Cần giữ gìn môi trường sống từ thói quen hằng ngày
Duy trì phong trào tổng vệ sinh môi trường phòng, chống dịch | |
Muốn việc lớn thành, hãy bắt đầu từ hành động nhỏ |
Một sáng kiến, nhiều lợi ích
Những khu dân cư ngăn nắp tươi tắn màu cờ sắc hoa, những con đường, ngõ xóm sạch sẽ, thỉnh thoảng ở các ngõ nhỏ tiếng chổi tre của gia đình nào đó vang lên quét lá thu gọn nơi góc đường… đó là hình ảnh dễ thấy khi về với phường Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), nơi đã có những chuyển biến tích cực trong công tác vệ sinh môi trường thời gian qua. Dễ thấy, công tác bảo vệ môi trường đã được triển khai đồng bộ xuống từng địa bàn, khu dân cư. Nhiều nơi đã có những sáng kiến thiết thực, mang lại lợi ích cho cộng đồng, tiêu biểu sáng kiến lắp camera theo dõi tại tổ dân phố số 7 (phường Đức Thắng).
Nhờ sự nỗ lực của chính quyền và người dân, nhiều con đường ở phường Đức Thắng hiện nay khang trang, sạch đẹp (Ảnh: K.T) |
Người đi đầu trong sáng kiến lắp camera bảo vệ môi trường tại tổ dân phố số 7 phường Đức Thắng là ông Nhâm Văn Toán, sinh năm 1946 (Nguyên giảng viên trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội). Là một giảng viên với hơn 50 năm gắn bó với nghề giảng dạy, ông Toán luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hiện nay, tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia các lớp cao học, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Được biết, những năm về trước, ngã tư ngõ 59/10 khu tập thể Mỏ địa chất có tình trạng người dân thiếu ý thức, thường xuyên tập kết rác ngoài giờ quy định. Chứng kiến những hành vi đó, ông Toán đã dành thời gian theo dõi, nhắc nhở và đưa ra ý tưởng lắp camera theo dõi.
Sau khi ý tưởng được thông qua tại cuộc họp của khu tập thể, ông Toán cũng là người tự bỏ tiền túi ra lắp camera đặt ngay chỗ mà người dân thường xuyên bỏ rác không đúng giờ quy định. Thế là chỗ tập kết rác đó từ lần sau dần đi vào nề nếp, không còn tình trạng rác úng đọng trong ngày làm cho môi trường thật sự xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, ông Toán cũng thường xuyên cầm chổi quét mỗi buổi sáng, chiều, hễ lúc nào có rác là ông cầm chổi quét sạch sẽ. Ông chia sẻ, việc giữ gìn môi trường nên bắt đầu từ ý thức của mỗi người dân và phải hình thành trong thói quen hằng ngày.
“Hiện nay, con đường tại khu dân cư luôn sạch sẽ, sáng sủa. Mọi người dân xung quanh đều vô cùng vui mừng và cảm ơn sáng kiến của ông Toán, nhờ có ông mà con đường mới được sạch đẹp như thế này”, bà Hồ Thị Minh Tâm – Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Đức Thắng cho biết. Cũng theo chia sẻ của bà Tâm, ngay khi sáng kiến của ông Toán phát huy được hiệu quả, các khu tập thể khác cũng học tập lắp camera nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường. Ví dụ, tại đoạn đường nở hoa ngõ 40 khu tập thể Lâm Nghiệp. Trước đó, tại đây có tình trạng người dân bê cả chậu cây đi hoặc đổ cây để lấy chậu mang về, sau khi lắp camera theo dõi, tình trạng này đã không còn nữa.
Hình thành từ thói quen
Được biết, trước đó nhằm góp phần xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, làm thay đổi diện mạo, cảnh quan đô thị, trên địa bàn phường Đức Thắng đã có nhiều hoạt động thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường. UBND phường đã tổ chức nhiều buổi ra quân tổng vệ sinh môi trường, bóc xóa quảng cáo rao vặt, xử lý bảng, biển hiệu sai quy định, thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn phường. Với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo các tổ dân phố, các chi hội đoàn thể và toàn thể nhân dân trên địa bàn phường.
Trong các buổi ra quân, chính quyền và người dân đã cùng nhau tổ chức giải tỏa lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tháo dỡ biển quảng cáo sai quy định trên các tuyến đường chính gồm: Đường Đức Thắng, đường Hoàng Tăng Bí, đường Sông Nhuệ, phố Lê Văn Hiến, phố Văn Hội... Cùng với việc ra quân xử lý vi phạm, phường Đức Thắng cũng thành lập các tổ duy trì trì trật tự an toàn giao thông, thực hiện văn minh đô thị phối hợp với đoàn viên thanh niên, hội viên các hội đoàn thể và các tổ dân phố duy trì việc tổng vệ sinh môi trường, bóc xóa quảng cáo, rao vặt đảm bảo cảnh quan, văn minh đô thị.
Giữ gìn môi trường từ thói quen hằng ngày của người dân (Ảnh:K.T) |
Không chỉ tại phường Đức Thắng mà trên địa bàn Hà Nội, rất nhiều người dân đang cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống. Ví dụ, tại phường Khương Trung (Thanh Xuân), phường Trung Tự (Đống Đa)… hoạt động bảo vệ môi trường cũng diễn ra sôi nổi. Xác định bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, Đảng ủy, UBND các phường đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các thôn cùng vào cuộc vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; phân công cán bộ phụ trách các thôn, xóm và có quy chế về bảo vệ môi trường phù hợp với thực tế. Sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong xã, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ được giao vai trò chủ đạo đã phát động nhiều phong trào, qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân trong việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
Trên thực tế, có thể thấy, Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là nơi có địa bàn rộng, dân cư đông đúc vừa là lợi thế và cũng là khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường nếu không có sự “hợp tác” của người dân thì không thể làm được. Cho nên, ý thức người dân là vô cùng quan trọng giúp Thành phố thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong công tác bảo vệ môi trường. Bà Hoàng Thị Hồng (Chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu dân cư 19, phường Khương Thượng) cho biết, tại khu dân cư có nhiều người đã trên 70 tuổi nhưng vẫn tích cực tham gia dọn vệ sinh tại nơi mình sinh sống. Bà Hồng cho rằng, khu dân cư có sạch đẹp thì môi trường sống mới bảo đảm sức khỏe. Đây vừa là phong trào của tổ dân phố, của phường và cũng là trách nhiệm mà mỗi người dân nên làm.
Có thể thấy, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay càng có ý nghĩa lớn lao và thiết thực đối với đời sống con người. Bởi hơi thở của chúng ta gắn liền với thiên nhiên, khi ta còn tồn tại thì môi trường sống còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Vì vậy, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường, có thể bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất như: không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định, nhặt rác và những chiếc lá rơi, không bẻ cành… những việc làm ấy tuy nhỏ, nhưng có ý nghĩa lớn, cũng như thay lời cảm ơn đối với thiên nhiên.
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49