Bài cuối: Kinh nghiệm từ những điểm sáng
Bài 2: Vai trò của công đoàn trong việc ký thỏa ước | |
Bài 1: Nâng cao hơn chất lượng thỏa ước |
Không chỉ xin, mà hãy làm gì để nhận
4 năm đứng ở vị trí Chủ tịch CĐ Công ty TNHH ToTo Việt Nam (Khu Công nghiệp Thăng Long, TP Hà Nội), bà Phạm Thị Bích Hải đã tham gia xây dựng, thương lượng và ký kết được TƯLĐTT có nhiều điều khoản có lợi cho NLĐ, được đánh giá xếp loại A.
Công ty Khóa Việt – Tiệp đã ký kết TƯLĐTT với nhiều điều khoản có lợi cho NLĐ, trong đó có chế độ ăn trưa. |
Chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình, bà Hải cho rằng: Trước hết, người làm công tác CĐ phải là người nắm bắt, hiểu biết về kiến thức, kỹ năng làm CĐ. Thứ hai, để nội dung thương lượng thực sự chất lượng, đúng đắn thì phải xuất phát từ nguyện vọng của NLĐ, vì vậy, hàng tháng CĐ Công ty đều tổ chức họp để lấy ý kiến của NLĐ, lắng nghe chia sẻ của NLĐ về những khó khăn, nguyện vọng. Từ những nội dung này, CĐ Công ty sẽ lựa chọn các nội dung tiêu biểu, có lợi cho NLĐ để tiến hành thương lượng.
Lấp lánh những điểm sáng Một số nội dung trong TƯLĐTT của Chi nhánh Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Hà Nội: TƯLĐTT đạt 98 điểm, xếp loại A: - Thu nhập bình quân của NLĐ trong công ty: 10.300.000 đồng/tháng; được thưởng lương tháng 13 - Hàng năm NLĐ được nghỉ 18 ngày phép hưởng nguyên lương. - NLĐ được phụ cấp: Ăn trưa 28.000 đồng/người. - Các ngày lễ như Tết Dương lịch, Gỗ Tổ, 30/4, 1/5, 2/9 được Công ty tặng 1 thùng sản phẩm của Công ty, riêng Tết Nguyên đán được 3 thùng sản phẩm. - NLĐ được tặng quà dịp tết Trung thu; được hỗ trợ 500.000 đồng và 7 thùng nước ngọt nếu kết hôn; LĐ nữ được tặng quà dịp 8/3, 20/10 tổ chức đi thăm quan, CĐ sẽ tổ chức cho LĐ nữ đi chơi, phát phiếu mua quà trị giá 500.000 đồng. - NLĐ khi cưới sẽ được Công ty tặng 10 thùng sản phẩm, CĐ tặng quà 500.000 đồng; con nhân viên cưới sẽ được mua 10 thùng sản phẩm với giá ưu đãi. Thân nhân NLĐ qua đời được Công ty hỗ trợ 700.000 đồng, CĐ hỗ trợ 500.000 đồng; bản thân NLĐ nếu qua đời, ngoài các khoản bảo hiểm được hỗ trợ, sẽ được Công ty hỗ trợ 20.000.000 đồng. Ngoài bảo hiểm y tế, Công ty mua thêm bảo hiểm 24/24 cho NLĐ (nếu NLĐ qua đời được hưởng mức tối thiểu 8.000 USD, nếu NLĐ có mức lương cao hơn, sẽ hưởng tương đương tối đa 30 tháng lương); bảo hiểm khám chữa bệnh theo cấp bậc (từ nhân viên, nhóm trưởng, trưởng phòng) mức thấp nhất là 50 triệu đồng, cao nhất là 250 triệu đồng. - Công ty có chế độ thưởng thâm niên, cứ 5 năm làm việc tại công ty được thưởng 1.000.000 đồng. - Công ty trang bị mũ bảo hiểm xe máy đạt chuẩn cho toàn bộ NLĐ và tạo điều kiện cho NLĐ được giặt quần áo BHLĐ miễn phí tại công ty (mỗi NLĐ được cấp 3 bộ đồng phục mùa hè, thu, đông) - Tại Công ty có bố trí phòng tập thể dục thể thao, tập Yoga và thuê giáo viên hướng dẫn tập 1 tuần 4 buổi. - Ngoài ra, NLĐ được nghỉ mát mỗi năm 1 lần, được tham gia tiệc liên hoan cuối năm... * Một số nội dung trong TƯLĐTT của Công ty Cổ phần XD&TM Hùng Nhung (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội), TƯLĐTT đạt loại B: - NLĐ khi làm thêm giờ, ngoài việc được hưởng các chế độ theo quy định, công ty còn có chế độ phụ cấp thêm cho NLĐ. - Công ty xét nâng lương định kỳ hàng năm và xét nâng lương trước thời hạn cho NLĐ. - Các chế độ phúc lợi khác: Trợ cấp thuê nhà 500.000 đồng/người, trợ cấp đi lại 20.000 đồng/ngày, hỗ trợ tiền ăn trưa 20.000 đồng/người, trợ cấp thâm niên 1 triệu đồng/người, hỗ trợ LĐ nữ đi khám thai 200.000 đồng/lần, trợ cấp sinh con 1 tháng lương, trợ cấp khó khăn 500.000 đồng/người, bồi dưỡng bằng hiện vật mức 50.000 đồng/ngày. - Các chế độ thưởng: Thưởng tháng lương thứ 13, thưởng chuyên cần 1 triệu đồng/tháng, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng các ngày lễ, Tết... - Hàng năm Công ty tổ chức cho NLĐ đi thăm quan, nghỉ mát... |
Theo quan điểm của bà Hải, chúng tôi luôn quan niệm: Không chỉ xin, mà hãy làm gì để nhận. Bởi thực tế khi NLĐ được đáp ứng các nguyện vọng thì tinh thần, sức lực của NLĐ cũng sẽ tăng hơn, NLĐ sẽ yên tâm vào sản xuất và từ đó năng suất lao động sẽ tốt hơn. Đó chính là mặt có lợi của người sử dụng lao động.
Ngược lại, về phía NLĐ, tổ chức CĐ luôn tuyên truyền để NLĐ chủ động trong việc cải tiến, nâng cao năng suất lao động, cải tiến công việc. CĐ thường xuyên tổ chức cuộc thi tay nghề, tổ chức thi đua năng suất tốt, biểu dương sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Ở ToTo, mỗi tháng Công ty thu nhận được khoảng 300 đề án cải tiến lớn nhỏ cho tất cả các lĩnh vực như an toàn lao động, chất lượng, năng suất lao động... góp phần làm lợi cho công ty.
Vì vậy, qua thương lượng, tại ToTo, bản TƯLĐTT đã được ký với nhiều điều khoản cao hơn Luật cho NLĐ như: Đối thoại với người sử dụng lao động 1 tháng/1 lần; số ngày nghỉ của NLĐ trong năm (cả nghỉ phép) là 96 ngày; NLĐ được hưởng nhiều khoản trợ cấp như: Chuyên cần (theo tháng, quý, năm); nhà ở; đời sống; gia đình... LĐ được nghỉ 1 ngày khi ông bà mất; LĐ nam khi vợ sinh, số ngày được nghỉ cao hơn Luật 2 ngày...
Còn tại Công ty Cổ phần Taekwang Vina (DN vốn Hàn Quốc tại tỉnh Đồng Nai), từ lâu, các cán bộ CĐ đã xây dựng hệ thống thông tin đa chiều với nhiều hình thức, phương pháp đa dạng nhằm tiếp thu các ý kiến, mong muốn từ NLĐ. Mỗi tháng, CĐ tiếp xúc và lấy ý kiến của trên 4.000 NLĐ về các vấn đề tiền lương, thưởng, bữa ăn, chính sách chăm lo cho NLĐ.
Chủ tịch CĐ Công ty Đinh Sỹ Phúc chia sẻ: Để quá trình TƯLĐTT và đối thoại được thành công, CĐ cần chuẩn bị kỹ nội dung thương lượng, đánh giá tác động, sự ảnh hưởng của nội dung này đến DN và NLĐ; nêu bật các lợi ích mà DN sẽ nhận được khi thực hiện các nội dung do CĐ kiến nghị. Đặc biệt, Chủ tịch CĐ phải chủ động trình bày và thuyết phục DN trong quá trình thương lượng và tuân thủ nguyên tắc các bên cùng thắng trong thương lượng.
Các bước để thương lượng thành công
Với hơn 18 năm làm Chủ tịch CĐ, ông Nguyễn Tràng Huy – Chủ tịch CĐ Công ty TNHH MTV May mặc Việt – Pacific (Công ty 100% vốn đầu tư Hàn Quốc ở quận Hà Đông, TP Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm thành công gói gọn trong “6 vấn đề quan tâm, 10 bước và 6 nguyên tắc” để thực hiện TƯLĐTT.
6 vấn đề quan tâm chính khi thương lượng, ký kết TƯLĐTT là: Thu nhập; điều kiện làm việc; bảo đảm việc làm; chế độ phúc lợi và chế độ; cơ chế đối thoại; bảo vệ và đảm bảo cho cán bộ CĐCS hoạt động.
10 bước thực hiện thương lượng gồm: Thành lập tổ thương lượng; huy động sự tham gia của NLĐ; tổ chức họp với NLĐ; phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với NLĐ; sửa dụng phiếu trưng cầu, thăm dò ý kiến NLĐ; công tác chuẩn bị cho việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT; tiến hành thương lượng, lấy ý kiến của NLĐ; phổ biến TƯLĐTT tới NLĐ và giám sát việc thực hiện TƯLĐTT.
10 bước trên được tuân thủ đảm bảo quyền lợi cao nhất cho NLĐ và trong quá trình thương lượng để đi đến ký kết cần đảm bảo 6 nguyên tắc: Thứ nhất, phù hợp với trình độ văn hóa, cách suy nghĩ của người Việt Nam; thứ hai là phù hợp với thuần phong, mỹ tục, văn hóa và đạo đức người Việt; thứ ba, phù hợp với phong tục tập quán địa phương nơi công ty hoạt động; thứ tư phù hợp với pháp luật do Đảng và Nhà nước ban hành; thứ năm, nội dung, hình thức phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, bộ Quy tắc ứng xử của công ty và thứ sáu, thương lượng về quyền và lợi ích phải dựa trên tinh thần bảo vệ lợi ích quốc gia, tôn trọng pháp luật.
Cũng theo ông Huy, trong tình hình thực tế, đất nước đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới cũng như Hiệp định CPTPP thì thương lượng phải đảm bảo cả tiêu chuẩn quốc tế; các vấn đề liên quan đến NLĐ không chỉ của 1 công ty mà là mối quan tâm của ngành nghề, quốc gia và quốc tế.
Kết quả, bản TƯLĐTT của Công ty TNHH MTV May mặc Việt – Pacific đạt loại B, ngoài việc tổ chức đối thoại định kỳ 3 tháng/lần với người sử dụng lao động và phối hợp với lãnh đạo DN tổ chức Hội nghị NLĐ hàng năm; đại diện tập thể NLĐ thương lượng, đã ký kết TƯLĐTT có nhiều điểm cao hơn Luật như: NLĐ được nghỉ 14 ngày phép/năm; các chế độ phúc lợi: Phụ cấp ăn trưa, phụ cấp nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, hỗ trợ gửi xe, phụ cấp đời sống, thưởng chuyên cần, phụ cấp thâm niên, viếng thân nhân NLĐ mất...
“Trong thực tế quan hệ lao động, NLĐ và người sử dụng LĐ có địa vị kinh tế và trách nhiệm quản lý khác nhau, có quyền và nghĩa vụ khác nhau, nhưng có điểm chung là cùng vì lợi ích kinh tế. Hai bên đều rất cần nhau trong suốt quá trình lao động, do đó hai bên phải biết đối xử với nhau trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hợp tác cùng phát triển”, ông Huy nhấn mạnh.
Ngọc Tú – Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50