Chuyện kể của người Cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam:

Chúng tôi đã sống, chiến đấu và yêu như thế!

43 năm chiến tranh đã đi qua, nhưng những ký ức một thời bom lửa vẫn hiện lên rõ nét, không phai mờ trong tâm trí của người cựu chiến sĩ quân y ấy. Mặc bom rơi, mặc gian khổ, họ đã sống một cuộc đời thật đẹp và ý nghĩa. Một cuộc đời đáng sống…
co mot thoi chung toi da song chien dau va yeu nhu the Chuyện cựu chiến binh làm giàu
co mot thoi chung toi da song chien dau va yeu nhu the Phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”

Tôi gặp ông trong một ngày cuối tháng Tư lịch sử, khi cả nước đang tưng bừng kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2018)- ông là Trần Quang (sinh năm 1945) - một cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông cùng vợ là bà Đoàn Thị Tư (bệnh binh hạng 2/3) tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn từ năm 1964 - 1975. Từng là những người lính quân y, ông bà đã góp phần cứu chữa hàng nghìn thương, bệnh binh trong chiến trường. Với 50 năm được vinh dự được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, giờ đây, khi đã ở tuổi thất thập, ông Quang vẫn hăng hái tham gia sinh hoạt Hội cựu Chiến binh và có những nghĩa cử cao đẹp, ấm nghĩa tình đồng đội. Ánh mắt ông lúc nào cũng sắc lẹm, luôn ánh lên niềm vui của tuổi già được sống với người vợ tri kỷ và quây quần hạnh phúc viên mãn bên con cháu. Chúng ta hãy cùng lắng nghe người cựu binh kể lại câu chuyện về thời chiến đấu cũng như chuyện tình son sắc của 2 ông bà ngày ấy.

co mot thoi chung toi da song chien dau va yeu nhu the

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trên con đường Trường Sơn huyền thoại, tuy không trực tiếp cầm súng nhưng những người lính quân y đã đổ không ít mồ hôi, xương máu, thậm chí cả mạng sống, góp phần vào chiến công chung to lớn giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ảnh ông Trần Quang (đứng giữa) cùng đồng đội của mình.

Năm 1964, tròn 19 tuổi, ông Quang lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ông là con độc nhất trong gia đình cách mạng nên được miễn nhập ngũ. Ông Quang nhớ lại: “Bố tôi lúc bấy giờ là Trưởng ty Lâm sản 3 tỉnh miền Bắc, còn tôi là lớp trưởng lớp chuyên toán của Trường chuyên Lam Sơn. Có thể nói, cuộc đời đã định hướng cho tôi con đường trở thành một trí thức với tương lai sáng lạng. Ngày ấy, lứa thanh niên chúng tôi vừa rời ghế nhà trường với bao ước mơ và hoài bão tươi đẹp sau cánh cổng trường đại học. Nhưng tôi đã không chọn con đường được trải hoa hồng đó. Tôi xung phong đi nghĩa vụ và tôi chọn trở thành một người lính”.

Vào nhập ngũ, anh lính trẻ Trần Quang được đào tạo tại trường Hạ sĩ quan lục quân, Sư đoàn 338. Tại đây, bằng sự cố gắng của mình, ông trở thành 1 trong 10 chiến sĩ ưu tú tiếp tục được cử đi học trường sĩ quan Quân y. Tốt nghiệp năm 1966, những người lính quân y ngày ấy hăng hái, nhiệt tình, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Ông Quang cùng với những người đồng đội của mình đi bộ hành quân từ Sơn Tây (Hà Nội) men theo đường mòn Hồ Chí Minh vào R hết 6 tháng. Vào đây, ông được phân công là Trưởng khoa Dược Quân y, Viện H32, Quân khu 6 với nhiệm vụ pha chế thuốc cứu chữa kịp thời cho hàng nghìn thương, bệnh binh trong chiến trường.

“Ở đây, chúng tôi hàng ngày tiếp nhận các chiến sĩ bị thương ở mặt trận về nhiều vô kể”. Ông Quang nhớ lại. Quân số toàn đội ngày ấy khoảng 40 cán bộ, chiến sĩ, với tinh thần "một người làm việc bằng hai", phục vụ thường xuyên từ 100 đến 200 thương binh, bệnh binh mỗi ngày. Nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc, không quân Mỹ đánh phá vô cùng ác liệt nơi này suốt ngày đêm với mưu đồ "chặt đứt cuống họng" của miền Nam trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, bằng đủ loại vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ.

Quân khu 6 là nơi xa đường dây tiếp tế của chiến dịch nên cuộc sống của bộ đội hết sức khó khăn. Đó cũng là một trong những nơi bị đánh phá ác liệt nhất. Đã có hàng ngàn tấn chất độc Dioxin được rải ở đây. Và ông Quang chính là một trong số những người lính đã bị phơi nhiệm thứ chất độc hủy diệt ấy. Có những giai đoạn địch đánh phá dữ dội, tuyến đường bị tắc nghiêm trọng, không thể đưa thương, bệnh binh về trung tâm điều trị. Tuy vậy, dù khó khăn, thiếu thốn trăm bề, nhưng tập thể cán bộ, y, bác sĩ vẫn phục vụ thương, bệnh binh hết lòng hết dạ, luôn luôn ghi nhớ lời dạy của Bác: "Người thầy thuốc giỏi, đồng thời phải là người mẹ hiền, phải bám sát bộ đội mà phục vụ như chính người thân của mình”.

Năm 1968, ông Quang được điều động về phụ trách Dược Quân khu, bị địch càn vào căn cứ, toàn bộ anh em đồng đội chiến sĩ phải di tán. Đến năm 1971, cấp trên yêu cầu ông trở lại H32 điều chế thuốc chi viện cho tuyền tuyến. “Cũng tại nơi đây, tôi đã gặp được người đồng đội, người chiến sĩ và là người phụ nữ của cuộc đời mình”. Ông Quang bồi hồi nhớ lại.

co mot thoi chung toi da song chien dau va yeu nhu the
Bà Đoàn Thị Tư (đứng giữa) khi còn là y tá đội phẩu, tiểu đoàn 186.

“Người bạn chiến đấu - Người bạn đời của tôi” là cụm từ thân thương mà ông dùng để nói về bà - cựu y tá quân đội Đoàn Thị Tư - Người vợ Tào Khang của ông. Bà Tư nhập ngũ năm 1965, khi vừa tròn 16 tuổi. Bà là y tá đội phẫu, tiểu đoàn 186, Quân khu 6. Bản thân bà cũng là một bệnh binh. Năm 1971, do mặt trận ác liệt quá, chị em phụ nữ được chuyển về hậu cứ, bà Tư cũng được chuyển về làm y tá điều trị ở H32, nơi ông Quang đang làm công tác điều chế thuốc phục vụ chiến trường.

Nói đến đây, những kỷ niệm ngày xưa lại hiện về, ông nắm lấy đôi bàn tay nhiều nếp nhăn đã dần chuyển sang đồi mồi của bà xúc động: “Chúng tôi đã gặp nhau và yêu nhau từ đấy”. Ông chia sẻ: “Tôi không biết nên gọi đó là duyên hay là số phận. Có lẽ với tôi đó là cả hai”. Tình yêu của 2 người lính quân y ngày ấy giản dị, chân thành, thủy chung, trong sáng, có cả sự hy sinh, sự cảm thông và vô cùng sâu sắc.

Ông Quang còn nhớ rất rõ, ngày ấy, ông và bà Tư được phân công cùng một đội, vì bệnh xá di động trong rừng nên ông bà thường đùa nhau: “ngủ đâu là nhà, ngã đâu là giường”. Suốt 6 tháng trời anh lính quân y và cô y tá trẻ đi với nhau nhưng không nói với nhau một câu nào. Anh bồng súng đi trước, cô bồng súng theo sau, giữ khoảng cách cả mét. Kể đến đây, ông Quang quay sang nhìn bà Tư với ánh mắt trìu mến: “Đôi khi quay lại, chúng tôi nhìn nhau bối rối. Nhưng chỉ cần nhìn vào mắt nhau thế thôi cũng đủ hiểu bao điều”.

2 người lính trẻ cứ lặng lẽ bên nhau như thế. Họ lặng lẽ cứu chữa thương, bệnh binh, lặng lẽ chia sẻ những khó khăn vất vả, lặng lẽ hy sinh, lặng lẽ yêu và góp nhặt niềm vui cho cuộc đời. Trong bom đạn, cuộc sống tuy chất chứa nhiều hiểm nguy, vất vả, gian lao nhưng hạnh phúc và bình an. Tình yêu của họ như nhánh lan rừng, khiêm tốn nhưng kiêu hãnh, bền vững và nhẹ nhàng tỏa hương.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/04/1975; năm 1976, đơn vị làm đám cưới cho 2 ông bà tại Đà Lạt. Phải nói thêm, bà Tư là người Bình Thuận, ông Quang thì quê tận xứ Thanh. Tuy nhiên khoảng cách địa lý cũng không ngăn được mối tình Nam - Bắc của 2 người lính trẻ. Sau khi ra quân, ông Quang chuyển ngành công tác về làm trưởng phòng Thương binh Xã hội huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Bà Tư cũng theo ông về quê chồng sinh sống. Và đến hôm nay, sau 42 năm được là bạn đời của nhau, cùng nhau trãi qua mọi hỷ, nộ, ái, ố của của cuộc đời, giờ 2 ông bà đã lên ông, lên bà, ông nhìn bà hãnh diện bảo: “Tôi có thể ngẩng cao đầu nói với con cháu chúng tôi rằng: Bố mẹ đã sống một cuộc đời không hối tiếc - Bố mẹ tự hào là người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam”.

co mot thoi chung toi da song chien dau va yeu nhu the
Những người lính năm xưa giờ đã là những cựu chiến binh già và mang trên mình nhiều di chứng của cuộc chiến tranh để lại.

Năm 1988, ông Quang nghỉ hưu, được Đảng và nhân dân địa phương tín nhiệm bầu làm Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch HĐND xã Thiệu Viên 3 nhiệm kỳ cho đến tận năm 2000, do sức khỏe yếu và di chứng từ cuộc chiến tranh để lại nên ông xin nghỉ hẳn. Khi còn trên cương vị công tác, ông luôn có trách nhiệm với công việc, gương mẫu, liêm khiết, hết lòng chăm lo cho đời sống nhân dân, được nhân dân địa phương vô cùng kính nể. Với huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, ông là một trong những Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam ưu tú, dũng cảm trong chiến đâu, hăng say trong lao động sản xuất và có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Song Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu hợp tác, ký kết chương trình phối hợp tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, và phát triển nông thôn mới từ 2024 - 2028, sau khi thăm quan làng gốm Bát Tràng và mô hình trồng hoa.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

(LĐTĐ) Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có văn bản cảnh báo gửi tới các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

(LĐTĐ) Năm nay, chủ đề của Ngày Trái đất trên toàn cầu có tên "Planet vs Plastic" (Hành tinh chống lại Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.
Mưa tháng Tư

Mưa tháng Tư

(LĐTĐ) Mưa tháng Tư, những giọt nước tinh khiết đánh thức cảm xúc, gợi nhớ ký ức và nuôi dưỡng tâm hồn phơi phới hy vọng.
Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

(LĐTĐ) Nghệ An là một trong những tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma tuý của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.681 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 390 người sử dụng trái phép chất ma túy.
Xem thêm
Phiên bản di động