Các cấp Công đoàn Hà Nội: Chăm lo bữa ăn ca cho công nhân
Tập trung chăm lo cho lợi ích đoàn viên | |
LĐLĐ Hà Nội tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ công đoàn |
Trước thực tế này, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các CĐCS vận động chủ doanh nghiệp quan tâm chăm lo, nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho người lao động.
Bữa ăn ca ngon và sạch của CNLĐ Công ty TNHH Yamaha Việt Nam (KCN Nội Bài, Sóc Sơn) |
Dù tốn kém vẫn phải lo cho sức khỏe của công nhân
Đó là quan niệm của không ít doanh nghiệp khi triển khai tổ chức bữa ăn ca cho công nhân. Ông Nguyễn Minh sơn, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH FWCC Sowa (Khu công nghiệp Thăng Long) cho biết: Với 500 công nhân lao động, bữa ăn ca hàng ngày ở đây khá tốn kém.
Nhưng không phải vì thế mà Công ty thiếu trách nhiệm với công nhân. Vì vậy, hàng năm công đoàn luôn chủ động đàm phán với chủ lao động để cải thiện bữa ăn cho anh chị em theo thời giá thị trường. Hiện tại, bữa ăn chính cho mỗi người là 26 nghìn đồng/suất.
TS Nguyễn Thị Tuyến - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết: “Qua nắm bắt tình hình từ cơ sở cho thấy, tuy chưa đạt 100% doanh nghiệp thực hiện tốt việc tổ chức bữa ăn ca cho công nhân, nhưng hiện nay cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đã thực hiện bữa cơm ca cho công nhân. Vì để tổ chức được bữa ăn ca cho người lao động còn tùy khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, nhưng có những doanh nghiệp mới thành lập thì phải sắp xếp nguồn tài chính. Tuy vậy, chúng tôi vẫn luôn giám sát để làm thế nào họ bảo đảm cho người lao động được đủ mức calo tối thiểu. |
Tương tự, đối với Công ty TNHH Canon Việt Nam, tổ chức ăn ca cho 22 ngàn lao động không phải là vấn đề đơn giản. Tuy nhiên, với quan niệm, người lao động là vốn quý, nên ngoài việc chăm lo đời sống cho người lao động, công ty đặc biệt chú trọng đến chất lượng bữa ăn giữa ca. Bà Phạm Thị Vân Anh, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Canon Việt Nam cho biết, hiện, công ty đang hỗ trợ bữa ăn ca cho CNLĐ mỗi ngày là 24 nghìn đồng/người.
Cũng theo bà Phạm Thị Vân Anh, mặc dù công ty thuê đơn vị nấu ăn, nhưng để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, công ty thành lập Ban kiểm tra và lưu mẫu thức ăn trong 24 giờ. Vì vậy tại công ty chưa bao giờ xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Nói về bữa ăn ca ở Công ty TNHH Canon Việt Nam, Hoàng Thị Thủy, một công nhân làm tại đây cho biết: “Tôi cảm thấy hài lòng với chế độ ăn trưa tại Công ty. Ngoài món chính, bữa ăn có tráng miệng, trái cây và sữa để bồi dưỡng sức khỏe cho công nhân”.
Được sự vận động, thuyết phục của tổ chức công đoàn, ngoài 2 doanh nghiệp kể trên, còn nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn Hà Nội thực hiện tốt bữa ăn ca cho công nhân như Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công (thuộc Khu công nghiệp Nguyên Khê, huyện Đông Anh) đã chi 28 nghìn đồng/suất ăn ca cho công nhân; Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng quốc tế Vigeba (quận Bắc Từ Liêm) chi mức ăn ca 30 nghìn đồng/suất.
Tại Công ty TNHH Điện tử Meiko (Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai), Ban Giám đốc cùng ngồi ăn với công nhân, trò chuyện, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Bữa ăn ca vì thế còn có tác dụng lớn gắn bó người lao động với công ty.
Công đoàn tăng cường đôn đốc, giám sát
Nhận thức tầm quan trọng của bữa ăn ca đối với sức khỏe công nhân và trước thực trạng chất lượng bữa ăn ca của công nhân ở nhiều nơi còn bị thả nổi, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 07c/NQ-BCH trong đó quy định “bảo đảm bữa ăn ca của người lao động với mức thấp nhất 15.000 đồng, khuyến khích các doanh nghiệp nâng mức bữa ăn ca cao hơn” (không gồm chi phí khác như gas, vận chuyển, phục vụ...).
Trong Nghị quyết này, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đưa ra những giải pháp quyết liệt: “Trong quá trình thương lượng tập thể mà doanh nghiệp vẫn không thỏa thuận được với mức đề xuất của công đoàn cơ sở thì công đoàn cơ sở báo cáo và xin ý kiến công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức đình công (theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật) để yêu cầu cho được mức bữa ăn ca theo đề xuất”.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn rất cần phối hợp tổ chức đấu thầu, giám sát thường xuyên... để ngăn chặn, triệt tiêu tình trạng các đơn vị cung cấp bữa ăn bớt xén khẩu phần hoặc trục lợi từ nguồn thực phẩm không bảo đảm chất lượng.
Thực hiện chủ trương của Tổng LĐLĐ Việt Nam về chất lượng bữa ăn ca cho người lao động, LĐLĐ Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, mà trước hết là chỉ đạo các cấp công đoàn hướng dẫn CĐCS đàm phán, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi cho người lao động, trong đó có đưa những quy định về bữa ăn ca cho người lao động.
Theo số liệu của các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, riêng trong 6 tháng đầu năm 2017, đã có 2.150 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trên địa bàn Thành phố ký Thỏa ước lao động tập thể, đạt 55,1% và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hướng dẫn các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn đại diện thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể.
Nhiều bản Thỏa ước lao động tập thể đã đưa vào quy định đảm bảo bữa ăn ca của người lao động với mức thấp nhất 15.000 đồng, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 7c của Tổng Liên đoàn về “Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”.
Cùng đó, LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật đối với người lao động tại các doanh nghiệp, trong đó có việc khảo sát, nắm tình hình tổ chức bữa ăn ca cho người lao động để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện tốt việc này.
Dưới sự chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố , các cấp công đoàn Thành phố đã thường xuyên kiểm tra, giám sát việc nhập thực phẩm đầu vào, chế biến thức ăn, thực đơn bữa ăn, chế độ dinh dưỡng và thường xuyên lấy ý kiến đóng góp của người lao động để góp ý với công ty và bếp ăn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn ca.
Theo khảo sát của LĐLĐ Thành phố, hiện có khoảng 95% chủ sử dụng lao động chi trả toàn bộ tiền ăn ca; còn lại 5% người lao động phải trả một phần. Những đơn vị tổ chức ăn ca tại chỗ đều có nhà ăn, đủ dụng cụ chế biến và bảo quản thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến. Thực phẩm đầu vào đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có hóa đơn chứng từ và được ký hợp đồng với các nhà cung cấp có uy tín.
Toàn bộ thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ trước khi đưa vào chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có tủ lưu trữ riêng. Đặc biệt hơn là đơn vị đều có dụng cụ lưu mẫu thức ăn, tủ bảo quản mẫu thức ăn lưu và bảo đảm chế độ lưu mẫu thực phẩm tại cơ sở ít nhất là 24 giờ kể từ khi thức ăn được chế biến xong. Tại các nhà ăn đều niêm yết công khai số lượng, bảng giá thực phẩm; thực đơn bữa ăn hàng ngày, thực đơn hàng tuần.
Ngọc Diệp - Phương Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33