Chính phủ luôn tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp
Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, xử lý tiền ảo Văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn số 2768/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý tiền ảo. |
Những nội dung cơ bản trong các văn bản do Bộ Tư pháp soạn thảo Trong Quý I/2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 12 văn bản, đề án do Bộ Tư pháp soạn thảo, trình. Trong đó, có một số văn bản quan trọng như: |
Thủ tướng thành lập Tổ công tác về kiểm tra công vụ Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Tổ công tác về kiểm tra công vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác. |
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao (TAND TC) Nguyễn Hòa Bình cho biết, các dự án luật Chính phủ chủ trì xây dựng đều tham khảo ý kiến của Tòa án và ngành tòa án đều tích cực tham gia. Và một số luật gần đây để tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội có nhiều nội dung thuộc phạm vi hướng dẫn của Tòa án như giải quyết nợ xấu, khắc phục nợ đọng bảo hiểm.
Dựa trên thực tiễn xét xử, như xét xử các vụ án về ngân hàng, Tòa án có nhiều kiến nghị, góp ý về việc xây dựng cơ chế, chính sách, phòng chống tội phạm.
Chánh án TAND TC cũng cảm ơn Chính phủ mời tham dự các phiên họp thường kỳ; tạo điều kiện, hỗ trợ ngành tòa án trong đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng Học viện Tòa án.
Nêu khó khăn cấp thiết hiện nay là cơ sở vật chất, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, nhiều trụ sở Tòa án xuống cấp. Theo chủ trương cải cách tư pháp, mô hình phòng xét xử phải thay đổi, như phòng xét xử về hôn nhân gia đình phải khác phòng xét xử hình sự, phải thân thiện hơn. Để làm điều này, Tòa án kiến nghị Chính phủ bố trí kinh phí để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất.
Cho rằng cải cách tư pháp lấy tòa án làm trung tâm theo tinh thần Nghị quyết 49, Thủ tướng nhìn nhận, tòa án có chuyển biến tích cực. “Phiên tòa giờ khác trước nhiều lắm, như tranh tụng tại tòa không hạn chế thời gian, các loại tòa án theo thông lệ quốc tế, rồi vấn đề công khai, minh bạch, cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân giám sát…”, Thủ tướng nói. Các cơ quan quốc tế đánh giá rất cao các cải cách trong hệ thống Tòa án Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc |
Về thực hiện quy chế phối hợp giữa Chính phủ và TAND TC, Thủ tướng cho biết, Tòa án đã tham gia cùng Chính phủ xử lý giải quyết khiếu nại đông người kéo dài; tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật. Công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án có nhiều đổi mới, nhất là huy động trí tuệ, tâm huyết của những người đã và đang công tác trong hệ thống tòa án, các nhà khoa học pháp lý.
“Có thể nói, công tác phối hợp giữa Tòa án và Chính phủ được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả, nhất là trong thi hành án dân sự, xây dựng pháp luật, hướng dẫn pháp luật, công tác tương trợ tư pháp…”, Thủ tướng nêu rõ. Chính phủ luôn tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp trong thực hiện Nghị quyết 49 có kết quả, đặc biệt là về cải cách tư pháp, trong đó có xây dựng cơ sở vật chất ngành tòa án.
Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đẩy mạnh thực hiện quy chế phối hợp công tác mang tính thường niên hơn. Trong đó, có vấn để đẩy mạnh công tác hòa giải trong giải quyết vụ án dân sự, rồi vấn đề xét xử lưu động để giáo dục, phổ biến pháp luật trong tình hình hiện nay. Cho rằng cần khởi tố đúng pháp luật hành vi đánh bác sĩ trong bệnh viện gần đây, Thủ tướng nhìn nhận, nếu vụ việc này mà xét xử nhanh, lưu động thì có tính giáo dục rất tốt. Theo Thủ tướng, Tòa án cần quan tâm những vấn đề lớn của dư luận xã hội, bức xúc của xã hội để thúc đẩy xét xử nhanh hơn.
Nêu rõ đào tạo là một chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng cho rằng, cần làm tốt công tác đào tạo nghiệp vụ xét xử, đào tạo nâng ngạch thẩm phán, các chức năng tư pháp. Đầu tư xây dựng trụ sở, nâng cấp trang thiết bị làm việc của tòa án các cấp theo yêu cầu cải cách tư pháp phù hợp với điều kiện phát triển đất nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ tư pháp để cải cách tư pháp một cửa, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý điều hành để làm sao “chánh án, thẩm phán, có thể ngồi đây mà xem xét được tất cả các hoạt động của tòa án mà không phải đi lại vất vả”.
Trước kiến nghị của Tòa án, Thủ tướng thể hiện sự ủng hộ, khẳng định sẽ bố trí kinh phí hỗ trợ Tòa án trong đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31