Chân dung những "siêu anh hùng" mang về 1 triệu tỷ đồng cho thị trường chứng khoán năm 2017
7 kiến nghị phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam | |
Nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt tìm đến thị trường chứng khoán Việt Nam |
Năm 2017 được gọi là các “bom tấn” đổ bộ lên sàn chứng khoán khi hàng loạt doanh nghiệp lớn với thương hiệu được khẳng định đã lần lượt chào sàn và thu hút mạnh mẽ dòng vốn từ các tổ chức nước ngoài.
Cùng với sự góp mặt của những bom tấn mới mẻ, dòng tiền cũng đổ mạnh vào thị trường đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng. Vì vậy, chỉ tính riêng sàn HOSE thì quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ sau 1 năm đã tăng thêm hơn 1 triệu tỷ đồng. Tính đến ngày 21/12/2017, vốn hóa sàn này đạt hơn 2,5 triệu tỷ đồng, tương đương gần 110 tỷ USD.
Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây, tất cả những cổ phiếu được kể tên bao gồm: Vinamilk (VNM), Vingroup (VIC), PV GAS (GAS), Hòa Phát (HPG), Sabeco (SAB), FLC Faros (ROS) đều đã tăng thêm hơn 1 tỷ USD vốn hóa so với thời điểm đầu năm 2017.
Trong đó, vốn hóa của Vinamilk tăng thêm 114.000 tỷ đồng (5 tỷ USD) – dẫn đầu đội quân anh hùng. Vingroup tăng thêm 82.000 tỷ đồng (3,6 tỷ USD) và PV GAS tăng thêm 61.000 tỷ đồng (2,7 tỷ USD).
Nhóm mới niêm yết đóng góp thêm gần 300.000 tỷ đồng
Trong năm nay, thị trường đón thêm các gương mặt mới bao gồm Petrolimex (PLX), VPbank (VPB), Vincom Retail (VRE) và Vietjet Air (VJC). 4 “siêu anh hùng” đã đem về cho TTCK Việt Nam gần 300 nghìn tỷ đồng. Tại ngày 21/12, PLX có vốn hóa gần 80.800 tỷ đồng, cổ phiếu ghi nhận mức tăng 75% trong năm (theo giá điều chỉnh).
Ngân hàng VPBank lên sàn từ 17/08/2017 và giá cổ phiếu của VPB không biến động nhiều nhưng với quy mô lớn, VPB đã đạt hơn 60.500 tỷ đồng giá trị vốn hóa. Trong khi đó VRE mới góp mặt hơn 1 tháng nhưng đã có mức tăng trưởng hơn 20%, góp gần 92.000 tỷ đồng vốn hóa cho thị trường.
Trong nhóm này, VJC là gương mặt lên sàn sớm nhất và cũng ghi nhận mức tăng giá cổ phiếu hơn 75%, góp thêm vào thị trường hơn 63.000 tỷ đồng.
Đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng quy mô thị trường không thể không kể đến nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cổ phiếu vua VCB, CTG, BID, MBB đã đem về 126.000 tỷ đồng.
Chỉ 10 cổ phiếu vốn lớn nhất đã chiếm 56% giá trị thị trường
3 doanh nghiệp đã đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng quy mô thị trường là VNM, VIC, GAS cũng là 3 doanh nghiệp đứng đầu về giá trị thị trường trên sàn HOSE.
Điều đáng nói là sự phân hóa mạnh mẽ trên thị trường. Chỉ 10 cổ phiếu lớn nhất đã chiếm tới 56% giá trị thị trường trong khi hàng trăm cổ phiếu còn lại chỉ đóng góp 44%.
Theo Mai Linh/Trí thức trẻ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40