Tản mạn về “văn hóa giao thông”: Chuyện đi ngược chiều (Bài cuối)
Tản mạn về “văn hóa giao thông”: Chuyện sang đường (Bài 4) | |
Tản mạn về “văn hóa giao thông”: Chuyện còi xe trên phố (Bài 3) | |
Chuyện cái vạch dừng | |
Tản mạn về “văn hóa giao thông” |
“Mắt mù à, đền đi!”
Cơ quan tôi nằm trên một tuyến phố ngược chiều, vì thế được chứng kiến khá nhiều chuyện quanh con phố ngược chiều này. Từ nhà tôi đến cơ quan là chiều thuận, còn khi từ cơ quan về nhà là chiều ngược nên phải đi vòng một đoạn khá xa. Mỗi lần đi vòng ấy, tôi lại được chứng kiến cảnh đi ngược chiều. Tôi đã định kết thúc chuỗi bài “Tản mạn văn hóa văn thông”, để bàn những văn hóa khác trong ứng xử, nhưng vừa tối qua thôi, tôi lại thay đổi quyết định để bàn thêm về chuyện ngược chiều.
Số là trực đêm ở cơ quan xong tôi lái xe về nhà, trên cái đoạn đi vòng của tuyến phố ngược chiều ấy, tôi bắt gặp khá nhiều xe máy đi ngược chiều. Thôi thì cũng thông cảm, chắc nhà họ ở giữa phố, về nhà mà đi vòng như tôi thì cũng “oải”, thế nhưng, huỵch một cái, tôi phanh gấp xe, rất may mà phanh kịp không thì lôi thôi rồi. Trước mặt tôi là chiếc xe máy do một thanh niên điều khiển đi ngược chiều. Tưởng mọi việc thế cũng là ổn, xe tôi “bị thương” một chút, không sao.
Ảnh minh họa. |
Cả xe máy và chàng thanh nên nọ đều bình an. Nhưng không, chàng thanh niên sấn xổ bước đến cửa xe tôi đòi mở cửa để ăn thua. Tôi hạ kính lái xuống, chưa kịp nói “Cậu đi ngược chiều, tôi không đền là may, còn muốn gì nữa”, thì cậu ta đã trợn mắt: “Mắt mù à, xe người ta lù lù như thế mà đâm được, đền đi”. Tôi thoáng giật mình, thôi chết khéo vớ phải mấy anh tạo tình huống để ăn vạ thì gay, rồi bình tĩnh phân tích sai, đúng cho cậu ta hiểu. Không ăn thua, cậu ta vẫn cương quyết đòi tôi bồi thường. Phải đến khi tôi nói, nếu vậy gọi công an đến giải quyết, cậu ta mới dựng xe tiếp tục hành trình ngược chiều của mình.
Đem chuyện này kể với mấy bác hàng xóm, được các bác thông cảm: “Thôi, thế là ông còn may chán, khối người gặp trường hợp y hệt như thế còn bị uýnh, bị mày tao chí tớ, uất nghẹn hơn ông nhiều”. Hóa ra từ lâu đã có chuyện cái sai lấn át cái đúng, nó được thể hiện rõ nhất qua câu chuyện tôi vừa kể. Tôi nghĩ hiện tượng này nằm ngoài phạm trù “văn hóa giao thông”, nghĩa là đi ngược chiều chỉ để cho tiện. Sai mà gây gổ với người đúng, đó là hành động bạo lực và suy giảm đạo đức của một số thanh niên bây giờ.
Quanh cái barie
Khi biết tôi có ý định viết tản mạn về “văn hóa giao thông”, có người bảo: “Muốn đo đếm văn hóa giao thông ra sao, cứ nhìn vào những điểm barie chắn tầu ấy”. Ừ nhỉ, từ nhà tôi đến cơ quan, mỗi sáng đi làm đều phải qua một điểm chắn tầu, hôm nào gặp đúng thời điểm có đoàn tầu đi qua, là tha hồ hỗn loạn giao thông. Nếu như ai cũng chấp hành đúng luật “đi bên phải của mình” thì đâu nên nỗi. Đằng này, khi cái barie hạ xuống là một khoảng trống mênh mông bên trái, vậy là các xe máy, xe đạp cứ rào rào tiến lên sao cho càng sát với cái barie càng tốt.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, lỗi đi ngược chiều được xác định khi người điều khiển xe có hành vi đi ngược chiều trên đường một chiều và đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều". Cụ thể, mức phạt với từng loại phương tiện như sau: Đối với xe ô tô đi ngược chiều sẽ, theo Điều 5 Nghị định này sẽ bị phạt tiền từ 800 nghìn - 1,2 triệu đồng. Trên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 7 - 8 triệu đồng (trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định). Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe từ 4 tới 6 tháng. Đối với xe máy đi ngược chiều, theo Điều 6 Nghị định này sẽ bị phạt từ 300 - 400 nghìn đồng. Nếu vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì còn bị tước Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng. |
Ít có người chịu nối vào sau dòng xe bên đường của mình. Tôi biết có nhiều người muốn đi đúng phần đường của mình, nhưng cứ thấy các xe khác nhoi lên, rồi những xe nhoi lên ấy lại được vượt mặt mình và nhiều phương tiện đi đúng luật khác để “về đích” thì cũng bất công quá, thành ra không đừng lòng được cũng nhoi lên theo. Cứ thứ tự nối vào dòng xe bên phần đường của mình có mà “dở hơi”. Vậy là một “trận chiến” xảy ra khi chiếc barie được nâng lên. Khen thay cho ai từ xa xưa đã viết nên câu chuyện ngụ ngôn “dê đen, dê trắng”.
Chuyện kể rằng: “hai con dê, một con dê đen và một con dê trắng cùng lúc đi ngược chiều nhau để qua cầu. Cầu thì hẹp nhưng không con nào chịu nhường con nào nên chúng ra sức húc nhau, cuối cùng cả hai đều rơi tỏm xuống nước...”. Con đường đi hai chiều mà xe của cả hai bên cái barie đều biến nó thành con đường đi một chiều. Hai dòng xe bên lề trái của hai bên đều cố len lên để ngoặt sang bên phải, thành ra tắc nghẽn bởi dê đen, dê trắng chả ai chịu ai. Những xích mích, những chửi thề xuất hiện thường xuyên tại đây.
Một hình ảnh giao thông thật nhếch nhác, rất cần được khắc phục. Đáng lo hơn là đem chuyện này, với câu hỏi “nếu là bạn, bạn có len lên lề bên trái tại barie không?”, đa số trả lời “chắc cũng phải len lên thôi, biết là như thế sẽ ảnh hưởng đến nhiều phương tiện khác, nhưng không có công an, người vi phạm lại đi được nhanh hơn, tội gì”. Không có công an, câu nói ấy của một số người cứ khiến tôi suy nghĩ mãi, giá như tại những điểm nóng thế này có sự xuất hiện của công an; giá như mỗi người đều tự giác chấp hành luật Giao thông, không cần phải công an điều khiển; giá như… thì mỗi lần đứng trước cái barie chắn tàu lại thành dịp để nhiều người thư thái thả hồn theo những con tàu đầy ắp tình cảm, gắn với những câu thơ sống mãi với thời gian của cố thi sĩ Nguyễn Bính “…Những chiếc khăn màu thổn thức bay/Những bàn tay vẫy những bàn tay/Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt/Buồn ở đâu hơn ở chốn này…”
Không được đi thì dắt
Có dạo đoạn đầu đường Nguyễn Khuyến nối với phố Hai Bà Trưng cấm đi ngược chiều, thế là người ta thấy các xe máy, xe đạp thi nhau dắt bộ, bởi ai cũng nghĩ dắt bộ một đoạn còn hơn là đi vòng mất thời gian. Hành động tưởng chừng không vi phạm ấy lại khiến cho việc cấm đi ngược chiều ở đoạn đường này trở nên vô nghĩa. Luật cấm đi ngược chiều chứ đâu có cấm dắt ngược chiều, thành ra các xe từ chiều ngược lại coi như vẫn đi một chiều, vì phần đường bên trái các xe đang dắt có khác nào đang lưu thông.
Gần đây, mỗi sáng, trên đoạn đường kéo dài chừng 400 mét từ nút giao Tố Hữu - Trung Văn (quận Hà Đông), hàng trăm người dân lại cùng nhau dắt xe máy ngược chiều trên vỉa hè. Lý do là sau thời gian tăng cường lực lượng tại điểm nóng giao thông này, để tránh bị thổi phạt, người dân "né" chốt cảnh sát bằng cách dắt bộ. Thay vì phải đi vòng một quãng đường xa, họ chọn đi ngược chiều như vậy để tiết kiệm thời gian. Tình trạng này diễn ra từ 6h sáng đến 8h30 hàng ngày.
Người dân vô tư mặc định đây là "con đường tắt" thân quen mỗi ngày nếu không muốn "hoà" vào dòng người đang cố nhích từng tí một bên kia đường. Nếu không chọn giải pháp này, họ thường mất khoảng 15 đến 20 phút để băng qua được nút giao thông thường xuyên ùn tắc. Trước tình trạng người dân rồng rắn dắt xe bộ ngược chiều, lực lượng cảnh sát giao thông cho biết chưa có chế tài nào áp dụng để xử phạt. Riêng những trường hợp bất chấp điều khiển xe chạy ngược chiều trên vỉa hè sẽ bị lập biên bản và xử phạt hành chính.
Tình trạng đi ngược chiều đã trở nên quá “thân quen” trên đường phố. Không nói ai cũng biết hệ lụy của việc đi ngược chiều là rất nghiêm trọng, nhẹ thì gây ách tắc giao thông, nặng thì gây tai nạn . Trong thực tế đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng chết người cũng chỉ vì đi ngược chiều. Mới đây, một đoạn video được đăng tải lên mạng xã hội cho thấy một phụ nữ ngang nhiên đi ngược chiều trong hầm Kim Liên, Hà Nội. Trớ trêu thay, không chỉ "một mình một ngựa", người phụ nữ này còn kéo theo cả một xe thồ hàng cồng kềnh phía sau, khiến giao thông ách tắc. Cả đoàn ô tô, xe máy kéo dài hàng chục mét phải nhích từng chút một để mở đường cho thủ phạm vi phạm luật giao thông.
Điều khó hiểu là trong khi làn phải đường vẫn thông thoáng, người phụ nữ vẫn cố tình đi vào làn đường ngược chiều. Một số người sau khi xem xong đoạn video nhận định, có lẽ người này ngại quay đầu xe tại ngã tư hoặc sợ đi qua bốt cảnh sát giao thông nên mới liều như vậy. Rõ ràng việc kéo theo chiếc xe thồ phía sau là không hợp pháp và có thể gây nguy hiểm cho cả người đi đối diện và người điều khiển phương tiện này.
Chuyện về đi ngược chiều hẳn sẽ còn dài dài, nếu như mỗi người không tự xây dựng “văn hóa giao thông” cho mình. Mong rằng những hậu quả mà đi ngược chiều gây ra sẽ giúp mỗi người khi tham gia giao thông “tẩy chay” đi ngược chiều.
Thiện Vi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42
Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết
Giao thông 17/12/2024 11:36