Giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông thôn:

Cần bổ sung một số nghề sát với thực tế

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức 50 lớp đào tạo nghề  cho 1.750 lao động nông thôn (LĐNT), trong đó: 17 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 560 lao động; 33 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.155 lao động. Tuy nhiên, qua thực tế đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề, lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ đề nghị chương trình cần có sự điều chỉnh cho sát với nhu cầu và thực tế hiện nay.
can bo sung mot so nghe sat voi thuc te Phúc Thọ: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động hướng tới xây dựng nông thôn mới
can bo sung mot so nghe sat voi thuc te Huyện Thường Tín: Thu nhập của lao động nông thôn dần được cải thiện
can bo sung mot so nghe sat voi thuc te Quận Hà Đông: Hiệu quả từ việc nhân rộng các mô hình điểm sản xuất nông nghiệp

Tuyên truyền về chính sách, gắn với giải quyết việc làm

Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Hoàng Minh Hiến cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 18/1/ 2018 của UBND huyện Chương Mỹ về thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT huyện Chương Mỹ năm 2018, UBND Huyện đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền tới cán bộ chủ chốt từ huyện đến xã, thị trấn và đến các thôn/xóm quán triệt, phổ biến Quyết định 1956 và các văn bản của Thành phố về chính sách đào tạo nghề cho LĐNT.

can bo sung mot so nghe sat voi thuc te
Đào tạo nghề cho LĐNT tại huyện Chương Mỹ. Ảnh: L.N

Cụ thể, UBND huyện đã tổ chức 4 hội nghị tuyên truyền về công tác đào tạo nghề năm 2018 tại các xã Tiên Phương, Phụng Châu, Ngọc Hòa, thị trấn Chúc Sơn, trong đó, đại biểu dự hội nghị là người LĐNT là 150 đại biểu/hội nghị.

Bên cạnh đó, UBND Huyện cũng huy động sự vào cuộc, tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và các doanh nghiệp ở địa phương tham gia vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, huy động nguồn lực dạy nghề.

Từ thực tế hiện nay tại địa phương, ông Nguyễn Đăng Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chương Mỹ cho biết: Khó khăn lớn nhất của người nông dân trên địa bàn sau khi học nghề là khâu tiêu thụ sản phẩm.

Vì vậy, đề nghị Thành phố có cơ chế hỗ trợ ban đầu, trong việc xây dựng chuỗi liên kết giúp bà con, để các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào sản xuất nông nghiệp, nếu không người nông dân vẫn không tránh khỏi tình trạng “được mùa mất giá”, thị trường tiêu thụ hiện nay manh mún và tự phát. “Chỉ có doanh nghiệp mới có thể hỗ trợ LĐNT kinh doanh một cách bài bản và có thị trường rộng lớn, ổn định hơn, để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài”, ông Hùng kiến nghị.

Trong quá trình dạy nghề, lãnh đạo UBND Huyện, lãnh đạo các ngành là thành viên Ban Chỉ đạo 1956 huyện, các Trung tâm dạy nghề, các trường tham gia dạy nghề và giáo viên dạy nghề đã tích cực tuyên truyền thông qua người học đến người lao động trong địa phương về nội dung của Đề án, các chính sách được hỗ trợ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; đồng thời, nhà trường cũng đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho các học viên sau khi hoàn thành khóa học. UBND Huyện cũng tăng cường tuyên truyền về chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm và chính sách xuất khẩu lao động trên đài phát thanh xã, thị trấn.

Kết quả, đến nay, UBND Huyện đã tổ chức 50 lớp đào tạo nghề cho 1.750 LĐNT. Trong đó: Ngành nghề phi nông nghiệp: 17 lớp với 560 lao động; nghề nông nghiệp: 33 lớp với 1.155 lao động. Tuy nhiên, qua thực tế đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề, lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ cho biết: Do ảnh hưởng chung của việc mở rộng thị trường tiêu thụ đầu ra của hàng hóa, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cũng hạn chế, dẫn tới công tác tuyển sinh và dạy nghề phi nông nghiệp khó khăn.

Bản thân người lao động không muốn đi học nghề phi nông nghiệp vì khả năng xin việc sau khi học nghề là rất thấp, việc đăng ký học nghề phi nông nghiệp chủ yếu là lao động không đủ điều kiện tuyển dụng vào các doanh nghiệp nhưng có nghề mây tre đan truyền thống, theo học để nâng cao tay nghề làm hàng theo thị hiếu người tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập và mở cửa.

Đề nghị điều chỉnh nghề đào tạo sát với thực tế

Theo tổng kết của UBND huyện Chương Mỹ về mô hình dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn: Về nghề nông nghiệp, hiện vẫn chưa có mô hình doanh nghiệp hay hợp tác xã điểm, chỉ có hộ gia đình làm mô hình trang trại hoặc hộ gia đình sau khi học nghề áp dụng vào sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) có hiệu quả.

Từ thực tế tại địa phương và qua khảo sát nhu cầu LĐNT trên địa bàn huyện, UBND huyện Chương Mỹ kiến nghị: Trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT cần xem xét, bổ sung một số nghề phù hợp với sản xuất thực tế như: Nghề trồng lúa hữu cơ; nghề bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh tên nghề phù hợp với thực tế, như: Nghề trồng cây ăn quả điều chỉnh thành Nghề trồng cây ăn quả và trồng cây ăn quả hữu cơ; nghề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt điều chỉnh thành nghề nuôi cá nước ngọt và nuôi cá nước ngọt ứng dụng công nghệ cao.

UBND Huyện cũng đề nghị điều chỉnh thời gian dạy lý thuyết ngắn lại và thời gian thực hành nhiều hơn, nội dung dạy đi sâu hơn về phần phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ kinh phí thêm cho người học nghề thuộc nhóm đối tượng 3; nguyên nhiên vật liệu cần cho linh động theo tình hình thực tế học tránh trường hợp” cái cần thì thiếu, cái không cần thì thừa”.

Về nghề phi nông nghiệp, chưa có mô hình doanh nghiệp hay hợp tác xã điểm, chỉ có cá nhân người lao động sau khi học nghề một số ít được đơn vị dạy nghề giới thiệu việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp, còn lại cơ bản người lao động tự tìm việc làm thời vụ hoặc lâu dài tại các khu công nghiệp trong huyện và ngoài huyện, sân gôn, doanh nghiệp tư nhân... Một số về mở cửa hàng sản xuất hoặc kinh doanh tại nhà.

Từ thực tế tại địa phương và qua khảo sát nhu cầu LĐNT trên địa bàn huyện, UBND huyện Chương Mỹ kiến nghị: Trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT cần xem xét, bổ sung một số nghề phù hợp với sản xuất thực tế như: Nghề trồng lúa hữu cơ; nghề bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh tên nghề phù hợp với thực tế, như: Nghề trồng cây ăn quả điều chỉnh thành nghề trồng cây ăn quả và trồng cây ăn quả hữu cơ; nghề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt điều chỉnh thành nghề nuôi cá nước ngọt và nuôi cá nước ngọt ứng dụng công nghệ cao.

UBND Huyện cũng đề nghị điều chỉnh thời gian dạy lý thuyết ngắn lại và thời gian thực hành nhiều hơn, nội dung dạy đi sâu hơn về phần phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ kinh phí thêm cho người học nghề thuộc nhóm đối tượng 3; nguyên nhiên vật liệu cần cho linh động theo tình hình thực tế học tránh trường hợp” cái cần thì thiếu, cái không cần thì thừa”.

Từ thực tế hiện nay tại địa phương, ông Nguyễn Đăng Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chương Mỹ cho biết: Khó khăn lớn nhất của người nông dân trên địa bàn sau khi học nghề là khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, đề nghị Thành phố có cơ chế hỗ trợ ban đầu, trong việc xây dựng chuỗi liên kết giúp bà con, để các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào sản xuất nông nghiệp, nếu không người nông dân vẫn không tránh khỏi tình trạng “được mùa mất giá”, thị trường tiêu thụ hiện nay manh mún và tự phát.

“Chỉ có doanh nghiệp mới có thể hỗ trợ LĐNT kinh doanh một cách bài bản và có thị trường rộng lớn, ổn định hơn, để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài”, ông Hùng kiến nghị.

Về điểm này, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Hoàng Minh Hiến cũng đề xuất với Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện, hỗ trợ huyện Chương Mỹ trong khâu quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trên địa bàn, kết nối với các đầu mối nhằm tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, các sản phẩm nông nghiệp cho người dân, đảm bảo công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nghề được bền vững, hiệu quả.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

(LĐTĐ) Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), hiện đang là thời điểm cao điểm để các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm. Chỉ tính riêng trong tháng 11, hơn 40.000 cơ hội việc làm đã được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa ra, khoảng 15% vị trí có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng...
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024 đến nay vượt xa mục tiêu cả năm, chỉ trong 11 tháng đã đạt 114% kế hoạch năm. Điều này có được nhờ duy trì ổn định các thị trường truyền thống, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc…
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Xem thêm
Phiên bản di động