Chuyện người hơn 2 thập kỷ chế tạo xe lăn

Dù bị liệt cả hai chân và phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng suốt nhiều năm nay, ông Nguyễn Trung (68 tuổi, khu tập thể Kim Liên, Hà Nội) vẫn cố gắng tìm tòi, học cách chế tạo xe lăn giá rẻ cho những người cùng cảnh ngộ.
chuyen nguoi hon 2 thap ky che tao xe lan Làm giàu ở tuổi “Nhân sinh thất thập…”
chuyen nguoi hon 2 thap ky che tao xe lan Lan tỏa tấm gương sáng trong toàn xã hội
chuyen nguoi hon 2 thap ky che tao xe lan Người làm “sống lại” sử làng

Sinh ra trong một gia đình gốc Quảng Nam, năm tròn 2 tuổi, ông Trung bị mắc căn bệnh lạ khiến bản thân bại liệt. Thấy con gặp nhiều thiệt thòi, cha mẹ sắm cho ông một chiếc xe lăn để tiện di chuyển.

Nhắc lại kỷ niệm này, ông Trung thật thà: “Tôi được ba sắm cho chiếc xe lăn nhưng xe rất nặng, hay bị hỏng. Lúc đó tôi nghĩ, sao không làm xe lăn cho mình và cho người khác để di chuyển thuận tiện hơn. Dự định đó cứ nhen nhóm, ấp ủ trong tôi”.

chuyen nguoi hon 2 thap ky che tao xe lan
Ông Nguyễn Trung

Lên 8 tuổi, thấy con trai tỏ ra thích học, cha ông Trung đã đưa con đến Trường Tiểu học Sông Hồng để học chữ. Năm 1971, ông Trung tốt nghiệp khoa tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội). Là người khuyết tật nên bản thân ông chịu không ít thiệt thòi. Nhắc chuyện này, ông Trung kể, dù thông thạo 3 ngoại ngữ Nga, Anh, Pháp nhưng thời điểm ấy, ông vẫn không tìm được việc làm.

Đi đâu cũng vậy, đến cơ quan nào người ta cũng chối khéo rằng, chẳng thể nào bỏ tiền ra xây cho riêng ông một cái dốc cầu thang để có thể lăn bánh xe lên được. Không xin được việc, ông Trung làm đủ nghề để kiếm sống.

“Thuở ấy tôi làm khá nhiều nghề như: Sửa chữa máy khâu, máy đánh chữ, dịch sách tài liệu tiếng Nga… Tất thảy đều là do tôi mày mò tự học cả. May mắn mỉm cười, khoảng năm 1978, tôi được nhận vào làm cho Tạp chí nghiên cứu Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao” – ông Trung chia sẻ.

Với nhiều người, về hưu tức là được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già còn với ông Trung nó như mở ra một cuộc đời thứ hai, được theo đuổi đam mê, khát vọng làm những chiếc xe lăn cho cộng đồng người khuyết tật.

Năm 1996, dự án của một tổ chức phúc lợi xã hội Nhật Bản tập trung những người khuyết tật của 7 nước Đông Nam Á và Nam Á qua Thái Lan để tham gia khóa đào tạo “Thiết kế, sửa chữa, vảo dưỡng xe lăn cho người khuyết tật” được triển khai. Ông Trung cũng là một trong những thành viên tham dự lớp tập huấn này. Sau cuộc tập huấn ở Bangkok (Thái Lan), về nước, ngoài việc mày mò thêm kiến thức, ông Trung đã mua một số loại xe lăn cũ, mới để tháo lắp, nghiên cứu.

“Phá đi lắp lại khoảng chục lần, tôi tìm ra ưu, nhược điểm của nhà sản xuất rồi cóp tiền mở xưởng sản xuất “Sống độc lập” để làm xe lăn” – ông Trung bộc bạch. Sau nhiều miệt mài cố gắng, năm 1997, chiếc xe lăn đầu tiên của Trung đã xuất xưởng. Xe làm hoàn toàn bằng các nguyên liệu dễ kiếm như: Ống inox, bánh xe đạp, vải dù… với tay lái nhẹ, dễ điều khiển, dễ sửa chữa khi hỏng.

Để thử nghiệm xe, ông Trung đã dùng chiếc xe lăn này suốt một năm. Chứng kiến xe lăn của ông Trung bền, lại rẻ nên nhiều người đã tin tưởng, đặt hàng. Khác với những chiếc xe lăn bình thường, xe lăn của ông Trung trở thành một thương hiệu riêng bởi tính tiện ích của nó.

Ông Trung chế tạo xe theo đặc điểm của từng người khuyết tật, để họ có thể thoải mái và dễ di chuyển nhất. Ông tâm sự: “Có người bị khuyết tật chỉ còn lại một tay, mình phải chế tạo làm sao họ chỉ cần lăn trên một bánh xe là có thể di chuyển nhẹ nhàng rồi, chứ tay lăn bánh xe bên này rồi lại qua bánh xe bên kia thì vất vả quá”.

Ông Trung cho biết, do các khâu đoạn được thực hiện từ A đến Z nên trung bình mỗi xe ông phải bỏ ra từ 1 đến 2 tuần để hoàn thành. Giá của mỗi xe lăn do ông Trung chế tạo khoảng từ 2 – 2,5 triệu đồng/xe, thấp hơn 30 – 40% so với thị trường. Nhắc chuyện này, ông Trung cười xòa: “Nhiều xe bán đi chỉ đủ tiền mua vật liệu.

Cũng có những trường hợp tôi lấy giá chỉ bằng một nửa. Hay đối với những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì mình tặng luôn người ta. Cái lãi tôi nhận lại được chủ yếu là niềm vui của mọi người”.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Xem thêm
Phiên bản di động