Có nên mở rộng hình thức tố cáo?
Xử lý dứt điểm khoản nợ của ngân sách nhà nước đối với Quỹ bảo hiểm xã hội | |
Cần thiết sửa đổi Luật Công an nhân dân | |
Nhiều ý kiến băn khoăn |
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Thủy - Hậu Giang, về hình thức tố cáo quy định tại Điều 22 của dự thảo luật, hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng nên giữ như dự thảo luật và cũng có quan điểm cho rằng nên giữ như luật hiện hành, tức là chúng ta tiếp tục chấp nhận bằng hình thức tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp.
Việc mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại... cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tố cáo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cũng rất nhiều trường hợp lợi dụng các hình thức này hay hình thức khác để gây rối hay tố cáo sai sự thật...
Do vậy, bên cạnh chúng ta mở rộng các hình thức tố cáo thì chúng ta cũng phải có biện pháp ngăn ngừa lợi dụng quyền tố cáo để gây rối hay gây khó khăn, phức tạp cho cơ quan quản lý nhà nước. So sánh giữa việc mở rộng hình thức tố cáo theo như dự thảo luật và việc giữ như hình thức tố cáo theo luật hiện hành, tôi đề nghị nên giữ như luật hiện hành.
Đại biểu Trần Hồng Hà - Vĩnh Phúc, cũng bày tỏ quan điểm đồng tình. Theo đại biểu, tôi đề nghị giữ nguyên 2 hình thức tố cáo của Luật Tố cáo hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Mặt dù dự thảo luật đã bổ sung một số quy định chặt chẽ hơn về thủ tục tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố cáo nhưng việc mở rộng, bổ sung thêm các hình thức tố cáo như tố cáo qua bản fax, thư điện tử và qua điện thoại cần được nghiên cứu, cân nhắc một cách thận trọng, kỹ lưỡng, phù hợp với tình hình chung, bảo đảm tính khả thi.
Toàn cảnh Phiên thảo luận về Dự án Luật Tố cáo sửa đổi (ảnh: Quochoi.vn) |
“Quyền tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định, nhưng trong mọi trường hợp người tố cáo đều phải chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo của mình. Pháp luật phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo, nhưng cần thiết phải có các biện pháp để hạn chế, ngăn chặn việc lợi dụng quyền tố cáo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Dự thảo luật đã quy định cụ thể về thủ tục tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố cáo của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Nếu mở rộng hình thức tố cáo sẽ làm phát sinh nguồn lực, chi phí, thời gian gây khó khăn phức tạp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý thông tin tố cáo trước khi quyết định thụ lý, giải quyết tố cáo”, đại biểu Trần Hồng Hà cho biết.
Đại biểu Lê Thị Yến - Phú Thọ, chia sẻ: Việc mở rộng hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại đòi hỏi mức độ tin học hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước phải đạt đến một trình độ nhất định.
Tuy nhiên, thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của ta hiện nay còn chưa đáp ứng các yêu cầu đặt ra, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa hoặc vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Đồng thời nếu đưa ra phương án mở rộng hình thức tố cáo thì cần phải đánh giá tác động bổ sung về tính khả thi và mức độ đáp ứng, đặc biệt là từ phía các cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, việc mở rộng hình thức tố cáo như đề xuất trong dự thảo luật thì cần được quy định một cách đồng bộ với việc đổi mới hình thức tiếp nhận, xử lý thông tin ban đầu, thụ lý, xác minh, kết luận, rút tố cáo, công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Nhìn chung phải có một quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo qua mạng thông tin điện tử hoặc trên môi trường số. Tuy nhiên, dự thảo luật chưa có phương án cụ thể để xử lý vấn đề này. Do vậy, việc thực hiện sẽ khó khả thi, hơn thế nếu không đổi mới về trình tự, thủ tục giải quyết cho phù hợp thì chưa phát huy được yếu tố tích cực, khi đề xuất mở rộng hình thức tố cáo.
Còn đại biểu Hồ Thị Cẩm Đào - Sóc Trăng, thì cho rằng: Hiện nay rất khó kiểm soát người gửi tố cáo qua máy fax, dịch vụ ngoài xã hội hoặc lập thư điện tử ảo, dùng sim rác, trong khi tố cáo trực tiếp hoặc gửi văn bản đều có địa chỉ, ký tên rõ ràng thì tố cáo qua các phương tiện điện tử, nhất là điện thoại rất khó chứng minh thông tin về người tố cáo.
Bên cạnh đó, do tố cáo được thực hiện thông qua thư điện tử, fax, điện thoại, trong nhiều trường hợp rất khó xác định người tố cáo là ai nên có thể tạo ra kẽ hở để một số người lợi dụng quyền tố cáo để vu cáo, vu khống, xúc phạm danh dự của người khác, họ tung tin về một người A hoặc người B nào đó có vi phạm pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự thậm chí là sinh mệnh chính trị của người bị tố cáo sau đó mới phát hiện tố cáo sai, tố cáo không xác định được người tố cáo. Lúc đó hậu quả thiệt hại đã xảy ra rồi thì việc khắc phục hậu quả đó ra sao cũng là vấn đề rất khó xử lý.
Điều nữa, dự thảo luật quy định nhiều chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo trước khi quyết định thụ lý tố cáo đều phải xác minh thông tin, địa chỉ, nhân thân của người tố cáo. Nếu mở rộng tố cáo qua fax, điện thoại, tư điện tử thì các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải công bố địa chỉ, trụ sở, số fax, điện thoại để tiếp nhận tố cáo. Phải có kinh phí, nhân lực và phương tiện để xác minh thông tin ban đầu đối với người tố cáo qua các phương tiện điện tử theo tôi là rất phức tạp và rất tốn kém. Do đó, chúng ta chưa nên mở rộng hình thức tố cáo. Trước mắt nên tập trung giải quyết tốt đối với việc tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49