Chọn nghề phù hợp hay nghề nhàn nhã ?
Làm việc mình yêu thích hay làm việc có lương cao ? | |
Thí sinh và phụ huynh băn khoăn chọn ngành, chọn nghề | |
Chọn ngành học thế nào cho phù hợp? |
Chỉ thích chọn nghề nhàn nhã
Tiến sĩ Phạm Văn Khanh - Chủ tịch Hội khoa học tâm lý và giáo dục tỉnh Tiền Giang cho biết, một khảo sát về những khó khăn công tác phân luồng HS hiện nay ở 4 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, với HS sau tốt nghiệp THPT thì sự hiểu biết về nghề nghiệp còn nhiều sai lệch. Thậm chí, nhiều HS chỉ thích chọn nghề nhàn nhã, nghề có đẳng cấp, vị thế trong xã hội nhiều hơn là nghề phù hợp với bản thân.
Còn theo tiến sĩ Lê Đông Phương - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, đa số HS, nhất là HS THCS đều “đói” thông tin nghề nghiệp, điều này đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn phân ban và định hướng học tập sau này của HS THPT. Tiến sĩ Phương cho hay, bây giờ có tới 2/3 HS lớp 10 đăng ký học ban Khoa học tự nhiên để thi khối A, A1 trong khi nhiều em có năng lực và sẽ có tương lai thực sự nếu lựa chọn các hướng khác.
Cùng với hiện tượng này, phần lớn HS chọn thi vào những trường, những ngành có cái danh “kêu” mà không quan tâm tới mình có đủ năng lực hay không, ngành này cơ hội việc làm ra sao? Điều này được phản ánh bởi con số trên 30% thí sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ trong những năm vừa qua chọn các ngành thuộc khối kinh tế, tài chính, ngân hàng mà không quan tâm tới khả năng “lọt cửa” của mình. “Chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông không đồng bộ, thiếu thực tế. Việc thực hiện không được giám sát chặt chẽ. Nội dung hướng nghiệp đưa đến cho HS quá muộn” - TS Phương nhấn mạnh.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, theo TS Khanh, còn một nguyên nhân quan trọng dẫn tới nhiều HS không biết làm gì sau tốt nghiệp THPT là đa số phụ huynh có tâm lý khoa bảng, bằng cấp nặng nề. Nhiều phụ huynh chỉ muốn con em tiếp tục học lên ĐH,CĐ chứ không muốn vào học GDTX hay TCCN, trung cấp nghề mặc dù học lực của con em yếu kém. Đồng quan điểm, ông Phạm Ngọc Thanh - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết: “Trong xã hội còn nặng tâm lý bằng cấp, có thể hiểu vì sao việc phân luồng học sinh THCS vào trường nghề, TCCN lại trầy trật. Nhưng nói đi nói lại, những chính sách ưu đãi cho đào tạo nghề hiện nay chưa đủ thuyết phục phụ huynh, học sinh lựa chọn học nghề”.
Thiếu thông tin để chọn ngành nghề
Nhận định về thực trạng phân luồng hiện nay, PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, thông tin về thị trường lao động ở nước ta còn thiếu nên gia đình và học sinh không đủ thông tin để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Bà Loan phân tích, thực tế lao động sản xuất, dịch vụ xã hội đã và đang làm thay đổi nhu cầu nhân lực kỹ thuật theo hướng đòi hỏi cao hơn về trình độ nghề nghiệp, đồng thời tăng số lượng lao động có trình độ TCCN và dạy nghề. Mặt khác, nhiều học sinh và gia đình không đánh giá đúng sức học của bản thân học sinh và điều kiện kinh tế gia đình để tìm con đường học nghề từ sớm.
“Giáo dục hướng nghiệp chưa giúp cho HS ý thức sẵn sàng trở thành người lao động vì có nhiều HS sau học vấn phổ thông lại dễ dàng chấp nhận tham gia lao động giản đơn không qua đào tạo, chấp nhận làm việc bấp bênh, dễ thay đổi, dễ bỏ việc, mất việc. Những nguyên nhân trên góp phần làm cho các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong 3 năm qua không tuyển đủ chỉ tiêu, có trường đứng trước nguy cơ giải thể mặc dù nguồn tuyển trong địa bàn là không thiếu” - TS Khanh cho hay.
Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, nhiều người thường cho là với nhiều bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao sẽ dễ tìm việc. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì theo khảo sát thực tế, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị.
Để thành công, người lao động phải hội đủ cả hai điều trên. “Trong quá trình hội nhập nhanh với môi trường làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, điều cốt lõi là sinh viên, người lao động phải xây dựng được những giá trị năng lực hành nghề. Đó là xây dựng ý chí, quyết tâm để có hoài bão và không ngừng học tập. Việc học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá trình học tập suốt đời trong một xã hội hiện đại. Người lao động cần có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp”- ông Tuấn nhấn mạnh.
Bảo Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56