Bài 2: Vai trò của công đoàn trong việc ký thỏa ước
Bài 1: Nâng cao hơn chất lượng thỏa ước | |
Tuyên dương 70 Chủ tịch CĐCS xuất sắc tiêu biểu |
Nhiều yếu tố cản trở
Là doanh nghiệp (DN) luôn quan tâm, chú trọng tới quyền lợi của người lao động (NLĐ) và nhận thức rõ được tầm quan trọng của TƯLĐTT, CĐ Công ty TNHH Trung Thành (thuộc LĐLĐ quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã nhiều lần thương lượng, đàm phán với chủ DN để xây dựng và ký kết thành công TƯLĐTT tại Công ty.
Làm thế nào để những điều trong thỏa ước lao động tập thể có lợi nhất cho người lao động |
Ông Phạm Văn Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực CĐ Công ty TNHH Trung Thành cho biết, nội dung các bản TƯLĐTT đã có nhiều điểm cao hơn so với quy định của pháp luật, nâng cao hơn quyền lợi của NLĐ... tuy nhiên, ông Hòa cũng thẳng thắn đánh giá: Chất lượng bản TƯLĐTT vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của hầu hết NLĐ. Nội dung có lợi cho NLĐ về tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi còn ít, chủ yếu vẫn tập trung vào các nội dung liên quan đến phúc lợi của NLĐ.
Nguyên nhân của tồn tại này theo ông Phạm Văn Hòa là do cán bộ CĐCS (những người trực tiếp thương lượng, ký kết, thực hiện TƯLĐTT) chưa nắm vững quy định pháp luật, trình tự xây dựng, ký kết TƯLĐTT nên xây dựng TƯLĐTT chưa theo đúng quy trình.
Thêm vào đó, phần lớn cán bộ CĐCS là kiêm nhiệm, phụ thuộc vào người sử dụng lao động nên rất hạn chế trong việc thương lượng với người sử dụng lao động nhất là trong việc đàm phán đề nghị những quyền, lợi ích cao hơn hoặc không có trong quy định của Luật cho NLĐ.
“Để xây dựng TƯLĐTT, hiện phần lớn các đơn vị vẫn thực hiện theo nếp: Giao cho bộ phận nhân sự - lao động chuẩn bị, soạn thảo, sau đó chuyển CĐ có ý kiến và ký kết ban hành. Nội dung, điều khoản trong TƯLĐTT chưa xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của NLĐ, từ thực tế DN mà chỉ là quy ước những nội dung đã có và đang thực hiện. Điều này làm hạn chế đáng kể chất lượng của TƯLĐTT”- ông Phạm Văn Hòa nhìn nhận.
Những khó khăn nêu trên cũng là khó khăn phổ biến của nhiều DN khi triển khai việc đàm phán, thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Trao đổi tại tọa đàm “Kinh nghiệm thương lượng tập thể và đối thoại tại DN” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức mới đây, ông Hồ Sĩ Lĩnh - Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Điện tử Foster Bắc Ninh cho biết, mặc dù CĐ Công ty đã thương lượng, ký kết được TƯLĐTT thực sự xuất phát từ nguyện vọng của NLĐ và thực hiện được 100% nội dung của TƯLĐTT, tuy nhiên công tác thương lượng, ký kết TƯLĐTT của Công ty vẫn gặp nhiều khó khăn do số lượng công nhân quá đông, các đề xuất liên quan đến lợi ích của công nhân thường phát sinh chi phí lớn, gây khó khăn cho việc bố trí ngân sách của công ty.
Bên cạnh đó, cán bộ CĐ chủ yếu còn trẻ về tuổi đời nên kinh nghiệm hoạt động và am hiểu về chế độ liên quan đến NLĐ còn hạn chế. Đặc biệt, các ủy viên BCH CĐ đa số làm công tác kiêm nhiệm nên việc thương lượng với người trả lương cho mình là việc làm khó khăn.
Chia sẻ về việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật, nhiều cán bộ CĐ Thủ đô thừa nhận rằng, có nhiều yếu tố gây cản trở việc thương lượng, đàm phán, xây dựng và ký kết được những bản TƯLĐTT có chất lượng mà cản trở lớn nhất là do phần lớn người sử dụng lao động, kể cả Ban Chấp hành CĐCS chưa nhận thức được tầm quan trọng của TƯLĐTT. Bên cạnh đó, kỹ năng đối thoại, thương lượng của cán bộ CĐCS còn nhiều hạn chế. Nhiều DN chỉ chú trọng tìm kiếm lợi nhuận, chưa quan tâm đến NLĐ.
Thậm chí, nhiều cán bộ CĐCS phản ánh, trong quá trình xây dựng, đàm phán TƯLĐTT hầu như không có sự tham gia của CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở. Ngoài những văn bản chỉ đạo, CĐ cấp trên cơ sở chưa phối hợp cùng CĐCS trực tiếp tham gia xây dựng, hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Đồng thời, đội ngũ cán bộ CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở không thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng, phương pháp dẫn đến năng lực còn nhiều hạn chế.
Phát huy hơn nữa vai trò của Công đoàn
Xuất phát từ những nguyên nhân nói trên, nhiều cán bộ CĐ cho rằng, để có thể xây dựng được những bản TƯLĐTT thực sự vì quyền lợi NLĐ đòi hỏi sự hợp tác tích cực từ nhiều phía. Trước hết, bản thân các DN cũng cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của TƯLĐTT tại DN.
Hiện, phần lớn các DN chưa sử dụng TƯLĐTT như “Bộ Luật con” của DN để giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động. Ông Nguyễn Tuấn Khanh – Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm cho rằng: Đã đến lúc các DN cần nhận thấy rằng các chế độ phúc lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật không còn là lợi thế cạnh tranh của một DN, thay vào đó, DN muốn ổn định lao động, sản xuất phát triển bền vững, cần không ngừng cải thiện, nâng cao phúc lợi tự nguyện cho NLĐ, tạo động lực để NLĐ an tâm và gắn bó cống hiến.
Về phía tổ chức CĐ, với trách nhiệm của mình, CĐCS cần khẳng định vai trò đại diện của mình thông qua việc cần thiết phải có TƯLĐTT và thực hiện đầy đủ nghiêm túc các nội dung đã thỏa thuận ký kết. TƯLĐTT và đối thoại được coi là công cụ quan trọng, có tính hiệu quả cao trong việc đảm bảo quyền, mang lại lợi ích cao hơn quy định của pháp luật cho NLĐ.
Với tôn chỉ, mục đích xuyên suốt của tổ chức CĐ là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ thì việc thực hiện đúng, đầy đủ và hiệu quả công tác TƯLĐTT và đối thoại là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là sức mạnh tuyệt đối của tổ chức CĐ. Theo đó, cán bộ CĐCS cần tích cực học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, tham khảo những bản TƯLĐTT tiên tiến để kịp thời hướng dẫn NLĐ thương lượng những điều khoản mang tính tích cực.
Cán bộ CĐCS cũng cần tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm tâm lý, tính cách, quan điểm của người sử dụng lao động và văn hóa của chủ đầu tư nước ngoài để lựa chọn phương pháp đối thoại, thương lượng phù hợp; chủ động tham mưu để chủ sử dụng lao động thường xuyên có những thay đổi, bổ sung phù hợp thực tế vào thỏa ước.
Đối với CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, ngoài việc chỉ đạo, tập huấn kỹ năng thương lượng, đàm phán, thuyết trình cần phải phân công cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trực tiếp tham gia phối hợp cùng CĐCS trong quá trình xây dựng, thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT.
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội, Lê Đình Hùng cũng khẳng định, cần tăng cường hơn nữa vai trò của CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc chỉ đạo, hỗ trợ CĐCS thương lượng, xây dựng TƯLĐTT, đặc biệt quan tâm những DN thường xuyên xảy ra tranh chấp lao động; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cán bộ CĐCS nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng đối thoại và thương lượng với DN.
Có như vậy, mới có thể xây dựng được những bản TƯLĐTT có chất lượng, thật sự mang lại quyền lợi cho NLĐ, chứ không phải là những bản TƯLĐTT mang tính hình thức và chỉ là sự sao chép Luật khá phổ biến hiện nay.
Về điểm này, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho rằng: Chúng ta không thể “khoán trắng” cho Chủ tịch CĐCS bởi nếu khoán trắng thì việc ký kết TƯLĐTT sẽ khó hiệu quả. Chủ tịch CĐCS phần lớn là kiêm nhiệm, chưa được bồi dưỡng về kỹ năng thương lượng nên trong quá trình thương lượng, cần được tư vấn của CĐ cấp trên.
Phó Chủ tịch Mai Đức Chính cũng cho biết, trước yêu cầu phát triển của lĩnh vực quan hệ lao động, những năm qua, Tổng LĐLĐVN và các cấp CĐ đã hết sức quan tâm đến công tác TƯLĐTT và đối thoại, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là phương thức quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Chương trình 1468/Ctr-TLĐ ngày 9/10/2013 về “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT”; ban hành 3 hướng dẫn trong hệ thống về công tác TƯLĐTT và đối thoại; xây dựng Thư viện TƯLĐTT của Tổng LĐLĐ Việt Nam với cơ sở dữ liệu của gần 20.000 bản TƯLĐTT đã được CĐCS ký kết...
Ngọc Tú – Bảo Duy
Bài cuối: Kinh nghiệm nhìn từ những điểm sáng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50