Chung cư giá rẻ dành cho sinh viên: Vì sao đìu hiu?
Hà Nội có nhà xã hội 5 triệu đồng/m2 | |
Lo ngại giá chung cư bị đội lên |
Chung cư giá rẻ “lép vế” hơn nhà trọ
Được biết hai khu chung cư cho sinh viên thuê được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình, Sở Xây dựng. Hiện nay số sinh viên tìm đến thuê phòng ở nhũng khu chung cư này ước tính chỉ đạt 1/3 so với dự kiến. Cụ thể, tại khối tòa chung cư đơn nguyên 3(ĐN3) có 21 tầng nhưng hiện nay số người thuê mới lên tới tầng 13(sinh viên ở từ tầng 3 trở lên). Có lẽ địa điểm xa trường học, không thuận tiện xe buýt... là những băn khoăn hàng đầu mà sinh viên nghĩ đến khi làm hồ sơ thuê nhà tại các chung cư này.
Qua tìm hiểu của phóng viên thì nhiều sinh viên thuê phòng tại tòa nhà ở khu đô thị Pháp Vân phải chuyển qua nhiều tuyến xe buýt mới tới được trường. Hùng Cường, sinh viên Trường Đại học Thăng Long chia sẻ: “Quãng đường đến bến xe bus đi bộ mất khoảng 15 phút và cũng chỉ có duy nhất một tuyến xe buýt số 60 đi qua, còn muốn chuyển tuyến buộc phải đi ra đường Giải Phóng để đón xe khác. Một số bạn cùng phòng là sinh viên Trường Giao thông Vận tải đểu phải chuyển 2 tuyến nên ngày nào cũng phải mất tới gần 2h cho việc đi học...”
Tại khu chung cư khu đô thị Mỹ Đình, các phương tiện giao thông có phần bớt căng thẳng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của sinh viên. Vũ Thị Hương - sinh viên năm thứ 2, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho biết quanh chung cư mặc dù có bến xe buýt nhưng chỉ có 2 tuyến số 26 và 49 chạy qua. Còn nếu muốn có nhiều tuyến xe để lựa chọn thì phải ra đường Hồ Tùng Mậu.
Ghi nhận tại phòng ĐN3 – 0201 với thiết kế hơn 50 m2, gồm 3 giường tầng tổng cộng 6 giường, 2 khu vệ sinh khép kín sạch sẽ. Minh Dũng – một thành viên trong phòng cho biết: “Sinh viên có nhu cầu giao lưu bạn bè mà quy định của ban quản lý khá nghiêm ngặt về giờ giấc cũng như đối tượng bạn bè đến thăm hỏi... nên bản thân cũng đang băn khoăn nên tiếp tục ở đây hay xin chuyển ra ngoài cho tự do, thoải mái...”. Minh Dũng cho biết thêm, mùa hè đang tới gần nên mọi người trong phòng bàn nhau làm đơn xin ban quản lý cho phép lắp điều hòa nhưng chưa biết có được hay không.
Khu chung cư Pháp Vân – Tứ Hiệp gồm 6 tòa nhà cao 19 tầng, có sức chứa lên tới 22.000 người. Khu nhà chung cư Mỹ Đình 2 nằm trong khu đô thị Mỹ Đình 2 gồm 3 khối nhà 21 tầng, với 1.300 phòng, tổng cộng 7.368 chỗ ở cho sinh viên. Mỗi phòng rộng 45 m2 cho 6 người ở. Giá phòng là 215.000 đồng/người/tháng (Mỹ Đình 2) và 205.000 đồng/người/tháng (Pháp Vân – Tứ Hiệp). |
Còn theo Mỹ Quyên (Đại học Lao động Thương binh và Xã hội): “Sinh viên muốn được nấu ăn tại phòng nhưng ban quản lý không cho. Bên cạnh đó việc trang bị về internet tại khu chung cư này vẫn chưa được triển khai nên nhiều người tỏ ý ngại ngần khi thuê phòng”.
Cách khu chung cư sinh viên hiện đại, giá rẻ Mỹ Đình không xa là khu trọ thuộc ngõ 21 – đường Hồ Tùng Mậu luôn trong tình trạng cháy phòng cho thuê: “Nếu không có bạn giới thiệu thì khó thuê phòng lắm chị ạ vì chủ khu trọ dễ tính, đi sớm về muộn thoải mái còn bến xe buýt thì lại ở ngay đầu ngõ...”, một sinh viên thuê trọ ở đây cho biết.
Tại nhiều khu trọ sinh viên như ở Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Phạm Văn Đồng… cũng nhộn nhịp không kém. Theo bà Phạm Thủy, chủ một dãy nhà trọ 7 phòng ở ngõ 175 Xuân Thủy, tiêu chí của bọn trẻ bây giờ là tự do, thoải mái nên câu đầu tiên khi hỏi thuê phòng là “có ở chung với chủ nhà không”. Bên cạnh đó lại được tùy ý nấu ăn hay trang bị thêm thiết bị như điều hòa, bếp ga...mà không cần qua các thủ tục đơn từ, xin phép...phức tạp như ký túc xá...”
Linh động trong quản lý để hấp dẫn sinh viên
Theo anh Phan Đăng Hưng, nhân viên quản lý chung cư ĐN3(Mỹ Đình 2), do chung cư được xây dựng là nhằm mục đích phục vụ và tạo điều kiện cho đối tượng sinh viên nên việc yêu cầu sinh viên lấy xác nhận của trường theo học để hoàn thiện hồ sơ là điều cần thiết. Thủ tục này nhằm sàng lọc đối tượng đến thuê nhà, tránh các trường hợp kẻ gian, kẻ xấu mạo danh để trà trộn nhằm mục đích trộm cắp tài sản...
Anh Hưng cho biết thêm, hiện nay ban quản lý khu chung cư đã áp dụng sự linh động dựa trên những quy định có sẵn. Ví dụ như quy định không nấu ăn trong phòng là đảm bảo an toàn cháy nổ sẽ được thực hiện nghiêm, không cho phép sử dụng bếp ga nhưng vẫn có thể linh động đối với những trường hợp đun nấu bằng bếp điện hay việc lắp điều hòa ở một số phòng. Đối với những trường hợp này đều phải có đơn đề xuất và được ban quản lý cho phép. Do đặc điểm các sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau nên yêu cầu phải tuân thủ theo sắp xếp của ban quản lý để tránh tình trạng cục bộ. Do còn trống nhiều phòng nên ban quản lý tạo điều kiện để sinh viên thuê theo kiểu “bao phòng” nghĩa là mặc dù quy định là 6 người/phòng nhưng sinh viên có thể lựa chọn rủ thêm bạn bè ở với số lượng người ít hơn nhưng vẫn trả tiền theo mức phí của phòng 6 người”.
Qua tìm hiểu của phóng viên, tại khu chung cư Pháp Vân – Tứ Hiệp, do quãng đường đến bến xe buýt khá xa nên ban quản lý đã hỗ trợ bằng cách có một đội xe ôm chở miễn phí cho sinh viên ra bến chờ bắt xe. Tuy nhiên vào giờ cao điểm thì đội ngũ này luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. Ông Phạm Minh Dũng, khu chung cư Pháp Vân – Tứ Hiệp thừa nhận: “Đối với sinh viên thì việc đảm bảo giao thông đi lại là rất quan trọng. Vì thế việc hạn chế các tuyến xe buýt đi qua các khu chung cư này cũng là một nguyên nhân khiến số sinh viên tìm đến thuê phòng không nhiều như mong đợi”.
Còn theo anh Phan Đăng Hoàng, quản lý khu chung cư Mỹ Đình 2, theo thông tin từ phía ban quản lý có được là Sở Xây dựng đã gửi văn bản sang Sở Giao thông Vận tải đề xuất cung cấp dịch vụ xe buýt đi lại tại khu nhà ở đến các trường để đảm bảo việc đi lại cho sinh viên. Hi vọng hệ thống giao thông này sẽ được đáp ứng để thu hút sinh viên về đây thuê trọ...” Do phải làm thêm công đoạn đấu nối vào từng phòng khá mất thời gian nên hiện tại mạng internet vẫn chưa có. Tuy nhiên toàn bộ những bất cập này sẽ dần được kiện toàn để kịp thời đón các sinh viên mới làm thủ tục nhập học trong năm học tới...
Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Các dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nếu để thiếu vắng người ở thì sẽ là sự lãng phí lớn về đất đai và tiền của. Trong khi có hàng nghìn chỗ ở bị bỏ trống tại khu nhà sinh viên giá rẻ, nhiều sinh viên học tập tại Hà Nội vẫn đang phải thuê trọ tại nhà dân với giá cao, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo...” |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Giao thông 05/11/2024 17:00
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Giao thông 05/11/2024 11:32
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30