỳ vọng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng cần xác định rõ “vị trí” của vàng để đưa ra giải pháp chính xác và hiệu quả.
Phải kéo giảm giá vàng

Phải kéo giảm giá vàng

(LĐTĐ) Từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 7 phiên đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường. Loại vàng miếng đấu thầu là vàng SJC, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất, hình thức đấu thầu là đấu thầu theo giá.
Bình Dương: Kinh tế trong tháng 4 năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt

Bình Dương: Kinh tế trong tháng 4 năm 2024 tiếp tục tăng trưởng tốt

(LĐTĐ) Trong tháng 4/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bình Dương ước tăng 2,56% so với tháng trước và tăng 7,42% so với cùng kỳ năm 2023.
Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

Yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

(LĐTĐ) Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoàn thành ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ trong tháng 5.
Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

Các hãng hàng không tăng cường bay đêm và sáng sớm để “hạ nhiệt” giá vé

(LĐTĐ) Theo Cục Hàng không, trước việc thuê máy bay bị “vỡ” kế hoạch, các hãng đang tăng chuyến bay đêm và sáng sớm để phục vụ nhu cầu người dân.
Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

Giá vàng bất ngờ tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng nay (20/5), giá vàng trong nước tăng trở lại sau nhiều ngày giảm do tác động của thông tin về thanh tra và đấu thầu vàng miếng. Theo đó, giá vàng miếng SJC quay trở lại lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn hơn 77 triệu đồng/lượng.
Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"?

(LĐTĐ) Năm 2024, giá vàng biến động lớn, có những lúc, giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng. Về mặt lý thuyết, đấu thầu vàng là giải pháp để tăng cung lượng vừa đủ trong dài hạn, qua đó "hạ nhiệt" giá về sát hơn với giá thế giới. Nhưng thực tế, sau 7 phiên đấu thầu kể từ ngày 23/4, giá vàng vẫn đi lên bất chấp diễn biến thế giới, trái ngược với lý thuyết.
Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Đội ngũ nữ trí thức Hà Nội luôn được khuyến khích sáng tạo, đi sâu nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, không chỉ tập trung vào các ngành mũi nhọn, sản xuất, kinh doanh mà còn cả trong công tác quản lý.
Xem thêm
Phiên bản di động