Bài học thành công từ cách làm sáng tạo, khoa học
Đẩy mạnh chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp sang cơ chế tự chủ | |
Đề xuất bổ sung 4 trường hợp vào đối tượng tinh giản biên chế |
Dẫn đầu ở tất cả các tiêu chí
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2015-2017 của thành phố Hà Nội cho thấy, kết thúc năm 2016, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy.
Việc thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TƯ của Hà Nội đã tạo ra hiệu quả rõ nét, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị Thủ đô. |
Qua đây, Thành phố đã giảm 59 phòng, ban; 39 trưởng phòng, ban; 143 phó phòng, ban; giảm 130 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở; giảm 27 ban quản lý dự án, 2 quỹ và giảm 30 cấp trưởng, 69 cấp phó tại các cơ quan này.
Phát huy những kết quả đạt được, ngay từ đầu năm 2017, Ban Chỉ đạo thành phố thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TƯ tiếp tục chỉ đạo rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy. Trong đó, 4/5 đơn vị sự nghiệp thuộc các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đã hoàn thành phương án sắp xếp, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.
Năm 2018, thành phố Hà Nội lựa chọn chủ đề công tác là “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” cho thấy quyết tâm của Thành phố trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khoá 12 của Đảng về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, Thành phố sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được từ việc triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 18 của Hội nghị ương 6 khóa XII nhằm mục tiêu “bộ máy gọn, cán bộ tinh”, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị Thủ đô. |
Đến nay, UBND Thành phố đã cơ bản hoàn thành xong công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, cụ thể: Hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy 24 Sở và tương đương, sau sắp xếp giảm từ 204 phòng xuống 158 phòng (giảm 46 phòng), giảm 26 trưởng phòng, 116 phó trưởng phòng.
Số trưởng, phó phòng dôi dư được giảm dần trên cơ sở nghỉ hưu, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm ở những vị trí thích hợp. Thống nhất tổ chức 12 phòng chuyên môn tại 30 quận, huyện, thị xã.
Ngoài ra, huyện Ba Vì có thêm phòng Dân tộc (do có 7 xã dân tộc miền núi), giảm 03 phòng Dân tộc tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, chức năng quản lý nhà nước về dân tộc giao về Văn phòng HĐND và UBND huyện. Thành phố đã chỉ đạo thực hiện chủ trương chấm dứt tổ chức hoạt động của hội nông dân cấp quận, cấp phường tại 7 quận.
Cùng với việc sắp xếp các cơ quan hành chính, UBND Thành phố đã sắp xếp các đơn vị sự nghiệp tinh gọn, hiệu quả, theo đó: Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở giảm từ 401 đơn vị xuống 280 đơn vị, giảm 121 đơn vị (30,2%). Các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện giảm từ 206 đơn vị còn 96 đơn vị, giảm 110 đơn vị (53,4%).
Ngoài ra, thực hiện Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Thành phố sắp xếp xong 70 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Thành phố thành 05 Ban Quản lý dự án chuyên ngành trực thuộc UBND Thành phố, 03 Ban Quản lý Duy tu thuộc Sở, 03 Ban Quản lý dự án đặc thù và 30 Ban Quản lý dự án khu vực thuộc Quận, huyện, thị xã.
Hoàn thành sáp nhập 03 Quỹ: Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố, Quỹ Phát triển đất Thành phố, Quỹ Bảo vệ môi trường (trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) thành 01 đơn vị. Sáp nhập Trung tâm sát hạch để cấp phép lái xe trực thuộc Sở Giao thông vận tải vào Tổng Công ty Vận tải Hà Nội. Chuyển 05 trường Trung cấp chuyên nghiệp và chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Giáo dục và đào tạo sang Sở Lao động - Thương binh và xã hội quản lý theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Xác định đẩy mạnh tự chủ kinh phí thường xuyên để giảm chi ngân sách, giảm biên chế, là giải pháp căn bản quyết định đến kết quả tinh giản 10% theo Nghị quyết số 39-NQ/TW, Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đăng ký kế hoạch tự chủ giai đoạn 2017-2021 làm cơ sở giảm chi ngân sách, giảm biên chế, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Kết quả sơ bộ, tổng cộng toàn Thành phố đến năm 2021, số đơn vị tự chủ chi thường xuyên là 208, với tổng biên chế 16.287. Trong đó, y tế (19 đơn vị, 7.478 biên chế), giáo dục (85 đơn vị, 4.051 biên chế), lĩnh vực khác (104 đơn vị, 4.488 biên chế). Ngoài ra, có 10 đơn vị được đăng ký tự chi thường xuyên và chi đầu tư, với tổng biên chế là 899. Đến nay, Thành phố đã giao tự chủ chi thường xuyên đối với 108 đơn vị, với 8.761 biên chế.
Ngoài ra, Thành phố cũng đã xác định một số đơn vị chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần như: Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới và Trung tâm sát hạch lái xe trực thuộc Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường và Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường…
Đồng thời, chuyển đổi 10 phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp thành các Văn phòng công chứng tư nhân. Các Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cũng đã đẩy mạnh triển khai xã hội hóa theo Nghị quyết số 93/NQ-CP của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế như: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Mắt Hà Nội, Bệnh viện Thận, …
Việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị cũng được triển khai quyết liệt. Đến nay, Thành phố đã tinh giản được 1.492 biên chế, gồm 507 biên chế công chức, 668 biên chế viên chức do sắp xếp tổ chức bộ máy, 317 biên chế theo phương án chuyển đơn vị sự nghiệp sang công ty cổ phần.
Cùng với đó, toàn Thành phố đã giải quyết tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ cho 559 trường hợp. Khối các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố sau khi xây dựng đề án vị trí việc làm cũng giảm 108 biên chế.
Quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, kiện toàn nhân sự, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đã làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tạo được sự đoàn kết, đồng thuận cao trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo công việc của đơn vị được vận hành hiệu quả, không gây xáo trộn, đến nay chưa để xảy ra khiếu nại, đơn thư. Hà Nội đã được Trung ương đánh giá dẫn đầu ở tất cả các tiêu chí trong việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TƯ.
Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý
Đi liền với việc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, Thành phố đã tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý. Trong đó, tiếp nối tinh thần đổi mới từ nhiệm kỳ trước, Thành ủy Hà Nội khóa XVI đã chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy chế làm việc, quy trình công tác trong hệ thống chính trị thành phố, bảo đảm hiệu quả, khoa học, phát huy dân chủ.
Cụ thể, thực hiện Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020”, UBND thành phố đã tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trên tinh thần “5 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả) và “một việc - một đầu mối xuyên suốt”.
Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành lại tất cả thủ tục hành chính; bãi bỏ nhiều thủ tục không cần thiết, giảm đáng kể thời gian thực hiện. Tiêu biểu là thủ tục hành chính về cấp “sổ đỏ” rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 14 ngày…
Sau khi rà soát sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế, đến nay Thành phố đã ban hành 22 quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Sở và tương đương, Quyết định hướng dẫn mẫu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã; theo nguyên tắc sắp xếp tinh gọn, nhưng đảm bảo đầy đủ, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Cùng với đó, UBND Thành phố tăng cường phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; theo đó đã giảm bớt các thủ tục hành chính về việc phê duyệt cơ cấu tổ chức, nhân sự, tài chính ...
Năm 2017, tinh thần “Năm kỷ cương hành chính” đã được cụ thể hóa bằng nhiều việc làm thiết thực: Chấn chỉnh tư thế, tác phong, kỷ luật của Trưởng, Phó phòng sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch phường, xã, thị trấn; các chuyên viên tại bộ phận “một cửa” và “một cửa liên thông”. Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết, UBND Thành phố đã giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan có liên quan hằng năm tổ chức điều tra thăm dò để đánh giá sự hài lòng của tổ chức và công dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính. Thành phố phấn đấu đạt được mục tiêu 80% người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính vào năm 2018, sớm hơn 2 năm so với yêu cầu của Chính phủ.
Tinh giản cùng với đổi mới phương thức vận hành, hệ thống chính trị các cấp đã nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, thể hiện ở kết quả phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định toàn diện trong nhiều năm qua của Thủ đô. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội tăng trong 4 năm liên tiếp, và đến năm 2016 vươn lên đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố.
Tuy nhiên, Thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương trong xây dựng hệ thống chính trị. Để có sự phát triển như kỳ vọng, Hà Nội rất cần có những thay đổi mạnh mẽ, phù hợp hơn về cơ chế quản lý, trong đó đặc biệt là việc tiến hành thí điểm xây dựng đề án tổ chức quản lý theo mô hình chính quyền đô thị.
Bên cạnh đó, Quốc hội cần xem xét sửa đổi Luật Thủ đô theo hướng tăng thẩm quyền, tự chủ cho Thành phố. Bởi sau 3 năm triển khai, nhiều nội dung trong Luật Thủ đô còn vướng mắc, khó khăn, chưa phát huy hiệu quả khi thực hiện vì chồng chéo, thiếu thống nhất về thẩm quyền giữa các bộ, ngành và thành phố, nhất là trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, quy hoạch, xây dựng cơ bản, tuyển dụng, đào tạo, thu hút nhân tài, tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức viên chức, mô hình tổ chức…
Qua thực tiễn, cơ bản Luật Thủ đô hiện nay chưa phát huy được vai trò pháp lý đặc biệt quan trọng về cơ chế, chính sách đặc thù để Thủ đô có thể phát huy đầy đủ tiềm năng vốn có.
Từ kết quả đạt được và những vấn đề tiếp tục đặt ra, Ban Chỉ đạo thành phố thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TƯ đã xác định 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp cần tập trung thực hiện thời gian tới. Trong đó, thành phố sẽ tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch Báo chí Thủ đô đến năm 2020.
Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị y tế, giáo dục, văn hóa, lao động, thương binh và xã hội. Đặc biệt, thành phố sẽ chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, chế độ chính sách và tinh giản biên chế sau sắp xếp; đồng thời tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức năm 2017.
Mục tiêu quan trọng nhất mà Hà Nội đặt ra là tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải làm cho bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp thành phố hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị của thành phố.
Để có góc nhìn rõ hơn, LĐTĐ xin trích phát biểu các ý kiến của lãnh đạo Trung ương và Thành phố tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 khoá 8 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcThành ủy tổ chức ngày 22/11/2017
|
Nguyễn Công
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25