Bán, cho thuê lại nhà xã hội sẽ bị phạt: Khó thực hiện
Ước mơ liệu có thành hiện thực? | |
Trục lợi từ các dự án nhà ở xã hội? | |
Để người lao động mua được nhà ở xã hội: Cần quản lý chủ đầu tư |
Cụ thể, Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến cho dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất - kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Theo đó, chủ sở hữu NƠXH mà bán, cho thuê lại, cho mượn nhà trong 5 năm đầu sẽ bị phạt từ 50-60 triệu đồng và bị thu hồi nhà. Người được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện chuyển đổi, cho thuê lại, cho mượn nhà ở không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định cũng sẽ bị phạt mức tương đương như trên.
Qua tìm hiểu, trên thực tế, không ít chủ sở hữu NƠXH thường cho thuê, bán khá kín đáo. Chủ nhà vẫn thực hiện các giao dịch về mặt danh nghĩa với các cơ quan quản lý, ban quản trị nhà. Sau đó, đợi đến khi đủ thời hạn và đủ các điều kiện để cho thuê, bán lại, chủ nhà sẽ hoàn thiện các giấy tờ bán nhà chính thức để sang tên. Điều này rất dễ xảy ra rủi ro cho cả hai phía.
Mua, cho thuê nhà ở xã hội có thể sẽ bị xử lý (ảnh minh họa) |
Theo luật sư Trịnh Khánh Toàn (Đoàn luật sư TP.Hà Nội): “Nguyên nhân dẫn đến rủi ro là bởi bên sở hữu nhà bán, cho thuê NƠXH trái phép nếu bị phát hiện sẽ bị phạt và tịch thu nhà. Còn bên mua, thuê lại, không có bất cứ cơ sở pháp lý nào về việc bồi thường cho đối tượng này. Do đó, việc siết quy định quản lý về NƠXH là cần thiết. Tuy nhiên, mức xử phạt chưa khả thi, bởi cần có thêm căn cứ để quyết định hành vi nào phải xử phạt ở mức độ nào. Hơn nữa, mới quy định mức phạt, chưa biết cụ thể đơn vị nào sẽ đi kiểm tra để phát hiện, đơn vị nào sẽ phạt. Nếu không làm rõ kẽ hở này, nghị định sẽ không khả thi”.
Theo ông Lê Hoàng Châu (Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM): “Quy định xử phạt rất cần thiết nhằm ngăn chặn việc sang nhượng hợp đồng thuê - mua NƠXH hay hợp đồng mua NƠXH sau khi có chủ quyền. Tuy nhiên, văn bản cần phân biệt rõ từng loại hình. Ví dụ, đối với nhà ở đã có chủ quyền, luật quy định sau 5 năm mới được bán lại và sau khi bán, phải nộp tiền sử dụng đất, thì dự thảo cần ghi rõ việc trả lại tiền cho họ như thế nào, vì họ đã có chủ quyền. Trường hợp NƠXH có người thuê 2-3 năm, có người thuê cả đời, thì với những người thuê dài hạn, nhưng họ thuê mới 5 năm, sau đó họ cho thuê lại thì bị tước quyền là đúng. Nhưng nếu họ thuê NƠXH 10 năm, từ năm thứ 6 trở đi, họ được quyền cho thuê lại thì sao? Trường hợp này cũng cần phải nói rõ trong dự thảo... Ngoài ra, dự thảo này quy định xử phạt ngay mà chưa đưa ra cảnh báo. Chẳng hạn, chỉ xử phạt khi đã cảnh báo lần một, mà đối tượng này chưa thi hành, thì mới thực hiện xử phạt, vì không phải người dân nào cũng am hiểu quy định của pháp luật, nhất là các quy định về nhà ở xã hội, Luật Đất đai”.
Kiến trúc sư Nguyễn Đức Tiến (Đại Kim, quận Thanh Xuân) đồng tình quan điểm trên: “Chính sách NƠXH nhằm đáp ứng nhu cầu cho những đối tượng thật sự có nhu cầu cấp bách về nhà ở. Đã là đối tượng được mua, thuê NƠXH mà lại cho thuê, bán, cho mượn, thì rõ ràng đối tượng này không có nhu cầu về nhà ở. Việc quy định xử phạt là chế tài hợp lý nhằm tránh trường hợp bán, cho thuê không đúng đối tượng hoặc lợi dụng sự hỗ trợ của nhà nước mua được nhà giá rẻ và bán lại giá cao hơn để lấy lời hoặc cho thuê lại để kinh doanh. Tuy nhiên, sẽ rất khó phát hiện, xử lý vi phạm, đồng thời lại phải tăng nhân lực cho đội ngũ thanh, kiểm tra gây tốn kém về kinh phí cũng như sẽ phải tăng thêm biên chế cho những cơ quan chức năng mà hiệu quả chắc chắn sẽ không cao”.
Ngoài ra, nhiều ý kiến băn khoăn, kể cả trường hợp lực lượng chức năng phát hiện ra việc mua, bán, cho thuê NƠXH nhưng nếu bị hối lộ mà bỏ qua hành vi vi phạm thì quy định mới này vô hình chung lại “đẻ” thêm tiêu cực. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng khi đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề xử phạt hành vi bán, cho thuê NƠXH cần cân nhắc kỹ để khi nghị định đi vào cuộc sống sẽ được sự đồng tình của dư luận.
Hoàng Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31