Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bạo lực gia đình 25/11:

Cần sự chung tay của toàn xã hội

Mặc dù Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực, song thực tế hiện nay, tại nhiều nơi vẫn xảy ra bạo lực gia đình (BLGĐ). Để giảm và tiến tới không còn BLGĐ là trách nhiệm không của riêng ai.  
tin nhap 20161122092927 Học viện Phụ nữ Việt Nam thắp nến phản đối bạo lực gia đình
tin nhap 20161122092927 Giảm thiểu bao lực gia đình: Cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền

Những câu chuyên của người trong cuộc

Ghi nhận tại hội thảo báo cáo kết quả khảo sát nghiên cứu về kết quả thực hiện luật phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) tại hai xã thuộc huyện Trấn Yên - Yên Bái do Trung tâm Nghiên cứu hỗ trợ gia đình và Phát triển cộng đồng (CFSCD) phối hợp với Trung ương Hội LHPNVN, Hội LHPN tỉnh Yên Bái diễn ra cách đây chưa lâu đã hé lộ một thực trạng đáng báo động về BLGĐ vẫn còn tồn tại từ nhiều năm qua tại địa bàn này.

tin nhap 20161122092927
Sinh viên HVPNVN ký hưởng ứng phong trào phản đối bạo lực gia đình.

Trường hợp chị Triệu Thị Vinh sinh năm 1979 là một trường hợp tiêu biểu cho nạn bạo hành ở xã Y Can – huyện Trấn Yên (Yên Bái). Hầu hết thu nhập của gia đình đều trông đợi vào công việc đồng áng, nương rẫy nên rất khó khăn. Mâu thuẫn gia đình chị bắt nguồn từ việc chồng ngoại tình rồi về nhà ruồng rẫy, bạo hành vợ con. Đỉnh điểm của mâu thuẫn này cách đây gần 1 tháng chồng chị trong một lần uống rượu say đã tưới xăng lên người vợ và toàn bộ xưởng gỗ rồi phóng hỏa. Hậu quả của đòn thù để lại là những vết sẹo bỏng chằng chịt khắp người và tay, chân cùng nỗi đau tinh thần dai dẳng mà người phụ nữ đáng thương này phải hứng chịu.

Chị Vinh cho biết nguyên nhân chủ yếu của việc bạo hành hầu hết xuất phát từ rượu. Trên địa bàn xã Y Can chỉ vẻn vẹn 80 hộ dân, nhưng có tới 3,4 cơ sở nấu rượu. Có những cơ sở này một ngày tiêu thụ hết 40 lít rượu nên việc đàn ông bạo hành vợ con khiến nhiều chị em phải chui lủi trong rừng, trên những lán được dựng tạm bợ trên nương rẫy chờ chồng tỉnh rượu mới dám về nhà là tình trạng phổ biến ở đây.

Một trường hợp nữa là chị Nguyễn Thị Tính – xã Tân Đồng – huyện Trấn Yên (Yên Bái). Chị Tính là nạn nhân liên tiếp nhiều năm qua bị chồng bạo hành về tình dục. Lý do chị nằm trong danh sách những người được cử đi tham dự hội thảo nhưng đến phút cuối chị đành từ chối vì sợ những trận đòn chị phải hứng chịu khi quay trở về.

Chị Trần Thị Thu – Phó Bí thư Đảng ủy xã Y Can cho biết, để đến tham gia buổi hội thảo với tư cách là đại diện nạn nhân bị bạo hành thì trường hợp chị Vinh quả là dũng cảm và các cán bộ từ huyện đến xã phải dùng nhiều biện pháp để khống chế gã chồng bất nghĩa thì chị mới có thể đi được.

Chia sẻ về điều này, bà Hoàng Thị Ái Nhiên – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã nêu ra một thực trạng, mặc dù Việt Nam đã có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực tế hiện nay, nhiều phụ nữ vẫn còn nặng tư tưởng “chuyện riêng của mỗi gia đình” hay “xấu chàng hổ ai” thậm chí đang tồn tại một nghịch lý, nếu pháp luật vào cuộc xử lý người chồng thì vợ lại là người đi lo tiền nộp phạt khiến nhiều phụ nữ lựa chọn cách tiếp tục nín nhịn.

Thực tế này đã được ông Phạm Ngọc Khảm – Trưởng công an xã Tân Đồng cho biết thêm, có những vụ bạo lực vừa mới xảy ra và được can thiệp kip thời nhưng có những vụ tái diễn nhiều lần. Công tác trong ngành đã gần 20 năm nay nên dường như nhà của anh đã trở thành địa chỉ trú ẩn của chị em bị chồng bạo hành. Nhiều chị em phụ nữ còn trú ngụ qua đêm bởi họ không còn cách nào khác là chỉ có thể tìm đến nhà trưởng ban công an xã bởi đây là nơi an toàn nhất. Bi hài hơn là phải xử lý những trường hợp cả hai vợ chồng đều gây bạo lực và vi phạm pháp luật về việc sử dụng hung khí.

Đôi khi việc xử phạt lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn bởi dựa trên cơ sở Luật Phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương hình thức tạm giữ tại xã chỉ có hiệu lực cao nhất là 12h. Đối tượng tạm giữ là người có hành vi bạo lực nên lực lượng công an buộc phải can thiệp để họ qua cơn say rồi mới tiến hành khuyên bảo, cảnh cáo. Tuy nhiên với những trường hợp có liên quan đến hung khí buộc phải áp dụng hình thức xử phạt hành chính, mức cao nhất là 2 triệu đồng. Một nghịch lý khiến lực lượng chức năng khá đau đầu bởi nếu xử phạt mạnh tay thì tình trạng BLGĐ lại có nguy cơ gia tăng bởi đối tượng cuối cùng chịu trách nhiệm nộp phạt lại là người phụ nữ. “Nguy cơ bạo hành sẽ lại tiếp tục xảy ra nếu người vợ không tìm được cách lo tiền cho chồng nộp phạt” – ông Khảm tâm sự.

Còn nhiều lỗ hổng trong nhận thức

Vừa qua, sự kiện 500 ngọn nến được các sinh viên của Học viện Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội) thắp lên nhằm phản đối nạn BLGĐ, nhân ngày Thế giới phòng chống BLGĐ (25/11) và tháng hành động chống lại BLGĐ ở Việt Nam đã thu hút hàng nghìn người tham gia. Sau màn thắp nến, các bạn sinh viên đã ký hưởng ứng phong trào phản đối bạo lực gia đình đã cho thấy, vấn nạn này đang được cả xã hội quan tâm và vào cuộc quyết liệt.

Cũng theo TS Trần Quang Tiến – Giám đốc HVPNVN cho rằng: “Đã đến lúc mỗi con người và toàn xã hội chúng ta phải được nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc về bản chất, nguyên nhân và hậu quả của BLGĐ. Bạo lực gia đình là tội ác, là vi phạm quyền con người. Không ai được phép sử dụng hành vi bạo lực để kiểm soát hoặc trừng phạt người khác cho dù với bất cứ lý do gì”.

Cũng tại sự kiện này, nói về nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, Tiến sĩ Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện PNVN - cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, nhưng nguyên nhân căn bản và sâu xa nhất vẫn là sự hạn chế về nhận thức và sự bất bình đẳng giới trong gia đình cũng như của xã hội. Hầu hết những người gây ra bạo lực cho rằng họ có quyền kiểm soát và sử dụng hành vi bạo lực đối với những gì mà họ nghĩ thuộc về họ, bao gồm cả tài sản và vợ, con họ; họ tin rằng bạo lực có thể giải quyết mọi vấn đề.

Trong khi đó, nhận thức của nhiều người trong xã hội vẫn là phụ nữ không bằng nam giới, phụ nữ không có khả năng kiểm soát cuộc sống và đưa ra các quyết định. “Lịch sử cũng để lại nhiều định kiến, trực tiếp và gián tiếp gây ra và thúc đẩy bạo lực như người vợ phải biết phục tùng người chồng, phải làm tròn “bổn phận” của mình và bản thân người phụ nữ cũng không dám, ngại nói ra câu chuyện của mình và còn rất nhiều lý do khác” – Tiến sĩ Tiến nói.

Chia sẻ về thực tế này, bà Lê Thị Thủy – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ gia đình và Phát triển cộng đồng (CFSCD) cho biết, qua kết quả khảo sát cho thấy nhận thức từ cán bộ và người dân vẫn còn yếu kém. Đơn cử như ngay cả cán bộ tư pháp của xã Y Can khi được hỏi cũng chỉ kể ra được các hình thức bạo lực nhưng không mô tả được chi tiết. Thậm chí có cán bộ quản lý còn cho rằng, bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi nhà: “Trong gia đình có những chuyện gì không hay ho thì vợ chồng bảo ban nhau thôi". Hầu như người gây ra bạo lực chưa được tuyên truyền, giáo dục, chưa hiểu biết đầy đủ về hành vi BLGĐ. Cũng theo bà Thủy, để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình, cần tuyên truyền để người dân cần hiểu về Luật, tập trung tuyên truyền vào đối tượng nam giới, thay đổi quan niệm định kiến về giới...

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).

Tin khác

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động