Cần đổi mới quy trình làm luật
Đến năm 2017 giải quyết cơ bản tồn đọng sổ đỏ | |
Xử lý hình sự vi phạm về thuốc bảo vệ thực vật | |
Chế tài đã có, liệu có khó triển khai? |
Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) gồm 3 phần, 26 chương và 426 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2016. Tuy nhiên, khi Bộ Luật sắp có hiệu lực, thì các chuyên gia đã phát hiện ra một số quy định “không ổn”, khiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây phải mời các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh/thành phố họp bất thường để xem xét việc hoãn thi hành Bộ Luật Hình sự (sửa đổi).
Trước khi kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, trong mục “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” khi đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho hay: Vì là một trong những đạo luật hết sức quan trọng, nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã quyết định dành 2 tháng để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Qua rà soát thì có đến 7 triệu ý kiến đã đóng góp rất tâm huyết cho dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi). Và Bộ trưởng Hà Hùng Cường kết luận: “Đây là dự thảo luật đã được nghiên cứu, chỉnh sửa khá công phu, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước”.
Các đại biểu bấm nút thông qua dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) sáng 27.11. 2015. |
Trên tinh thần đó, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, sau một vài ngày thảo luận, xem xét, vào sáng 27.11.2015, với 84.1% số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi). Một trong những điểm mới của Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) là quy định về trách nhiệm hình sự và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân khi xảy ra sai phạm. Cạnh đó, bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh: Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội chống mệnh lệnh (Điều 394); Tội đầu hàng địch (Điều 399).
Tuy nhiên, khi đạo luật này sắp có hiệu lực thì các chuyên gia pháp lý và kinh tế phát hiện một số quy định không phù hợp với thực tiễn; thậm chí trùng lắp dẫn đến việc ngày 27.6.2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải triệu tập phiên họp khẩn với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh/thành phố xem xét hoãn thực thi đạo luật sửa đổi này. Lý do, tại Điều 292, tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông quy định: Người nào cung cấp một trong các dịch vụ sau: Kinh doanh vàng trên tài khoản; sàn giao dịch thương mại điện tử; kinh doanh đa cấp; trung gian thanh toán; trò chơi điện tử trên mạng; và các loại dịch vụ khác theo quy định của pháp luật trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thì bị truy tố hình sự.
Các chuyên gia cho rằng, với quy định tại Điều 292 như trên sẽ làm ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách khuyến khích khởi nghiệp, thúc đẩy công nghệ thông tin của Chính phủ. Điều này cũng trái ngược với tinh thần khuyến khích để Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố gần đây. Thậm chí, điều luật trên cũng có khả năng kìm hãm sự phát triển của các ngành nghề cung cấp các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số trên mạng máy tính, trong khi những ngành nghề này đang được mong đợi và tin tưởng là hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Không những thế, tại Điều 175 quy định về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đã bỏ tình tiết “bỏ trốn để chiếm đoạt” trước đây quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 140 Bộ Luật Hình sự (1999). Nếu quy định như vậy, kể từ ngày 1.7. 2016 trở đi, cứ vay mượn, thuê tài sản của người khác rồi bỏ trốn để chiếm đoạt, thì không phạm tội?
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có chức năng lập hiến, lập pháp và giám sát tối cao. Do đó, theo các chuyên gia nhân việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hoãn thực thi Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) đã đến lúc phải đổi mới quy trình làm luật hiện nay. |
Những thiếu sót được các chuyên gia và đại biểu Quốc hội chỉ ra đã rõ ràng, vấn đề mà dư luận quan tâm tại sao một đạo luật quan trọng như Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) lại để xảy ra những lỗi như vậy? Như Lao động Thủ đô đã từng nhiều lần đề cập, do đặc thù nên khâu soạn thảo luật đang được giao cho các cơ quan hành pháp. Cụ thể, đạo luật liên quan đến ngành, lĩnh vực nào thì giao cho bộ, ngành đó soạn thảo. Ví dụ, Luật Y dược, giao cho Bộ Y tế soạn thảo. Quy trình từ lúc “thai nghén” đến khi thông qua thường được tiến hành như sau: Bộ giao cho Vụ Pháp chế và Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách soạn thảo thô dự án luật; sau khi hoàn thành trình lãnh đạo bộ cho ý kiến đóng góp. Sau khi hoàn tất khâu “xem xét” ở cấp đầu tiên, Bộ sẽ tiến hành lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các bộ, ngành liên quan để cho ý kiến bổ sung, từ đó tiến hành điều chỉnh và trình Chính phủ cho ý kiến. Chính phủ cho ý kiến đóng góp, bổ sung xong, sẽ trình lên các ủy ban chuyên môn của Quốc hội, các ban chuyên môn lại trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đó đưa ra toàn thể kỳ họp Quốc hội cho ý kiến, đóng góp để quyết định thông qua, hay không thông qua.
Nhìn vào “đường đi” của dự thảo luật, rõ ràng quy trình soạn thảo rất chặt chẽ, song có điều khi đi vào thực thi thì không ít đạo luật lại “vênh” với thực tiễn cuộc sống; thậm chí, đa số các đạo luật được thông qua đều là luật khung phải chờ các nghị định hướng dẫn của Chính phủ mới triển khai được. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có chức năng lập hiến, lập pháp và giám sát tối cao. Do đó, theo các chuyên gia, nhân việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hoãn thực thi Bộ Luật Hình sự (sửa đổi), đã đến lúc phải đổi mới quy trình làm luật hiện nay. Được biết, một trong những trọng tâm trong công tác lập pháp của Quốc hội khóa XIV xác định là đổi mới công tác làm luật
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31