Chuyện về một lớp học đặc biệt của “các bà, các mẹ”
Lớp học tình thương của thầy giáo 84 tuổi | |
Lớp học xóa mù chữ cho chị em vùng cao |
“Thầy giáo” của của các cụ, các mẹ
Chúng tôi tìm đến lớp học xóa mù chữ do thầy giáo Huỳnh Văn Hưng phụ trách trong một buổi tối thứ 2 đầu tuần. Bước vào lớp học, chúng tôi hết sức xúc động khi chứng kiến các bà, các mẹ dù đã lớn tuổi, nhiều người nay đã có cháu nhưng vẫn kiên trì đến lớp học để đánh vần từng mặt chữ.
Là con em của quê hương, và cũng là người đi đầu trong các phong trào, để mở ra lớp học ngày hôm nay. Tham gia giảng dạy lớp học xóa mù chữ cho bà con hàng ngày dù nắng hay mưa, thầy giáo Hưng vẫn đều đặn 1 tuần 3 buổi vượt 20km từ thành phố Huế để mang con chữ đến với các học viên.
Các học viên tham gia học tại lớp học xóa mù chữ tại thôn Cự Lại Đông, xã Phú Hải (Phú Vang - TT.Huế). |
Qua chia sẻ, thầy Huỳnh Văn Hưng (hiện là giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phú Vang, phụ trách trên địa bàn thôn Cự Lại Đông) cho biết : “ Lớp học bắt đầu từ ngày 9/11/2015, thời gian học từ 19 giờ đến 21 giờ, những đầu tiên bắt đầu mở lớp học này, gặp vô vàn khó khăn, nhất là từ phía những học viên vì họ vẫn còn e dè lắm. Cũng nhờ sự phối hợp của các ban ngành địa phương, nhất là chi hội phụ nữ thường xuyên vận động những người không biết chữ tìm đến để theo lớp, cho đến bây giờ lớp học đã có trên 40 thành viên tham gia học. Cứ mỗi khóa học, các học viên được Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Phú Vang hỗ trợ thêm về sách, vỡ, bút để các học viên có thêm tinh thần gắn bó với lớp học…”
Được biết, thôn Cự Lại Đông có 45 hộ là dân vạn đò được đưa lên định cự sau trận lũ lịch sử năm 1999. Trong số đó, có hơn 95% phụ nữ không hề biết chữ. Ngoài ra số dân cũ trong thôn trước đây, đa phần vẫn có chung tình trạng mù chữ như vậy. Để vận động bà con theo học, đó là một nỗ lực rất lớn của trung tâm, cũng như sự phối hợp các ban ngành địa phương. Bởi, trong quá trình thành lập, cũng như trong suốt quá trình dạy học, lớp đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Không ít học viên có độ tuổi ngoài 50, rất khó khăn để hướng dẫn lại từ đầu cho các cụ, các mẹ được. Tuy việc cầm bút, giấy ban đầu đó đã khó khăn, nhưng bên ngoài còn nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau, nhất là những mặc cảm xã hội lại càng thêm phần khó khăn hơn nữa.
Các bà, các mẹ đang chăm chú luyện đọc. |
Những ngày này, nắng hè gay gắt, miền Trung khác nào đang nằm trong chảo lửa, đến 8 giờ tối rồi mà trong căn phòng chật, giảng đường của thầy giáo Huỳnh Văn Hưng vẫn hừng hực hơi nóng. Thầy giáo Hưng vuốt vội giọt mồ hôi, rồi đến từng bàn của một số cụ bà đã lớn tuổi mới tham gia học, để ân cần chỉ từng mặt chữ cho các cụ. “Làm thầy nhưng phải thật nhẹ nhàng và lễ phép với học viên thì khó lắm các anh, nhưng rồi cũng quen bởi các bà, các mẹ ở đây dễ gần lắm. Họ cũng hiểu cho mình nên bỏ qua cho những lúc làm phật ý họ, cũng vì mục đích cuối cùng là biết đọc, viết, biết tính toán làm ăn mà thôi”, Thầy giáo Hưng tâm sự.
Bên cạnh đó, thầy Huỳnh Văn Hưng luôn biết cách không tạo áp lực cho các cụ, các mẹ và kiên trì chờ các cụ bà đã thông hiểu hết rồi thì mới tiếp tục truyền đạt, hướng dẫn mặt chữ tiếp theo. Để chất lượng giảng dạy có hiệu quả cao hơn, đôi lúc thông qua buổi học thầy Hưng cũng đã lồng ghép những câu chuyện vui để các bà, các mẹ dễ hiểu hơn.
Bỏ qua tuổi tác để đến với con chữ
Sau giờ tan lớp, hỏi ra thì mới biết, ước muốn ban đầu của các bà, các mẹ thật đơn giản là học để biết kí tên khi ra xã, phường và để không phải dùng tay lăn dấu như trước nữa, hay đọc cho con, cháu mình nghe những câu chuyện trên sách vở, có khi chỉ là học cho biết chữ để đi hát karaoke giải khuây cùng bạn bè... Nhưng tất cả những ước mong giản đơn đó đều xuất phát từ yêu cầu thực tế trong cuộc sống của một xã hội đang tiến dần đến văn minh.
Cụ Trương Thị Lý, năm nay đã 62 tuổi, nhưng vẫn không ngại đến lớp để đánh vần con chữ. Cụ lý hồ hởi tâm sự: “Tui lúc trước muốn học để biết chữ lắm, nhưng gia đình lúc đó không có điều kiện để học, rồi đi lấy chồng thì phải nuôi con nữa lấy mô thời gian để học. Bây chừ tui cũng như các chị em vui lắm khi có lớp học ni mở ra”.
Thầy giáo Huỳnh Văn Hưng đang tận tình hướng dẫn mặt chữ cho những học viên trong lớp. |
Một cụ bà đi bên với tóc đã ngã bạc tiếp lời cụ Lý: “ Mấy chú biết không chị em chúng tôi vất vả lắm, cả ngày đi làm kiếm miếng ăn lo cho gia đình, nhưng dù có bận tới đâu đi nữa, cứ đến giờ lên lớp chúng tôi đều có mặt để học. Tui chừ vẫn chưa ăn cơm nơi. Lúc trước nói đi học chồng con cứ nói mình rằng “già rồi còn học với hành mà chi cho cực”, mãi đến tận bây chừ tui mới đến được lớp. Hay các chú nhỉ, già ri rồi mà còn học đánh vần ri thì lạ thiệt. Nhưng răng cũng được hết, miễn là có cái chữ, ai ưa nói chi thì nói, tui cứ đi, sợ sệt è dè bao giờ mới biết được chữ”.
Còn với cụ bà Trần Thị Đầu ( 60 tuổi ) thì hết sức phấn khởi khi được theo học tại lớp học của thầy Huỳnh Văn Hưng, cụ Đầu dí dỏm: “ 4 tháng ni, tui vui lắm bởi hiện tại tui đã biết đọc, biết viết tên mình mà không cần ai giúp đỡ nữa, tính toán mấy con số nhỏ được rồi, chừ tui quyết tâm học để biết nhiều hơn nữa”.
Con số 40 học viên đang theo học tại lớp, chỉ là bề nổi của tảng băng so với con số những người mù chữ hiện nay tại xã Phú Hải. Thực tế nam giới mù chữ trong xã chiếm tỉ lệ rất nhiều, nhưng cả lớp chỉ toàn là các cụ, các bà theo học. Và vấn đề giải quyết mù chữ cho đàn ông nghề biển cũng vô cùng nan giải, bởi cứ trời tối là họ đã lênh đênh ngoài biển cho đến sáng, lấy đâu thời gian để theo học. “Với những người đàn ông này thì sẽ rất khó để vận động họ theo học, nếu không kiên trì từng bước một và phải kêu gọi các ban ngành trong địa phương cùng vào cuôc thì mới thuyết phục họ theo học được, vì các anh còn ngại ngần, lòng tự ái rất cao. Phải cho họ thấy được lợi ích trước mắt của việc theo học thì họ mới đến lớp và cũng cần phải sắp xếp thời gian để công việc của họ không bị chồng chéo lên việc học thì mới mong họ theo học con chữ…”, thầy Hưng bật mí.
Lớp học đặc biệt, dành cho tất cả những người đã sống qua thời kỳ khó khăn trước đây, lớp học như dần hàn gắn lại những mất mát của các bà, các mẹ năm xưa. Thời trẻ thì gia đình nghèo khó, đất nước đang trong thời kỳ trên bom dưới đạn, không thể nào theo học được, lớn lên lấy chồng sinh con, sợ con mình thua thiệt nên đã dành hết quãng thời gian đó để “đầu tắt mặt tối” vun vầy cho con cái. Thành thử đến bây giờ vẫn chưa thể nào đọc, viết được.
Niềm tin và hy vọng lại về với người dân mù chữ nơi đây, khi lớp học này mở ra. Hy vọng lớp học xóa mù chữ này sẽ tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình ra những vùng quê nghèo khó khác, đang có các bà, các mẹ vẫn chưa biết chữ trên đất nước mình./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42