Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiểm tra đột xuất dự án mở rộng đường Vành đai 3
Báo cáo tại công trường, đại diện Công ty CP BeePro - đơn vị thi công di chuyển cây xanh trên tuyến đường cho biết, khoảng 50% số cây đã đào đánh, kiểm tra bị sâu, mục hoặc thối rễ không thể duy trì.
Theo Giám đốc Ban QLDA dự án đầu tư & xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội Phạm Hoàng Tuấn, dự án mở rộng đường Vành đai 3, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long hiện đang chậm tiến độ so với yêu cầu của TP.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiểm tra và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công mở rộng đường Vành đai 3 (Đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long) sáng 28/10/2017. |
“Nguyên nhân là do gặp khó khăn trong công tác GPMB, đặc biệt là việc di chuyển các công trình ngầm nổi và cây xanh” - ông Tuấn cho hay.
Đại diện chủ đầu tư dự án thông tin, tính đến thời điểm này, vẫn còn gần 500 hộ dân thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm chưa GPMB xong. Bên cạnh đó, Sở Xây dựng Hà Nội mới cấp phép di chuyển 14 cây xanh trong giai đoạn đầu tiên.
Nhiều cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng bị sâu, mục |
Tuy nhiên, ông Tuấn khẳng định: “Có mặt bằng đến đâu chúng tôi sẽ thi công gấp rút đến đó. Dự kiến trước Tết Âm lịch sẽ thông xe tạm thời một số đoạn để giải tỏa ùn tắc giao thông trên tuyến; và nếu công tác GPMB thuận lợi, dự án sẽ cơ bản hoàn thành trong quý I/2018”.
Trực tiếp kiểm tra chất lượng dọc tuyến đường, Lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã nhắc nhở các đơn vị liên quan phải có phương án xử lý ngay một số bất cập như: cốt nền không đồng đều tại một số vị trí, hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện đấu nối vào mạng lưới chung, có khả năng gây úng tắc khi mưa lớn. Đây là các vấn đề phải được xử lý ngay và sớm báo cáo UBND TP kết quả thực hiện.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiểm tra và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công mở rộng đường Vành đai 3 (Đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long) sáng 28/10/2017. |
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị phải tập trung thi công đảm bảo tiến độ dự án, đặc biệt lưu ý đến công tác đảm bảo an toàn lao động, ATGT. Trong thời gian thi công phải có phương án phân luồng giao thông hợp lý không để ảnh hướng đến đến người dân.
Về vấn đề di chuyển cây xanh trong phạm vi dự án, Lãnh đạo UBND TP cũng yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội cấp phép toàn bộ cho đơn vị để tạo điều kiền đẩy nhanh tiến độ thi công.
Đại diện Công ty BeePro Vương Long cho hay, sau 10 ngày, đơn vị đã cắt tỉa đánh chuyển được 150 cây xanh. Thực tế, lượng cây xà cừ cong nghiêng, rễ bị mục đã lên tới 50%, cần phải chặt hạ vì không còn khả năng duy trì và sinh trưởng. “Nhiều cây to nhìn bên ngoài thì bình thường nhưng khi đào lên mới thấy đã bị sâu, thối rễ. Nếu không kịp thời chặt hạ, mùa mưa bão tới chắc chắn sẽ gẫy đổ” - ông Long khẳng định.
Ngoài ra, đại diện Công ty Beepro còn cho biết, với cây xà cừ lâu năm, đường kính thân lớn, muốn trồng lại phải đào hố kích thức 3m x 3m, sâu 2m, cộng thêm bộ cột chống cao khoảng 20m nữa mà vẫn chưa chắc đã đứng vững.
Như vậy, muốn trồng lại hơn gần 1.000 cây xà cừ trên đường Phạm văn Đồng có thể phải cần đến 10ha đất. Trong khi đó, các cây công nghiêng, già cỗi không có giá trị mỹ quan, không còn khả năng sinh trưởng, có trồng lại cũng không thể sử dụng cho đô thị Hà Nội.
Vấn đề này cũng đã được các chuyên gia nói tới từ trước khi thực hiện di chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng. Theo đó, đối với các cây không còn giá trị TP nên chặt hạ, bán gỗ, củi, lấy kinh phí đầu tư trồng trở lại cây xanh mới trên tuyến đường; nếu khiên cưỡng duy trì mà không có hiệu quả sẽ là một sự lãng phí đáng tiếc cho ngân sách TP.
Đối với việc đánh chuyển cây xanh, Lãnh đạo UBND TP đã giao Ban QLDA dự án đầu tư & xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội và công ty BeePro xem xét kỹ các phương án đánh chuyển, chặt hạ để đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí. Đồng thời trong quá trình cắt tỉa, di chuyển cây, Công ty Beepro phải triển khai thêm các xe tự hành chuyên dụng, không để cành cây rơi ra đường; thi công chủ yếu vào ban đêm để tránh gây ùn tắc giao thông.
Nguồn: Kinh tế Đô thị
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25