Cần chủ động xin lỗi người bị oan
Tránh "hình sự hóa" quan hệ lao động hay tạo kẽ hở "trốn tội" | |
Xem xét, thông qua 18 dự án luật, 5 nghị quyết |
Thảo luận tại hội trường, hầu hết các đại biểu tán thành phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.
Dự án luật này sẽ góp phần xây dựng một nền tư pháp có trách nhiệm; ngăn chặn thấp nhất tình trạng lạm dụng, thiếu trách nhiệm, cẩu thả của cán bộ công chức khi thực thi pháp luật; hạn chế đến mức thấp nhất oan sai với người dân.
Toàn cảnh ngày làm việc thứ tám của Quốc hội. (Ảnh QH) |
Tuy nhiên, "Tôi đề nghị trong mọi trường hợp, khi có văn bản xác định bị oan thì cơ quan nhà nước phải chủ động tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường cho người bị oan, trừ trường hợp người bị oan có văn bản không cần phải xin lỗi"- Đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) kiến nghị.
Bởi theo ĐB Thủy, hiện việc tổ chức xin lỗi công khai chỉ được Nhà nước thực hiện nếu người bị oan có đơn yêu cầu, còn nếu người bị oan không có đơn yêu cầu thì việc xin lỗi công khai, phục hồi danh dự sẽ không diễn ra. Còn trong báo cáo thẩm tra nói rằng căn cứ vào Bộ luật Dân sự để xin lỗi, cải chính công khai.
Tuy nhiên, việc trích dẫn điều 34 Bộ luật Dân sự vào đây là không phù hợp, vì ở đây cơ quan, cá nhân làm oan trong quá trình giải quyết vụ án là trách nhiệm chứ không phải quan hệ dân sự. Việc bắt người, sau khi còng tay dẫn đi, trước sự chứng kiến của xóm giềng, đồng nghiệp, người bị oan luôn mong nhà nước xin lỗi công khai, bồi thường cho họ, để họ trở thành người bình thường trong xã hội”- ĐB Thủy nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này của ĐB Nguyễn Thị Thủy, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, khi có án oan, người bị oan thì việc xin lỗi công khai với người bị oan thể hiện sự “văn minh, lịch sự”. Việc xin lỗi công khai để phục hồi danh dự cho họ cần được chủ động thực hiện thay vì phải có đơn yêu cầu của họ.
Bởi “Không phải tất cả người dân đều hiểu về quyền lợi của mình, nhất là những người có trình độ văn hóa thấp, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa, việc phổ biến pháp luật có thể chưa đến nơi đến chốn. Chúng ta đã nhận lỗi trước dân là việc phổ biến pháp luật còn rất kém, vậy thì tại sao chúng ta lại bắt người dân phải hiểu hết quyền của mình. Chúng ta đang xây dựng một nhà nước phục vụ, không cần thiết phải để người dân “xin” mình thì mới phục vụ mà phải chủ động phục vụ nhân dân” -ĐB Nhưỡng nhấn mạnh.
Về nguyên tắc bồi thường của nhà nước, theo các đại biểu, cần tuân thủ nguyên tắc thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó, và việc thương lượng bồi thường phải thể hiển tính nhân văn. Theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước), thực tế, có trường hợp người dân đã bị thiệt hại rõ ràng rồi nhưng có cuộc thương lượng cứ “cò kè, thêm bớt” để giảm bớt các khoản bồi thường và cho đến khi người dân không thể thương lượng được nữa thì buộc lòng phải chấp nhận mức bồi thường do cơ quan nhà nước đưa ra.
Như vậy là không công bằng và có thể đây là một khoảng hở, dễ bị lạm dụng trong quá trình bồi thường.“Vì vậy, tôi đề nghị cần có quy định cũng như giải trình rõ hơn về thời gian, quyền và trách nhiệm của bên thương lượng bồi thường cũng như quyền và trách nhiệm của người được thương lượng, bồi thường trong quá trình bồi thường để đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và công dân”- ĐB Sang kiến nghị.
Còn cho ý kiến về việc xin lỗi, Luật sư Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cũng đánh giá phải xuất phát từ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan để xác định ai phải xin lỗi, ai phải bồi thường. Đối với một người bị oan trong vấn đề hình sự là đặc biệt nghiêm trọng, mô hình tố tụng phải có 3 cơ quan điều tra, truy tố, xét xử mới ra được vụ án. Do đó, một bản án oan sai phải có trách nhiệm của cả 3 cơ quan.
Ngoài ra, theo các ĐB, cần phải thấy được tính chất rất nghiêm khắc của các biện pháp tố tụng hình sự. Nếu như các biện pháp này được áp dụng đúng thì sẽ phát huy tác dụng cho việc phát hiện tội phạm, nếu áp dụng sai thì hậu quả để lại cho người bị oan rất nghiêm trọng.
H.Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13