Cần thiết phải có chương trình và SGK mới
Với quy mô khoảng gần 2,8 triệu học sinh (HS) THPT, trong đó HS lớp 12 gần 1 triệu, chương trình giáo dục hiện nay gần như định hướng HS sau THPT sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Các báo cáo tổng kết năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho thấy nếu số HS tốt nghiệp THPT năm 2011 là 1.048.000 thì số lượt thí sinh dự thi ĐH, CĐ là 1.960.000. Năm 2012, con số tương tự là 964.000 và 1.812.592; năm 2013 là 946.000 và 1.710.483. Điều này cho thấy, HS tốt nghiệp THPT đều chọn thi ĐH, CĐ.
Nặng thi cử, chỉ hướng học sinh vào ĐH
Thực tế này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến cơ chế, thủ tục - ngay từ tháng 3 hằng năm, HS đã phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ (trước khi thi tốt nghiệp THPT); do tâm lý phụ huynh và HS chọn học ĐH để có cơ hội việc làm, thăng tiến trong tương lai; do hệ thống các bậc đào tạo và các loại hình đào tạo khác với ĐH chưa bảo đảm chất lượng…
SGK cần được cải tiến, đưa học sinh đến gần cuộc sống hơn Ảnh: TẤN THẠNH
Những điều này được dẫn ra tưởng chừng như nghịch lý với logic cho rằng nếu chọn học ĐH thì học sinh phải có khả năng khám phá và có tố chất nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, thực tế đang diễn ra cho thấy nhiều chương trình đào tạo ở các trường ĐH đã trở thành chương trình đào tạo cấp 4 - một hệ quả do cả nhà trường ĐH và sinh viên vốn được đào tạo theo chương trình nặng từ chương lý thuyết hàn lâm, yếu về thực hành thí nghiệm ở bậc THPT.
Mục tiêu của việc học ở bậc THPT là vào ĐH, phương cách để vào hầu hết các trường ĐH là điểm thi cao. Những điều này đã làm cho nền giáo dục phổ thông mang tính chất “tiếp cận nội dung” của chương trình đào tạo hơn là “tiếp cận kỹ năng” của người học.
Trước đây, mục tiêu giáo dục toàn diện thường được hiểu đơn giản là HS phải học đầy đủ tất cả các môn thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao. Việc thực hiện mục tiêu giáo dục cũng nghiêng về truyền thụ kiến thức càng nhiều càng tốt, chú trọng dạy chữ hơn dạy người; chú trọng truyền bá kiến thức hơn đào tạo, bồi dưỡng năng lực của người học; ít yêu cầu người học vận dụng kiến thức vào thực tế… Tình hình này đã dẫn đến hiện tượng “quá tải”, vừa thừa vừa thiếu đối với người học và đối với mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân… Để đạt được mục tiêu này, việc cải tiến chương trình giáo dục và đổi mới SGK là điều không thể không làm.
Môn học phải “thấm” vào học sinh
Chương trình phổ thông của nhiều nước khác so với Việt Nam không nặng hơn về số giờ học nhưng phong phú hơn, chú trọng nhiều đến thực hành và ứng dụng hơn; chú trọng khả năng quan sát, phán xét và tư duy độc lập của HS hơn; HS có nhiều điều kiện để làm thí nghiệm và tiếp cận với các máy móc hơn.
Ví dụ ở Pháp, trong môn lý-hóa (chương trình giáo dục của Việt Nam tách riêng làm 2 môn), HS được học không chỉ các công thức vật lý và hóa học mà còn được học ứng dụng của chúng đến sức khỏe của con người ra sao, trường điện từ, áp suất hay các nguyên tố ảnh hưởng đến con người thế nào... HS được thực nghiệm trên lớp, làm những dụng cụ như radio hay vi mạch điều khiển tự động ở mức đơn giản. HS phổ thông theo hướng học nghề thì được tiếp cận máy móc công nghiệp hiện đại, như các máy để chế tạo và sửa chữa ô tô.
Cách tiếp cận các môn khoa học khác ở Pháp đã bắt đầu mang tính nghiên cứu: đặt vấn đề, suy luận, đặt các giả thuyết, làm thí nghiệm trên các ví dụ, viết ra phương trình thích hợp, tính toán tìm lời giải, kiểm tra lời giải, trình bày và thông báo kết quả. Tóm lại, nội dung các môn học và cách tổ chức môn học tiếp cận sát với thực tế và đưa HS đến gần cuộc sống hơn.
Hiện Đề án Chương trình, SGK mới đang được thảo luận và nếu được thông qua sẽ được lần lượt triển khai bắt đầu ở các lớp 1, 6 và 10 từ năm học 2016-2017. Đến năm học 2021-2022, các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và SGK mới. Định hướng chung của đề án vẫn là phát triển năng lực HS, bảo đảm hài hòa giữa dạy chữ, dạy người và tiếp cận nghề nghiệp.
Ngoài chương trình chính thức trên lớp, cần có nhiều hoạt động ngoại khóa có tính tự nguyện, nhằm nâng cao khả năng khám phá khoa học của HS như: hướng dẫn HS theo dõi các chương trình, sách báo về khoa học, các cuộc thi Olympic về khoa học, tham quan phòng thí nghiệm của các nhà máy và các trường ĐH, tham gia “ngày mở cửa” ở các ĐH…
Tuy nhiên, đó chỉ mới là nội dung môn học. Để nội dung môn học được “thấm” đến HS thì việc cải tiến phương pháp giảng dạy và truyền đạt của giáo viên, trong đó chú trọng đến hình thức giúp HS làm việc theo nhóm qua các seminar, cũng là một yếu tố quyết định đề án đổi mới có thành công hay không.
Chỉ có một nền giáo dục thực học, thực nghiệp mới trang bị cho HS từ bậc THPT các điều kiện và bồi dưỡng tố chất về kỹ năng khám phá, nghiên cứu khoa học. Để khi bước vào môi trường ĐH, các em sớm bắt nhịp với môi trường học thuật có yêu cầu cao về các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu áp dụng kỳ thi vượt cấp
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề xuất nghiên cứu áp dụng thí điểm mô hình AP (Advanced Placement - kỳ thi vượt cấp) cho một số trường THPT, trước hết là các trường chuyên, liên kết với một số trường ĐH lớn. Chương trình AP đòi hỏi HS phải tham dự các khóa học yêu cầu cao, giúp họ đạt được kết quả cao hơn trong học tập tại trường ĐH. HS tham gia AP đạt đủ tín chỉ để vào học tại các trường ĐH với điều kiện là các bài thi AP trong thời gian học trung học (lớp 11 và 12) phải đạt mức điểm yêu cầu (hơn 60% trường trung học Mỹ hiện có các khóa học AP và khoảng 30% HS trung học Mỹ tham gia các kỳ thi của AP).
Nguồn NLĐO
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20