Cổ vũ bóng đá cũng cần ứng xử có văn hóa
Tản mạn về “văn hóa giao thông”: Chuyện đi ngược chiều (Bài cuối) | |
Quyết liệt ngăn chặn ‘hung thần’ quá khổ, quá tải | |
Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hóa |
Sau những trận thi đấu của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại giải AFF Cup 2018, hàng trăm nghìn cổ động viên từ sân vận động Mỹ Đình và những điểm xem bóng đá ngoài trời lại đổ ra đường. Các cổ động viên tỏ ra rất phấn khích bởi đã rất lâu rồi người hâm mộ thể thao Việt Nam mới có những ngày vui tới vậy.
Vì có quá nhiều cảm xúc nên cách ăn mừng của người hâm mộ cũng đặc biệt. Người già, trẻ nhỏ, nam thanh nữ tú thậm chí có người còn đem cả thú cưng ra đường, hòa vào không khí sôi động mừng trận cầu lịch sử của các cầu thủ nước nhà.
Quốc ca và những hô vang: “Việt Nam vô địch, Việt Nam chiến thắng” được cất vang ở những người đủ mọi lứa tuổi, tạo thành những dòng sông đỏ rực trên đường phố.
Thế nhưng, bên cạnh sự ăn mừng chiến thắng văn minh đó không ít người lợi dụng cái cớ “ăn mừng” hay chung vui với chiến thắng để thể hiện sự quá khích.
Hành vi cổ vũ bóng đá nhưng "quên" đội mũ bảo hiểm cần sớm loại bỏ. Ảnh: C.Oanh |
Thông tin từ cơ quan công an cho biết, riêng trong đêm 11/12, sau trận chung kết lượt đi, lực lượng chức năng đã tạm giữ và xử lý hàng trăm vụ việc liên quan đến chạy quá tốc độ, gây rối trật tự công cộng. Không chỉ vậy, một số người còn thích gây sự chú ý bằng cách ăn mặc diêm dúa, hở hang.
Những cuộc tụ tập mang tính chất nguy hiểm, vô tổ chức đã khiến xảy ra những cuộc va chạm giao thông, để lại hậu quả cho những người tham gia giao thông khác.
Chưa hết, ở ngay tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, sau những màn ăn mừng sôi động, các các cổ động viên mải “góp bão” tiến về các khu phố trung tâm nên đã bỏ lại một Mỹ Đình ngập… đầy rác. Từ thùng xốp của những người bán nước, túi bóng, đồ cổ vũ... bị bỏ lại kiến cho cảnh tượng sân vận động trở nên xấu xí.
Đáng nói, mặc cho các phương tiện truyền thông đã nhiều lần phản ánh, tuyên truyền nhưng thực trạng đó vẫn tiếp diễn. Những hành vi vi phạm pháp luật cần được các cơ quan chức năng xử lý thật nặng để răn đe. Người hâm mộ chân chính cần biểu thị thái độ tẩy chay đối với những hành vi phản cảm.
Những hành vi phản cảm, lố bịch, đòi hỏi cần có chế tài xử lý thích đáng. Bởi xét cho cùng, đó không chỉ là sự thái quá, lệch chuẩn về phương diện văn hóa, đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20