Châu Âu: Các ngành nào đang "đói" nhân lực?
"Bằng kỹ sư luôn luôn là bảo đảm tốt nhất chống thất nghiệp" |
Từ số liệu thất nghiệp vừa công bố, báo chí châu Âu đã chỉ ra những ngành mà các doanh nghiệp châu Âu đang có nhu cầu tuyển dụng lúc này.
Tỷ lệ thất nghiệp tính trung bình của tất cả các nước trong Liên minh châu Âu đã giảm xuống mức 8,6% và 10,1% với các nước sử dụng đồng EUR.
Kinh tế phục hồi trở lại, dù chậm chạp cũng đang làm tăng nhu cầu tuyển dụng. Báo Tiếng vang của Pháp cho biết "tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp đã về lại mức của cuối năm 2012", cụ thể là 9,6%. Trong 3 tháng của quý II/2016, số người thất nghiệp tại Pháp đã giảm 74.000 người. Trong số các nước châu Âu, lúc này có Malta, Cộng hòa Czech và Đức là có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất.
Tại Bỉ, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm, nhu cầu tuyển dụng đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2015. Tờ L’Echo của Bỉ cho biết các doanh nghiệp Bỉ đang có 17.000 chỗ trống mà không thể tuyển được người thích hợp.
Một bài báo đã nêu cụ thể các ngành mà Bỉ đang "đói" nhân lực. Nhu cầu lúc này là 10.000 kỹ sư tin học, kỹ sư hàng không và xe hơi, thợ máy; gần 1.500 kỹ sư hóa dược; 1.000 lái xe tải đường dài; hơn 1.300 kỹ sư xây dựng và gần 1.000 người trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong khi đó, nhân lực ngân hàng tài chính lại đang thừa tới 2%. Như vậy, nếu có bằng quản trị kinh doanh hay cử nhân tài chính, bạn cũng khó mà xin được việc ở đây.
Tình hình ở Bỉ cũng y hệt như ở các nước châu Âu khác. Tờ Corriere di Bologna của Italy viết: "Bằng kỹ sư luôn luôn là bảo đảm tốt nhất chống thất nghiệp". Theo bài báo, kỹ sư, thợ máy, điện tử và tin học là những nghề luôn luôn đứng đầu trong danh sách những nghề dễ kiếm việc nhất tại Italy. Nước này đang rất thiếu nhân lực trong công nghiệp sản xuất và cũng giống như Bỉ, nước này cũng đang thừa nhân lực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Trong khi đó, năm 2016 nước Đức có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ khi thống nhất hai miền cách đây hơn 25 năm. Một tờ báo của Đức cho rằng đó là chuyện tất nhiên vì nước Đức hướng nghiệp cho học sinh từ rất sớm.
Năm 15 tuổi, học sinh đã đi thực tập trong một vài doanh nghiệp rồi sau đó trả lời một loạt câu hỏi: "Tôi thích gì và không thích gì trong doanh nghiệp này?" hay "Tôi có khả năng làm trong ngành này hay không?". Kết hợp với nhu cầu của thị trường lao động được công bố thường xuyên, học sinh Đức sớm chọn được nghề phù hợp với khả năng của mình và với nhu cầu tuyển dụng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56