Những nội dung cơ bản trong các văn bản do Bộ Tư pháp soạn thảo

Trong Quý I/2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 12 văn bản, đề án do Bộ Tư pháp soạn thảo, trình. Trong đó, có một số văn bản quan trọng như:
tin nhap 20180409133142 Nhiều kết quả đáng khích lệ
tin nhap 20180409133142 Nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp
tin nhap 20180409133142 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2018

Nghị định số 37/2018/NĐ-CP ngày 10/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự

Thực hiện chủ trương nhân đạo hóa, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự đối với người chưa thành niên theo tinh thần Nghị quyết số 48/NQ-TW, Nghị quyết số 49/NQ-TW, cũng như để bảo đảm sự phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các chuẩn mực pháp lý quốc tế về tư pháp đối với người chưa thành niên, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung quy định về việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục, đồng thời, quy định về 03 biện pháp giám sát, giáo dục bao gồm: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giáo dục tại xã, phường, thị trấn với các nghĩa vụ cụ thể mà người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự phải thực hiện tại cộng đồng nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa tái phạm, bảo đảm phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng đối với các em.

Để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục trên thực tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2018/NĐ-CP quy định cụ thể các nguyên tắc thực hiện việc giám sát, giáo dục nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người được giám sát, giáo dục; xác định cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục là UBND cấp xã, đồng thời quy định rõ trình tự, thủ tục thực hiện việc giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự, từ việc lập hồ sơ ban đầu, xây dựng kế hoạch giám sát, giáo dục và việc thực hiện các biện pháp giám sát, giáo dục cụ thể như tổ chức cho người được giám sát giáo dục tham gia chương trình học tập, dạy nghề, kỹ năng sống, lao động tại cộng đồng... Nghị định cũng quy định cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân này.

tin nhap 20180409133142
ảnh minh họa (dantri.com)

Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 - 2022

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật; từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức THPL, Đề án xác định 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cơ bản: (1) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức THPL, trong đó giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, trình Ban cán sự đảng Chính phủ để xem xét, trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức THPL; (2) Nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình THPL và nghiên cứu, xây dựng đề xuất chính sách phục vụ việc lập hồ sơ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật về tổ chức THPL; (3) Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức áp dụng thí điểm Khung theo dõi THPL và hệ thu thập dữ liệu phục vụ công tác theo dõi THPL, trên cơ sở đó xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá tình hình THPL; (4) Xây dựng quy trình chung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình THPL; (5) Ứng dụng CNTT trong hoạt động tổ chức THPL; (6) Tăng cường theo dõi, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức THPL; (7) Bảo đảm các điều kiện về tổ chức, biên chế, kinh phí… cho công tác tổ chức THPL. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án này.

Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp, tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng, phòng, chống tội phạm, tham nhũng, đồng thời tạo động lực mới thúc đẩy xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động giám định tư pháp, Đề án xác định 03 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, gồm: (1) Hoàn thiện thể chế giám định tư pháp, theo đó, tập trung xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn việc trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và rà soát, ban hành đầy đủ các Thông tư quy định về quy trình giám định hoặc hướng dẫn áp dụng quy trình giám định ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, văn hóa, tài nguyên và môi trường, đầu tư, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương, khoa học và công nghệ...; (2) Tiếp tục hoàn thiện tổ chức giám định tư pháp; nâng cao chất lượng người giám định tư pháp; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giám định; (3) Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp, trong đó có việc nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền thành lập Tổ tư vấn liên ngành về giám định tư pháp; hoàn thiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực làm giám định tư pháp và ban hành Quy chế phối hợp liên ngành; đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình tổ chức, hoạt động giám định tư pháp, việc thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan tiến hành tố tụng về giám định tư pháp.

Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 25/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018

Thực hiện quy định tại Luật ban hành VBQPPL và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ, để việc triển khai nhiệm vụ hệ thống hóa VBQPPL theo định kỳ bảo đảm tiến độ, chất lượng và công bố đầy đủ các VBQPPL còn hiệu lực giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hệ thống hóa VBQPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018. Đối tượng hệ thống hóa là VBQPPL còn hiệu lực và VBQPPL được ban hành nhưng chưa có hiệu lực tính đến hết ngày 31/12/2018 (trừ Hiến pháp). Phạm vi hệ thống hóa là tất cả các VBQPPL được ban hành đến hết ngày 31/12/2018 qua rà soát xác định còn hiệu lực (bao gồm cả các văn bản được ban hành nhưng đến hết ngày 31/12/2018 chưa có hiệu lực, trừ Hiến pháp) thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa của các cơ quan theo quy định của Luật ban hành VBQPPL và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Kế hoạch gồm 06 nội dung chủ yếu như sau: (1) Xây dựng tài liệu hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 - 2018; (2) Xây dựng Kế hoạch hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 - 2018 tại các Bộ, ngành, địa phương; (3) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản phục vụ hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 - 2018; (4) Tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 - 2018; (5) Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 - 2018; (6) Báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 - 2018.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động