Làm giàu ở tuổi “Nhân sinh thất thập…”
Top 10 thói quen làm nên sự giàu có của các triệu phú | |
Làm giàu từ hoa Lan giữa lòng Hà Nội |
Dẫn tôi ra khu đất canh tác rộng trên 1ha, lão nông 67 tuổi, Nguyễn Hữu Tích hồ hởi: “Trên diện tích canh tác, tôi chia ra riêng biệt từng khu vực. Khu cây giống rộng 720m2, diện tích trồng cây ăn quả như bưởi, cam, nhãn là khoảng 3.000m2, diện tích còn lại dùng để trồng và chăm sóc lan. Mỗi năm vườn tôi sản xuất trên 2 vạn cây giống các loại. Tổng diện tích 1ha cho thu lãi đều đặn 600 – 800 triệu đồng/năm”.
Làm giàu từ nông nghiệp nhưng ông Tích lại có xuất phát điểm là một cán bộ ngành văn hóa. Nhờ năng khiếu viết lách và sáng tác thơ, kịch, năm 1982 ông được Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, nay là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tuyển chọn vào lớp đạo diễn ngành sân khấu.
Thời gian này ông cùng các đoàn biểu diễn như: Đoàn văn công của Nhà hát tuồng Trung ương, đoàn Nam Phương của thành phố Hồ Chí Minh đi khắp mọi miền cả Nam lẫn Bắc để biểu diễn. Nhờ những chuyến đi này, ông Tích được thưởng thức nhiều trái cây, đặc sản vùng miền. Vốn tính ham học hỏi, ông lân la ghi nhớ cách trồng, cách chăm sóc rồi xin hạt về ươm giống. Năm 2007, ông Tích quyết định nhân giống đại trà những loài cây ăn quả mà bản thân sưu tập được.
Thời điểm năm 2007, xã Đông La chưa có chính sách dồn điền đổi thửa, để có đất canh tác tập trung, ông Tích tự thân đi vận động, thuyết phục các chủ ruộng đổi cho mình. Thuyết phục khéo léo, ông nhanh chóng có trên 7.000m2 đất để phục vụ canh tác quy mô lớn. Để có thêm kinh nghiệm chăm sóc cây cối, ông Tích ngoài việc tìm đến các hiệu sách, bản thân còn liên hệ với Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, Viện nghiên cứu rau quả… xin tài liệu về phương cách chăm sóc, trị bệnh cho cây.
Là một trong những hộ đầu tiên phát triển cây giống, cây ăn quả quy mô lớn ở Đông La, ông Tích còn được xa gần biết đến với nhiều cách chăm sóc và chữa bệnh cho cây hết sức độc đáo. Nhắc chuyện này, ông Tích kể: Khoảng tháng 3/2014, chủ vườn Tống Thị Hưng ở Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã gọi điện cầu cứu bởi gần 1.000 gốc nhãn và bưởi trên diện tích 20ha cây ăn quả đang trong cảnh héo rũ.
Sau khi khảo sát vườn, ông Tích cầm xẻng xúc thử lớp đất mặt thì lộ ra nguyên nhân. “Chủ vườn đã bón quá nhiều phân hóa học, khoảng gần 5kg/gốc. Phân bón quá nhiều khiến cây non bị thối rễ. Để giảm độ đậm của phân tôi phải cho đào toàn bộ lên sau đó bơm nước khắp vườn. Tiếp đến, tôi cho phun thuốc kích thích ra rễ để cây sớm hồi phục… Vườn cây sau 1 tuần đã xanh trở lại” – ông Tích chia sẻ.
Mới đây, có trường hợp ông Trần Quang Bỉnh ở xã Trung Châu (huyện Đan Phượng, Hà Nội) có vườn nhãn trồng 15 năm không ra quả. Nhãn trồng nhiều năm không đem lại hiệu quả kinh tế, vườn cây có khả năng phải chặt bỏ hoàn toàn. Biết chuyện này, ông Tích đã đến khảo sát và đoán ngay ra căn nguyên bệnh xuất phát từ việc trồng với mật độ quá dày.
Theo nhiều chủ vườn ở xã Đông La, ông Tích còn hướng dẫn kỹ thuật giúp tăng tỷ lệ đậu quả ở cây bưởi bằng cách trồng xen 10% bưởi đường vào bưởi diễn. Việc trồng xen này góp phần tăng tỷ lệ thụ phấn và thu hút loài ong. Những vườn bưởi áp dụng phương cách này, tỷ lệ đậu quả tăng từ 30 -50%.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, hiện ông Tích đảm bảo thu nhập thường xuyên từ 4 - 6 triệu đồng/tháng cho 18 lao động. Với những kinh nghiệm có được trong quá trình trồng cây ăn quả, Tích luôn sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ về kỹ thuật, cây giống… để người dân trong và ngoài xã có điều kiện phát triển kinh tế. Bằng sự nhiệt huyết của mình, ông Tích được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Cây ăn quả - Giống cây trồng – Lan cây cảnh thôn Đông Lao.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05