Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt- May Hà Nội:

Bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động

Vừa qua, CĐ ngành Dệt-May Hà Nội và Hội Dệt-May thành phố Hà Nội đã ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) cấp ngành với nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động.  Đây là kết quả sau một quá trình thảo luận, thương lượng với tất cả sự cố gắng, nỗ lực của cả hai bên nhằm xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 
bao ve tot hon quyen loi cua nguoi lao dong 58714 Phấn đấu có từ 65 - 70% doanh nghiệp có Thoả ước lao động tập thể
bao ve tot hon quyen loi cua nguoi lao dong 58714 Gần 70% đơn vị tổ chức hội nghị CBCCVC, hội nghị NLĐ

Công đoàn và chuyên môn hợp lực

Ông Đinh Văn Viện, Chủ tịch CĐ ngành Dệt- May Hà Nội cho biết, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội hiện đang quản lý 73 CĐCS với tổng số 19.594 CNVCLĐ và 15.768 đoàn viên CĐ. Với sự quan tâm chăm lo của tổ chức CĐ và các doanh nghiệp, thời gian qua, việc làm, thu nhập của CNLĐ, trong đó có đoàn viên CĐ ngành Dệt- May Hà Nội từng bước được cải thiện.

bao ve tot hon quyen loi cua nguoi lao dong 58714
Đại diện CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và Hội Dệt may Thành phố ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt- May Hà Nội

Tuy nhiên, thu nhập của người lao động ngành Dệt- May Hà Nội chưa cao, chế độ, chính sách đối với người lao động có lúc, có nơi vẫn còn bị vi phạm. Trước tình hình này, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội xác định phải thực hiện thật tốt công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, một trong những giải pháp hữu hiệu là thực hiện tốt quy chế dân chủ và thực hiện hiệu quả Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện hiệu quả TƯLĐTT”.

CĐ ngành đã chỉ đạo các CĐCS phối hợp với chuyên môn tổ chức tốt hội nghị cán bộ công chức, viên chức; hội nghị người lao động để thúc đẩy việc ký kết TƯLĐTT tại các đơn vị. Đồng thời thường xuyên tổng hợp thông tin, lưu trữ, đánh giá chất lượng TƯLĐTT và hướng dẫn CĐCS sửa đổi, ký mới, ký lại TƯLĐTT chưa đúng quy định, hết hạn. Nhờ đó, chất lượng TƯLĐTT cấp doanh nghiệp đã được nâng lên với nhiều nội dung có lợi cho người lao động. Đặc biệt, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội đã nỗ lực và quyết tâm ký kết được TƯLĐTT cấp ngành.

CĐ ngành Dệt- May Hà Nội xác định phải thực hiện thật tốt công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, một trong những giải pháp hữu hiệu là thực hiện tốt quy chế dân chủ và thực hiện hiệu quả Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện hiệu quả TƯLĐTT”.

CĐ ngành đã chỉ đạo các CĐCS phối hợp với chuyên môn tổ chức tốt hội nghị cán bộ công chức, viên chức; hội nghị người lao động để thúc đẩy việc ký kết TƯLĐTT tại các đơn vị.

Theo ông Đinh Văn Viện, để có được bản TƯLĐTT cấp ngành với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và Hội Dệt may thành phố Hà Nội đã cùng trải qua quá trình với nhiều bước chặt chẽ, đồng thời tiến hành nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến các bên và đàm phán, thảo luận, thương lượng trước khi tiến hành ký kết.

Cụ thể, trong quá trình triển khai thực hiện, trước hết, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội tổng hợp, nghiên cứu kỹ các TƯLĐTT đã xây dựng và được thực hiện tại các đơn vị trong ngành đồng thời tìm hiểu, tham khảo TƯLĐTT ngành Dệt-May tỉnh Bình Dương, Thỏa ước Công đoàn Dệt May Việt Nam.

Tiếp đó, CĐ ngành Dệt-May và Hội Dệt may thành phố Hà Nội đã xây dựng, ký kết chương trình công tác giai đoạn 2016 – 2020, trong đó tập trung vào các nội dung về chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CNLĐ; tổ chức quán triệt, triển khai chương trình tới toàn thể BCH Hội dệt may Thành phố và BCH Công đoàn ngành, Chủ tịch CĐCS để thực hiện chương trình phối hợp hiệu quả.

Căn cứ các văn bản quy định của luật hiện hành và tính khả thi của các doanh nghiệp và CĐCS trực thuộc Hội Dệt may Thành phố, CĐ ngành Dệt -May Hà Nội, hai bên đã xây dựng dự thảo TƯLĐTT gửi hội viên Hội Dệt may Thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp và CĐCS trực thuộc CĐ ngành để nghiên cứu tham gia.

CĐ ngành và Hội Dệt may Thành phố cũng đã chọn cử doanh nghiệp thí điểm tổ chức thương lượng lấy ý kiến giữa người sử dụng lao động, BCH CĐCS, người lao động về các nội dung dự thảo thỏa ước đồng thời tổ chức 2 hội thảo chuyên đề lấy ý kiến tham gia vào nội dung Dự thảo TƯLĐTT ngành Dệt- May Hà Nội. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến tham gia tại hội thảo CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và Hội Dệt- May thành phố Hà Nội đã thống nhất được nội dung dự thảo thỏa ước cần được thực hiện ký kết.

Bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động

Sau một thời gian nghiên cứu và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng TƯLĐTT ngành Dệt - May Hà Nội, kết quả đã có 27 lãnh đạo doanh nghiệp và BCH CĐCS nhất trí tham gia TƯLĐTT, ủy quyền Hội Dệt may Thành phố và CĐ ngành Dệt-May Hà Nội ký kết TƯLĐTT cấp ngành lần thứ nhất. Mới đây, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và Hội Dệt may Thành phố đã chính thức ký kết TƯLĐTT cấp ngành lần thứ nhất.

TƯLĐTT ngành Dệt- May Hà Nội lần thứ nhất gồm 15 điều với những nội dung có lợi hơn cho người lao động như: Về thu nhập, phụ cấp lương, tiền thưởng, ăn ca và một số thoả thuận khác trong quan hệ lao động.

Chẳng hạn về tiền thưởng, Điều 7 của Thỏa ước quy định, hàng năm căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh người sử dụng lao động có trách nhiệm thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo các hình thức như: Tháng lương thứ 13; thưởng vào dịp lễ, tết (Tết âm lịch; Tết dương lịch; ngày Giỗ Tổ hùng vương; ngày 30/4 và 1/5; ngày 2/9...); thưởng cho người lao động có nhiều thành tích đóng góp cho doanh nghiệp; thưởng cho người lao động có thành tích trong các phong trào thi đua do doanh nghiệp, Công đoàn phát động và các hình thức thưởng khác...

Người sử dụng lao động, sau khi tham khảo ý kiến BCH CĐCS, ban hành quy chế thưởng và công bố công khai trong doanh nghiệp. Trong quy chế xác định rõ các hình thức thưởng, mức thưởng, đối tượng và tiêu chuẩn, điều kiện xét thưởng.

Về chế độ ăn ca, Điều 8 của Thỏa ước quy định: Các doanh nghiệp, tùy theo điều kiện hoạt động sản xuất và kinh doanh, mức giá sinh hoạt tại địa bàn hoạt động, áp dụng chế độ ăn giữa ca (kể cả ca làm thêm) tương ứng với các vùng được Nhà nước quy định về mức lương tối thiểu vùng với mức thấp nhất là: 15.000 đồng/người/ca (chỉ tính định lượng lương thực, thực phẩm ).

Hàng năm, căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tình hình giá cả sinh hoạt, khuyến khích người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với BCH CĐCS điều chỉnh mức tiền ăn giữa ca tăng phù hợp v.v...

Ngoài ra, Thỏa ước còn quy định hàng năm, người sử dụng lao động, sau khi thống nhất với BCH CĐCS có trách nhiệm chi hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp trong các trường hợp như chi đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi mừng người lao động kết hôn; chi phúng viếng cha, mẹ (cả bên vợ và bên chồng), vợ hoặc chồng, con của người lao động mất; người lao động mất; chi tặng quà lao động nữ vào ngày 8 tháng 3 và ngày 20 tháng 10 hàng năm; chi hỗ trợ người lao động, gia đình người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn, chi cho các hoạt động phong trào chi tham quan, nghỉ mát v.v...

Ông Đinh Văn Viện bày tỏ: Sau khi ký kết, CĐ ngành Dệt- May Hà Nội và Hội Dệt may thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục có những biện pháp để triển khai áp dụng hiệu quả TƯLĐTT cấp ngành lần thứ nhất tại các doanh nghiệp, qua đó sẽ tạo sự đồng thuận, mối quan hệ lao động hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động, giúp doanh nghiệp và tổ chức CĐ ổn định, phát triển để tiếp tục nâng cao số lượng đơn vị tham gia thỏa ước trong thời gian tới.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

(LĐTĐ) Vạn Phúc - Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự và nhà phố “cuối cùng” tại khu đô thị cùng hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của nhiều khách hàng mong muốn trở thành cư dân tại nơi đây.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.

Tin khác

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 1.
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/11, Liên đoàn Lao đông (LĐLĐ) quận Long Biên đã trực tiếp tới thăm, động viên và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3 tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thanh Hùng và Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ TMC Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động