Căn nhà hạnh phúc trên đôi chân tật nguyền

Noel năm 2003, cái lạnh giá trong cơn mưa lất phất cũng không cản được bước đi tập tễnh của chàng trai khuyết tật Phạm Quý Xuân (SN 1971). Anh chậm rãi, hít thở thật sâu, tiến thẳng đến trước mặt Trương Thị Thà (SN 1979), người con gái cũng bị khuyết tật và dõng dạc nói: “Mình là một gia đình nhé!”.

Đáp lại lời cầu hôn nồng ấm, chan chứa yêu thương ấy, Thà ngượng nghịu, e lệ gật đầu trong hai hàng nước măt lăn dài vì xúc động. Hạnh phúc hiển hiện đấy, nhưng ngay lúc đó cả hai đều hiểu rằng, họ sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn, nhiều “cửa ải” nữa mới có thể đến được với nhau.

Tình yêu qua 2000 cánh thư

Về chợ Vồi, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội, hỏi đôi vợ chồng Xuân – Thà không ai là không biết. Bởi, với tình yêu của mình, họ đã dựng xây hạnh phúc trên đôi chân tật nguyền khiến ai cũng phải ngưỡng mộ, truyền tai nhau nghe về câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích giữa đời thường.

Ảnh cưới của vợ chồng anh Xuân – chị Thà

Không khó để chúng tôi tìm được gian hàng quần áo của vợ chồng Xuân – Thà. Trong gian hàng nhỏ đầy quần áo trẻ em xinh xắn, đầy đủ màu sắc, chị Thà lúc nào cũng nở nụ cười vui vẻ, hiền hậu. Tuy gian hàng của vợ chồng chị Thà không lớn, hàng hóa cũng không phong phú được như những cửa hàng bên cạnh nhưng luôn tấp nập khách hàng ra vào. Khi vào cửa hàng, dù khách có ưng ý, mua hàng hay không, chị Thà cũng đều cười tươi, hỏi nhu cầu về màu sắc và kích cỡ của từng món đồ để chị đi lấy, lần sau khách quay lại.

Hơn 12h, khi khách đã vắng, chị Thà kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện tình lãng mạn, hạnh phúc nhưng đầy chông gai của mình.

Lúc sinh ra, chị cũng khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Nhưng lên 2 tuổi, sau trận ốm thập tử nhất sinh đã khiến cho đôi chân, đôi tay của chị bị co quắp, teo tóp, cử động khó khăn. Dù được gia đình đưa đi chạy chữa khắp nơi, nhưng bệnh tình chẳng thuyên giảm. Cả tuổi thơ của chị chỉ gắn với bệnh viện và quanh quẩn trên chiếc giường nhỏ bé.

Khi đã biết nhận thức, thấy các bạn nô đùa, còn tung tăng đến trường, bi bô tập đọc, tập viết, Thà thấy tủi thân lắm. Từ mong muốn, khát khao cháy bỏng ấy đã tiếp thêm cho chị nghị lực để tập đi. “Lúc đầu tập đi, tôi bám dần dần vào thành giường, góc tường. Về sau tự đi tập tễnh, ngã dúi dụi. Nhưng nén lại nỗi đau, tôi quyết tâm tập đi bằng được”, chị Thà chia sẻ.

Từ quyết tâm, cũng như niềm khao khát đến trường của Thà đã khiến gia đình phải đồng ý cho chị đi học. Những năm theo học, dù sức khỏe yếu, hạn chế trong việc tập viết hoặc viết theo lời thầy cô. Nhưng Thà vẫn luôn đạt được kết quả cao, khiến mọi người ngưỡng mộ.

Thời gian trôi qua nhanh, Thà trở thành thiếu nữ với nước da trắng, nhưng tội cái là chân tay lại vẫn bị co quắp. Trong khi các bạn đã có đôi, có cặp, thì Thà vẫn một mình lùi lũi đi về. Thương cho hoàn cảnh của Thà, một người bạn đã đưa thông tin của Thà lên mục kết bạn qua thư của một chương trình phát thanh.

Lá thư đầu tiên Thà nhận được vào giữa năm 1998. Đó là của một người đàn ông xa lạ, với nét chữ viết nguệch ngoạc, tên Phạm Qúy Xuân ở mãi xã Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ. “Lần đầu tiên nhận được thư của người con trai xa lạ, tôi thấy bồi hồi khó tả. Lá thư giản dị, với những lời làm quen mộc mạc, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc với tôi. Chẳng thế mà tôi cứ đọc đi đọc lại, đọc cho đến nát lá thư mới lấy giấy bút, viết thư hồi âm lại”, chị Thà vui vẻ kể.

Những lá thư ban đầu chỉ mục đích làm quen, kết bạn, trò chuyện, sau lớn dần thành những câu chuyện gia đình, cuộc sống. Cả hai trao nhau những lời động viên, chia sẻ, trở thành điểm tựa tinh thần trong cuộc sống hằng ngày.
Hơn 5 năm gửi gắm yêu thương, hàng nghìn bức thư qua lại, tình cảm của họ cứ lớn dần lên. Mọi chuyện về cuộc sống gia đình, tâm tư tình cảm, ước mơ tương lai họ đều nói cho nhau nghe, chỉ riêng chuyện hai người bị tàn tật thì được giấu nhẹm.

Ngày sinh nhật chị, anh Xuân gửi tặng một thanh kẹo cao su và lời nhắn nhủ muốn được nhận lại một bức hình của “người trong mộng”. Lựa chọn đi, lựa chọn lại, cuối cùng chị Thà chọn một hình chụp bán thân, với nụ cười tươi gửi cho anh và cũng nhắn lại là muốn xin một bức hình chân dung.

“Sau khi gửi ảnh, tôi chờ mãi mới nhận được thư của anh ấy khen xinh, nhưng không kèm theo ảnh của anh ấy. Lúc ấy tôi nghĩ anh ấy bông đùa mình, nên tôi định đem gần 2000 bức thư ra đốt và không viết thư cho anh ấy nữa, mặc dù tim tôi cũng đau nhói”, chị Thà giọng trầm xuống.

“Lúc nhận ảnh, tôi phát… hoảng. Lý do là bởi cô ấy quá xinh, trong khi đó, nhìn lại tấm thân tàn tật của mình, tôi thấy tự ti quá. Vì nghĩ cô ấy là người xinh đẹp và lành lặn như thế, sao có thể yêu một người tàn tật như mình nên tôi đành giấu niềm yêu, không biên thư lại cho cô ấy nữa”, đưa ánh mắt yêu thương nhìn vợ, anh Xuân chia sẻ.

Duyên trời đã định

Người thì tự ái vì nghĩ bị trêu đùa, người lại tự ti về bản thân. Hai người đành giấu cảm xúc, niềm yêu vào trong tim, giữ đó là kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời của mình. Nhưng, dường như duyên trời đã định, khi cho họ gặp nhau trong một hoàn cảnh chẳng khác gì trong phim tình yêu lãng mạng.

Vợ chồng chị Trương Thị Thà, anh Phạm Quý Xuân bên các con trong căn nhà hạnh phúc

Năm 2002, không biết có phải do ông trời run rủi hay không. Nhưng cả hai anh chị đều đăng ký vào học lớp may dành cho người khuyết tật ở Sơn Tây. Ngày nhập học, khi thầy giáo đọc đến tên nhau, cả hai như có dòng điện lạnh toát chạy dọc sống lưng khi biết “người trong mộng”.

Biết nhau là vậy, nhưng vì cái tôi, sự ngại ngần bẽn lẽn, cả hai chỉ len lén nhìn nhau, để cho mối tơ lòng giằng xé. Cơ hội để cảm xúc của cả hai không thể kìm nén được nữa là khi chị Thà bị ốm. Suốt 10 ngày chị nằm liệt giường, anh Xuân luôn túc trực bên cạnh, ân cần chăm sóc chị.

“Dù ở bên nhau, nhưng cả hai cố giấu lòng mình và chỉ hỏi han bệnh tình sức khỏe, âm thầm quan tâm đến nhau. Nhưng chúng tôi biết rằng trái tim đã hoàn toàn thuộc về nhau”, anh Xuân chia sẻ.

Hôm anh Xuân về “ra mắt”, bố mẹ, bạn bè của chị Thà nhất quyết phản đối, bởi thương đôi trẻ cùng tật nguyền, làm sao nuôi nổi nhau qua những cơn khốn khó?. Trước sự lo lắng, phản đối của mọi người, chị Thà vẫn kiên quyết: “Tình yêu của chúng con bắt đầu từ cách đây 7 năm, vượt qua cả những xa cách.  Dù ăn khoai với muối, con cũng chấp nhận bên cạnh anh ấy đến suốt đời”. Thấy con kiên quyết, bố mẹ chị dù lo lắng, nhưng vẫn phải đồng ý cho hai người được nên nghĩa vợ chồng.

Sau khi hoàn thành khóa học may, hai vợ chồng đi làm thuê ở các trung tâm may nhân đạo để kiếm sống. Vợ chồng khỏe mạnh bình thường đã kiếm ăn vất vả, nói chi đến cả hai cũng tàn tật. Có lúc không có chỗ để ngủ, anh chị mượn tạm chiếc lều vịt để ở. Cuối năm 2004, con gái đầu lòng chào đời, anh chị đặt tên con là Phạm Hoàng Phúc. Có con nhỏ, cuộc sống càng khó khăn hơn. Năm 2006, con gái thứ hai là Phạm Hoàng Châu Giang càng khiến cuộc sống gia đình trăm bề khó khăn…

Khi các con đã cứng cáp, muốn cái thiện tình hình kinh tế, hai vợ chồng nhận đồ về làm thêm buổi tối. Ngoài làm may, sửa quần áo, anh chị nhận làm hàng mã giao cho một số người trong vùng. Thấy con vất cả, bố mẹ chị cho một mảnh đất rộng chừng 30m2 ở thôn Văn Giáp (Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) để ở. Năm 2010, được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, anh chị đã xây được một căn nhà nhỏ để ở.
Làm may ở trung tâm nhân đạo không đủ sống, nhất là khi đã có hai cháu nhỏ, anh chị quyết định về quê lập nghiệp.

Cuối năm 2005, anh chị tìm được một chỗ ngồi ở góc cuối chợ Vồi, Thường Tín bán hàng.

Chị Thà nhắc đến chồng bằng một niềm ngưỡng mộ. Trong cuộc sống, anh chưa từng to tiếng với vợ con. Tôi hỏi, sau này con gái lớn, anh chị có định kể lại chuyện cổ tích tình yêu của bố mẹ không? Chị mỉm cười, chỉ vào chồng thư chồng chị đang gói rất cẩn thận ở góc tủ: “Thỉnh thoảng, hai vợ chồng lục lại kỷ niệm xưa, rồi nhìn nhau mỉm cười. Có đêm, hai vợ chồng nằm trò chuyện đến sáng. Tôi trộm nghĩ, nếu ngày xưa, không có lớp học đó thì liệu tôi có được hạnh phúc như ngày hôm nay”.

Đêm về, trong căn nhà nhỏ, ánh đèn điện soi sáng hình ảnh người cha ngồi xe lăn dạy cho con từng bài toán khó, còn người mẹ khâu vá quần áo để sáng sớm mai tiếp tục hành trình đến với miền yêu thương. Trong chúng tôi đều dâng lên niềm vui khôn tả. Chúc cho cuộc sống anh chị bớt vất vả, hạnh phúc dài lâu.

Tuấn Trung

 

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Xem thêm
Phiên bản di động