Bát Tràng, Gia Lâm: Điểm sáng phát triển làng nghề xanh, sạch
Có một Bát Tràng chất chứa phong vị Hà thành | |
Gốm sứ Bát Tràng: Từ góc nhìn làng nghề truyền thống |
Hướng tới xây dựng thành làng nghề kiểu mẫu
Bát Tràng là xã nằm ở phía Tây Nam huyện Gia Lâm, là làng nghề truyền thống gần 1000 năm tuổi, Bát Tràng nổi tiếng với những người thợ có bàn tay tài hoa, khéo léo, làm ra nhiều mẫu sản phẩm gốm sứ tinh xảo phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Làng nghề phát triển đã và đang mang lại cuộc sống khấm khá cho nhiều gia đình, mang lại diện mạo mới cho ngôi làng bên sông Hồng.
Với những thuận lợi đó, Bát Tràng là một trong những xã điển hình của Hà Nội hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ một làng nghề ra đời và phát triển hàng nghìn năm, chính quyền địa phương xã Bát Tràng xác định lấy nghề gốm là một thế mạnh để xây dựng nông thôn mới của địa phương. Điều đặc biệt trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí nhưng Bát Tràng chỉ làm nghề sản xuất gốm, không sản xuất nông nghiệp do đó không phải thực hiện các tiêu chí về giao thông, thủy lợi nội đồng.
Ngôi chợ gốm sứ ở Bát Tràng luôn thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan, mua sắm. Ảnh: Nguyễn Hoa |
Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã nơi đây xác định hoàn thành cán đích các tiêu chí nông thôn mới là mục tiêu ban đầu chứ không phải là mục đích cuối cùng. Cái đích mà Bát Tràng hướng tới là một làng nghề phát triển bền vững, hình thành một làng nghề kiểu mẫu và người dân có mức sống cao, được hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần. Song song với phát triển làng nghề là nhiệm vụ bảo tồn và giữ vững các giá trị văn hóa độc đáo của làng gốm. Theo đó mặc dù đã cán đích xây dựng nông thôn mới từ nhiều năm trước nhưng hiện nay chính quyền và nhân dân xã Bát Tràng tiếp tục đẩy mạnh duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.
Với những chủ trương, định hướng phát triển đó, ngày nay, đường vào làng gốm Bát Tràng sạch và rộng, hai bên đường là những dãy nhà cao tầng san sát với vô vàn những cửa hàng giới thiệu sản phẩm gốm Bát Tràng. Đến đây, ai cũng ngỡ nơi đây là một khu phố nhỏ trong trung tâm của thành phố chứ ít ai nghĩ Bát Tràng là một làng nghề ngoại thành Hà Nội.
Phát triển du lịch xanh từ những lò nung không khói
Xây dựng thành công nông thôn mới, đời sống của người dân Bát Tràng đã “thay da, đổi thịt”. Cả xã có hàng trăm doanh nghiệp, hàng nghìn hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ, trong đó số hộ nghèo đã giảm đáng kể. Hiện nay trên toàn xã chỉ còn 13 hộ nghèo và 10 hộ cận nghèo (giảm 4 hộ nghèo so với năm 2017) nếp sống văn hóa của người dân được nâng cao, toàn xã có 97% gia đình đạt gia đình văn hóa; 09/11 thôn đạt thôn văn hóa. Thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhân dân trên địa bàn đã đóng góp hàng chục tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn.
Chia sẻ về những thành quả mà Bát Tràng đã đạt được, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bát Tràng, Phạm Văn May cho biết: “Năm 2018, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, thương mại – dịch vụ được duy trì phát triển, đời sống thu nhập của nhân dân được ổn định. Thương mại, du lịch được chú trọng phát triển, tổng lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, du lịch tại Bát Tràng năm 2018 là 923 đoàn khách với 15.534 lượt người. Năm 2018, chính quyền xã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống”.
Điều đặc biệt nhất của Bát Tràng hiện nay mà hầu hết bất cứ ai đến nơi đây cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt đó là bầu không khí trong lành hơn. Khoảng chục năm về trước, câu chuyện ô nhiễm môi trường là vấn đề khiến chính quyền và người dân nơi đây phải trăn trở, tập trung tìm giải pháp để tháo gỡ thì đến nay người dân Bát Tràng đã giải quyết hài hoà bài toán giữa “môi trường” và “gốm”, giữa việc bảo vệ không gian sống và phát triển kinh tế. Trước đây, người dân quen nung sản phẩm gốm từ lò than gây ô nhiễm không khí nặng nề, từ đầu làng đã thấy ngột ngạt, khó thở vì mùi than đốt lò; đường làng, ngõ xóm đen ngòm vì bụi than gây mất mỹ quan và gây ra nhiều bệnh tật về đường hô hấp cho người dân trong vùng. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các hộ dân sản xuất gốm đã ứng dụng quy trình nung đốt gốm bằng lò gas, lò điện thay thế lò than làm môi trường sạch hơn và chất lượng gốm cũng cao hơn. Người dân Bát Tràng cũng đã chủ động phân loại rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, tất cả được thu gom và xử lý. |
Điều đặc biệt nhất của Bát Tràng hiện nay mà hầu hết bất cứ ai đến nơi đây cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt đó là bầu không khí trong lành hơn. Khoảng chục năm về trước, câu chuyện ô nhiễm môi trường là vấn đề khiến chính quyền và người dân nơi đây phải trăn trở, tập trung tìm giải pháp để tháo gỡ thì đến nay người dân Bát Tràng đã giải quyết hài hoà bài toán giữa “môi trường” và “gốm”, giữa việc bảo vệ không gian sống và phát triển kinh tế.
Trước đây, người dân quen nung sản phẩm gốm từ lò than gây ô nhiễm không khí nặng nề, từ đầu làng đã thấy ngột ngạt, khó thở vì mùi than đốt lò; đường làng, ngõ xóm đen ngòm vì bụi than gây mất mỹ quan và gây ra nhiều bệnh tật về đường hô hấp cho người dân trong vùng. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các hộ dân sản xuất gốm đã ứng dụng quy trình nung đốt gốm bằng lò gas, lò điện thay thế lò than làm môi trường sạch hơn và chất lượng gốm cũng cao hơn. Người dân Bát Tràng cũng đã chủ động phân loại rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình, tất cả được thu gom và xử lý.
Theo người dân nơi đây, từ khi bà con chuyển sang nung gốm bằng lò gas hiện đại đã tiết kiệm được 30% tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị sản phẩm và lợi nhuận từ đó cũng tăng lên gấp 2-3 lần so với công nghệ cũ. Đặc biệt, công nghệ mới còn giúp tăng tỷ lệ sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn chất lượng từ 95 - 98% so với mức từ 60 - 70% so với trước kia.
Nói về sự thay da đổi thịt của địa phương sau nhiều năm nỗ lực nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ông Lê Hồng Đức (người dân xã Bát Tràng) vui mừng cho hay: “Bát Tràng ngày nay khác xưa rất nhiều, chẳng thể có từ ngữ nào để diễn tả được hết sự thay đổi đó, điều dễ nhận thấy là chúng tôi đang được hưởng lợi từ sự thay đổi đó”.
Theo ông Đức, kể từ khi sử dụng công nghệ mới, các sản phẩm ở Bát Tràng làm ra không những đẹp hơn, chất lượng hơn mà còn giúp cho đời sống kinh tế của các hộ dân ngày càng nâng lên. Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất không những giúp Bát Tràng phát triển bền vững, mà còn đạt chỉ tiêu về môi trường trong xây dựng đời sống nông thôn mới.
Cứ vậy, với định hướng phát triển du lịch bền vững thông qua việc chuyển đổi sang phương thức “sản xuất xanh”, làng gốm Bát Tràng ngày càng chiếm được nhiều thiện cảm trong lòng du khách và góp phần ngày càng hoàn thiện, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Ngày nay, sản phẩm gốm của làng Bát Tràng khá phong phú về chủng loại và kiểu dáng. Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn xuất khẩu ở nhiều thị trường nước ngoài như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,...
Hoa Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01