Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh kinh doanh tour du lịch 0 đồng
Cần thắt chặt quản lý |
Du khách Trung Quốc đến Việt Nam ngày càng đông. |
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 263/TB-VPCP ngày 30/8/2016; tăng cường chỉ đạo Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành liên quan triển khai đồng bộ công tác quản lý kinh doanh lữ hành, đặc biệt là hoạt động lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc bằng đường bộ qua các cửa khẩu quốc tế, các hoạt động bán hàng, bán tour ngoài chương trình cho khách du lịch; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Phó thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong cả nước thực hiện công tác quản lý ngoại hối, trong đó tập trung vào việc thanh toán, chuyển tiền của các doanh nghiệp lữ hành đối với đối tác nước ngoài, việc thanh toán bằng ngoại tệ tại các điểm dịch vụ, điểm mua sắm... phục vụ khách du lịch...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, chấn chỉnh công tác cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên du lịch sử dụng các ngoại ngữ ít thông dụng. Đồng thời chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá thực trạng hoạt động lữ hành đón khách qua các cửa khẩu đường bộ, đề xuất giải pháp tổng thể triển khai trong thời gian tới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý 3/2017.
Trước đó, báo chí phản ánh thực trạng lượng lớn du khách Trung Quốc đổ bộ qua cửa khẩu Móng Cái với loại hình “tour 0 đồng”, khiến chính quyền tỉnh Quảng Ninh và nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính phải đau đầu.
Theo các chuyên gia trong ngành, có thể hiểu tour 0 đồng là hình thức “kinh doanh không công khai minh bạch về dịch vụ và giá cả dịch vụ du lịch”. Bởi thực tế không một đơn vị kinh doanh du lịch nào tổ chức dịch vụ tour du lịch mà không vì mục đích có doanh thu, lợi nhuận, do vậy về bản chất không thể có tour du lịch 0 đồng.
Tổng cục Du lịch Việt Nam nhìn nhận, tour 0 đồng hiện có khá nhiều hệ lụy xuất phát từ cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút khách. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam yếu, nên bị các doanh nghiệp lữ hành Trung Quốc thao túng và điều hành, thậm chí lấy tư cách cá nhân của doanh nghiệp Việt Nam để điều hành những tour này.
Cùng với đó, công tác quản lý của Việt Nam còn nhiều bất cập, văn bản pháp luật chưa điều chỉnh hết hành vi tạo đã kẽ hở cho hoạt động này xuất hiện.
Theo Song Hà/Thời báo Kinh tế VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31