Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Nhiều ý kiến băn khoăn

Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là dự án luật khó, có nhiều chính sách mới mang tính thử nghiệm, đột phá khác với pháp luật hiện hành. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, nhiều đại biểu quốc hội đã bày tỏ quan điểm làm rõ thêm các vấn đề về cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy tiềm năng thế mạnh của đặc khu. Lao động Thủ đô xin trích đăng ý kiến một số đại biểu.
nhieu y kien ban khoan Hoàn thiện dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
nhieu y kien ban khoan Giao quyền đặc biệt, cơ chế kiểm soát cũng phải đặc biệt

Đại biểu Võ Thị Như Hoa - TP Đà Nẵng

nhieu y kien ban khoan

Điều 22 dự thảo luật quy định về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục rút gọn, theo đó đối với mỗi nhóm dự án thì Chủ tịch UBND đặc khu chỉ thực hiện đánh giá một số nội dung nhất định quy định tại khoản 4 Điều 21 dự thảo và một số nội dung không cần phải đánh giá. Việc thực hiện theo thủ tục rút gọn là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu sớm triển khai dự án đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư dự án mới là điều quan trọng, khâu tiền kiểm là hết sức quan trọng, do đó cần có sự đánh giá kỹ lưỡng trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Vì vậy không nên chỉ vì để đảm bảo tiến độ mà không đánh giá đầy đủ tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, điều này có thể dẫn đến dự án không thể triển khai được do nhà đầu tư không đủ năng lực, hoạt động đầu tư không hiệu quả, thậm chí gây ra những hệ lụy nhất định. Việc loại bỏ nội dung đánh giá nào cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Tại khoản 1 Điều 22 đối với dự án đầu tư không đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho thuê mặt nước, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện đánh giá nội dung quy định tại các điểm c, d, e, g, k khoản 4 Điều 21 luật này. Điều này có nghĩa là không cần phải đánh giá về thông tin nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án, khả năng tạo ra việc làm và đóng góp ngân sách nhà nước của dự án, đánh giá về công nghệ đối với dự án có khả năng sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, việc không đánh giá đầy đủ những nội dung này mà đã quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là không đảm bảo vì những nội dung này rất cần thiết để có cơ sở cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giả sử không đánh giá thông tin về nhà đầu tư thì làm sao có thể khẳng định nhà đầu tư có đủ năng lực, điều kiện, tư cách pháp lý để thực hiện dự án đầu tư hay không. Không đánh giá mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án thì làm sao có thể biết được mục tiêu dự án có phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của đặc khu, làm sao biết được địa điểm thực hiện dự án có phù hợp với quy hoạch hay không. Nếu không đánh giá về công nghệ thì làm sao biết được công nghệ đó lạc hậu hay tiên tiến, có bị hạn chế chuyển giao hay không, một khi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư có quyền thực hiện dự án đầu tư với những nội dung đã thể hiện trong giấy chứng nhận, khi đó nếu việc thực hiện dự án không đúng như quy định, định hướng phát triển của đặc khu gây ra những hệ lụy cho xã hội thì sẽ phải xử lý như thế nào.

Chính vì vậy, đối với những trường hợp này, chỉ những nội dung không cần thiết đánh giá, không ảnh hưởng tới dự án thì mới không đánh giá, còn những nội dung có liên quan thì đều phải đánh giá. Ví dụ như thông tin về nhà đầu tư là nội dung cần thiết phải đánh giá đối với mọi dự án, dự án không sử dụng đất thì có thể không cần đánh giá nội dung liên quan đến sử dụng đất. Do vậy, nên quy định việc thực hiện thủ tục rút gọn theo hướng rút ngắn thời gian, thực hiện đồng bộ đồng thời nhiều nội dung chứ không nên lược bỏ nội dung đánh giá. Đề nghị xem xét tương tự đối với các trường hợp còn lại tại Điều 22 của dự thảo.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Bắc Kạn

nhieu y kien ban khoan

Tôi xin phát biểu về các cơ quan tư pháp trong dự thảo luật, dự thảo đã được chỉnh lý theo hướng đối với các vụ án dân sự thì tăng cơ bản thẩm quyền cho tòa án đặc khu. Theo đó hầu hết các vụ án đang thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp tỉnh hiện nay sẽ được chuyển xuống cho tòa án đặc khu giải quyết. Đối với các vụ án hình sự thì dự thảo quy định tòa án đặc khu có thẩm quyền xét xử các tội phạm đến 15 năm tù. Chúng tôi nhận thấy quy định như trên phù hợp. Tuy nhiên, đối với các vụ án hành chính nói nôm na các vụ án dân kiện chính quyền thì dự thảo cơ bản không tăng thẩm quyền cho tòa án đặc khu mà giữ như thẩm quyền của tòa án cấp huyện hiện nay. Theo đó mọi khiếu kiện của người dân đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND và Chủ tịch UBND đặc khu sẽ do tòa án cấp tỉnh giải quyết, tòa án đặc khu không có thẩm quyền giải quyết loại việc này. Chúng tôi nhận thấy quy định này cần phải được xem xét trên nhiều khía cạnh.

Cùng với sự phát triển năng động của các đặc khu thì cũng dự báo sự gia tăng lớn các vụ án dân sự, các vụ án hành chính, nhất là các vụ án liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, bồi thường dự án... Theo số liệu thống kê trong 3 năm từ 2015 tới nay số lượng các quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND và Chủ tịch UBND cấp huyện bị khiếu kiện đến tòa tăng mạnh. Trong 3 đơn vị mà Quốc hội đang thảo luận ngày hôm nay thì đáng lưu ý của huyện Phú Quốc tăng gần gấp 2 lần. Trong khi đó dự thảo chỉ đặt vấn đề tăng thẩm quyền cho tòa án đặc khu đối với các vụ án dân sự, không tăng thẩm quyền đối với các vụ án hành chính và điều này sẽ dẫn đến một thực tế là với các vụ án dân sự thì tòa án đặc khu thậm chí có cả quyền giải quyết các vụ án liên quan đến bắt giữ tàu bay quốc tế là loại việc rất phức tạp, trong khi đó với các vụ án hành chính tòa án đặc khu lại không có cả quyền giải quyết các khiếu kiện đối với UBND và Chủ tịch UBND đồng cấp hành chính với mình.

Bên cạnh đó, nếu lấy lý do cho rằng việc giao cho tòa án đặc khu thẩm quyền giải quyết các vụ án, các khiếu kiện đối với UBND và Chủ tịch UBND cùng cấp có thể sẽ ảnh hưởng tới tính vô tư khách quan thì sẽ không thể giải thích được việc, pháp luật hiện hành cũng đang giao cho 63 tòa án cấp tỉnh giải quyết các khiếu kiện đối với UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh và lập luận này cũng chưa phù hợp với chủ trương của Đảng tại Văn kiện Đại hội XII và Nghị quyết Trung ương số 11, đó là cho phép thực hiện thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới tổ chức bộ máy, trong đó có bộ máy các cơ quan tư pháp.

Đại biểu Mai Sỹ Diến - Thanh Hoá

nhieu y kien ban khoan

Dự thảo lần này tôi thấy đã được tiếp thu, bổ sung, sửa đổi những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau một cách nghiêm túc, thận trọng, luật được trình bày khá cụ thể và rõ ràng. Tôi nhận thức là phải làm chặt chẽ, vững chắc, thận trọng, nhưng không vì thận trọng mà không làm. Chúng ta làm để cải cách về thể chế nhằm đổi mới và đột phá về kinh tế trong những năm tới, những cơ chế chính sách trong dự thảo luật, tôi thấy đảm bảo tính vượt trội, tính cạnh tranh quốc tế, đúng với Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu, bảo đảm quốc phòng an ninh, hài hòa lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp và lợi ích của người dân. Điều này báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước phiên họp cũng rất cụ thể. Tôi thống nhất thông qua dự án luật tại kỳ họp thứ 5 và xin tham gia bổ sung thêm một số ý kiến như sau:

Thứ nhất, về tổ chức chính quyền địa phương, đơn vị đặc khu, tôi thống nhất việc dự thảo luật đưa phương án tổ chức chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tại 3 đơn vị đặc khu với yêu cầu xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, đảm bảo không có quá nhiều cơ quan tham gia vào việc quản lý đơn vị đặc khu, đảm bảo yêu cầu thử nghiệm cải cách tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị với cơ chế Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đặc khu do Chủ tịch Ủy ban tỉnh giới thiệu, Hội đồng nhân dân đặc khu bầu, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu. Mô hình này đảm bảo kiểm soát quyền lực nhưng vẫn phát huy tập chung quyền lực đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu. Bảo đảm thẩm quyền quyết định quản lý toàn diện xã hội, điều hành hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội. Bố trí như thế bảo đảm được sự cải cách về thể chế hành chính và tổ chức chính quyền địa phương, bộ máy có đủ thẩm quyền để kịp thời xử lý giải quyết các thủ tục hành chính, xử lý những vấn đề vướng mắc của nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân một cách nhanh gọn, phù hợp với yêu cầu đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị đặc biệt.

Thứ hai, tại khoản 5 Điều 3 và khoản 4 Điều 16 quy định giải ngân theo đúng tiến độ cam kết nhưng không quá thời hạn quy định kể từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tôi thấy cần nghiên cứu quy định cụ thể theo hướng giải ngân theo đúng tiến độ cam kết nhưng không quá thời hạn quy định kể từ khi cơ quan nhà nước bàn giao ít nhất 50% mặt bằng sạch để nhà đầu tư thi công công trình. Bởi vì, từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đến khi bàn giao mặt bằng sạch để nhà đầu tư thi công công trình trong thực tế có khoảng cách rất lớn gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Thứ ba, đối với thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh. Tại khoản 1 Điều 32, về quản lý sử dụng đất tại đặc khu, tôi thống nhất quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm. Trường hợp đặc biệt thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tôi thống nhất quy định trên, vì đây là trường hợp đặc biệt Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thể chế nước ta có sự lãnh đạo của Đảng, Bộ Chính trị phải có ý kiến, Chính phủ phải có ý kiến trước khi Thủ tướng quyết định. Trường hợp đặc biệt sẽ không nhiều nhưng cần thiết phải có đặc biệt.

Thứ tư, tại khoản 3 Điều 39 về ngân sách đặc khu quy định: Ngân sách Nhà nước để lại toàn bộ số tăng thu nội địa tại địa bàn đặc khu trong thời gian 10 năm. Số thu nội địa quy định tại khoản này không bao gồm số thu từ tiền sử dụng đất. Tôi đề nghị số tăng thu nội địa bao gồm cả số thu từ tiền sử dụng đất nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo khai thác các nguồn thu nội địa, trong đó có nguồn thu từ tiền sử dụng đất tại đặc khu để có nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn đặc khu...

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - TP Hà Nội

nhieu y kien ban khoan

Liên quan đến tính khả thi của dự án, tôi xin phép đề cập đến một số vấn đề như sau. Thứ nhất, về nguồn lực thực hiện. Hiện nay, theo ước tính để đầu tư cho 3 đặc khu chúng ta cần xấp xỉ khoảng 1.500.000 tỷ đồng. Một tín hiệu đáng mừng là vai trò của các thành phần kinh tế khác được phát huy trong việc phát triển các đặc khu. Tuy nhiên với tính chất đặc thù của cả 3 đặc khu về kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh, chúng tôi hiểu rằng có những công trình, có những dự án, có những hạng mục mà không thể thiếu được bàn tay nhà nước. Vai trò của ngân sách nhà nước là bắt buộc. Chính vì vậy, bài toán đặt ra, phải đưa ra một phương án tài chính hợp lý. Trong tổng số nguồn lực ấy, nhà nước sẽ phải đầu tư bao nhiêu, tính khả thi của phương án huy động nguồn lực thực hiện, thời gian thực hiện. Có một nguyên tắc, mọi khoản chi đều phải có trong dự toán. Đó là nguyên tắc Hiến định. Chính vì vậy, chúng tôi cũng muốn rằng, các quy định của luật phải được đặt trong mối quan hệ tổng thể với kế hoạch tài chính trung hạn, kế hoạch đầu tư công trung hạn để đảm bảo tính khả thi.

Một vấn đề tiếp theo liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, trong quy định của dự thảo luật quy định Chủ tịch UBND có quyền thu hồi đất. Thực tế thời gian qua chúng ta cũng thấy đó là vấn đề khiếu kiện kéo dài đối với việc thu hồi đất và chúng tôi cũng mong muốn trong dự thảo luật đi đôi với quy định quyền lực của cá nhân Chủ tịch UBND thì cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, cần làm rõ các cơ chế để đảm bảo quyền lợi của người có đất bị thu hồi.

Một vấn đề khác tôi rất quan tâm đó là nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch đặc khu trong lĩnh vực đầu tư công. Hiện nay theo quy định dự thảo thì Chủ tịch đặc khu có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm A. Tuy nhiên, theo Điều 8 của Luật Đầu tư công thì dự án nhóm A có những đặc thù hết sức quan trọng gắn liền với môi trường, với chính trị, với an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy chúng ta nên cân nhắc việc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định đối với các dự án nhóm A, nhất là các dự án sử dụng nguồn lực từ phía ngân sách nhà nước.

Một vấn đề khác liên quan đến việc quyết định các dự án đầu tư, theo Điều 69 của dự thảo luật thì Chủ tịch đặc khu có thẩm quyền vừa lập dự án, vừa thẩm định dự án, vừa phê duyệt dự án, vừa ký kết thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức tại đặc khu. Chúng tôi thấy đây là một quy trình và có nhiều công đoạn khác nhau và hiện nay chúng ta đang thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau và nếu như chúng ta chỉ giao cho một cá nhân thực hiện toàn bộ quy trình này có lẽ sẽ không đảm bảo tính khách quan cũng như tính hợp lý và rất có thể có những trường hợp gây thất thoát trong ngân sách nhà nước. Chính vì vậy chúng tôi đề nghị cân nhắc để đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư công.

Cuối cùng, liên quan đến phương án lựa chọn nhà thầu, chúng tôi thấy luật giao cho Chủ tịch UBND đặc khu toàn quyền lựa chọn nhà thầu, tuy nhiên tôi đề nghị làm rõ thẩm quyền đấy phải gắn với quy định của Luật Đấu thầu có những nguyên tắc cơ bản chúng ta vẫn phải thực hiện, có những trường hợp chỉ định thầu, có những trường hợp đấu thầu tập trung, đó là những ý chúng tôi nghĩ cần phải cân nhắc tính toán để đảm bảo tính hợp lý.

Võ Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động