Bài 4: Không chỉ là văn hóa...
Tản mạn về “văn hóa giao thông”: Chuyện đi ngược chiều (Bài cuối) | |
Tản mạn về “văn hóa giao thông”: Chuyện sang đường (Bài 4) | |
Tản mạn về “văn hóa giao thông”: Chuyện còi xe trên phố (Bài 3) |
Sáng cách đây đâu như hơn một tuần, trên VTV1 có đưa một đoạn clip ngắn do camera hành trình ghi được. Ngắn thôi nhưng người viết bài này và chắc rất nhiều người xem được clip đó sẽ rất phẫn nộ. Đoạn clip cho thấy trên đường phố Hà Nội, mà đường phố Hà Nội chỉ ngoại trừ 3 ngày Tết là “thong dong xe ngựa”chứ những ba trăm sáu mươi hai ngày đều đông đúc với lưu thông chậm và ùn tắc, một chiếc xe cứu thương hụ còi ủ riết róng, đèn quay trên nóc xe quay những vòng quay màu đỏ rất sốt ruột.
Ảnh minh họa |
Chiếc xe cứu thương vừa kiên nhẫn đợi chờ cơ hội để có thể vượt qua dòng người xe chật chội để đi vừa trông chờ sự cảm thông của dòng người xe cùng tham gia giao thông. Tiếng còi ủ vang lên như một “lời kêu gọi” đủ để các phương tiện đánh xe sang bên phải nhường đường cho chiếc xe cứu thương đang rất vội vã đó.
Ấy vậy mà khi những chiếc xe khác vừa đánh sang phải và tạo nên một khoảng trống có thể cho chiếc xe cứu thương đi tiếp thì bất chợt từ phía sau một chiếc xe máy phân khối lớn rú ga ầm ĩ vọt lên. Chiếc xe máy phân khối lớn ấy do một thanh niên điều khiến với người ngồi phía sau là một cô gái. Dường như cả hai con người trẻ tuổi ấy đang tỏ ra thích thú bởi họ đã nghĩ ra một trò chơi mới, chiếc xe máy phân khối lớn vừa vọt lên là lập tức tạt đầu chiếc xe cứu thương, cú tạt bất ngờ khiến người lái chiếc xe cứu thương phải phanh vội.
Theo luật đường bộ quy định thì khi các phương tiện và cá nhân đang tham gia giao thông trên đường nếu gặp xe cấp cứu, xe chữa cháy hoặc các xe ưu tiên có xe công an dẫn đường đều phải nhanh chóng nhường đường cho các xe đó. Luật đã nêu rõ như vậy nhưng đối với đường phố Hà Nội thì luật vẫn phải trông chờ vào ý thức và thái độ của người cùng các phương tiện tham gia giao thông. |
Tưởng như chuyện chỉ đến đó ai dè cô cậu đèo nhau trên chiếc xe máy phân khối lớn kia lại cho xe mình chạy chậm lại. Chạy dề dề như cố tình không cho chiếc xe cứu thương đi mau được. Đã thế có lúc cô cậu còn cho xe máy của mình dừng lại rất trêu người, rất thách thức và rất thiếu ý thức.
Hành vi của cô cậu ấy làm những người đi đường phản đối nhưng kệ, đôi nam thanh nữ tú vẫn nhởn nhơ làm những động tác điều khiển xe làm ai cũng thấy nóng mắt. Quá bức súc và đang rất vội vì “cứu người như cứu hỏa” nên người lái xe cứu thương phải hạ cửa xe xuống để nhoài đầu ra ngoài nói rất to với đôi trẻ. Mãi cho đến lúc đó đôi trẻ mới thấy “trò chơi” của mình không được ai tán đồng mà còn lại bị nhiều tiếng la ó nên mới cho xe phóng vụt đi.
Kết thúc đoạn clip đó cô biên tập viên xinh đẹp của VTV1 bình “Hành vi đó không chỉ là hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông mà đó là hành vi coi thường luật giao thông đường bộ”. Câu bình đó đúng nhưng tôi vẫn muốn thêm một ý“Hành vi đó cho chúng ta thấy một dấu hiệu đáng báo động về sự “xuống cấp về mặt đạo đức” của một bộ phận trong giới trẻ hiện nay”.
Nói chuyện này với một người bạn, anh cho biết anh đã hơn một lần phải gọi xe cấp cứu để đưa người nhà đi cấp cứu. Thú thực gọi báo được cho 115 đã là mừng nhưng lại thêm nỗi lo. Lo là đường xá đông đúc thế này liệu xe cấp cứu có đến kịp không? Chậm một giây là có thể tính mạng một con người không còn cơ hội được sống. Nhanh một giây là có thể một con người đang chuyển bệnh trọng có cơ hội được cứu sống.
Anh kể có lần ấy khi gọi được xe cấp cứu thì chạy vội ra đầu đường để ngóng xe rồi để nhanh chóng dẫn đường cho xe cấp cứu tới được nhà tận trong ngõ nhỏ. Anh cứ đứng như thế trong lòng khấn thầm “con lạy giời, lạy đất cho đường phố lúc này thoáng đãng để xe cấp cứu đến kịp cứu người nhà của con”.
Đành là đã ra đường thì ai cũng có việc. Đành là đã có việc thì ai cũng rất vội. Tôi có cảm tưởng là nhiều người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường phố Hà Nội đang vô cảm với luật và đang thờ ơ với tính mạng con người? Rất ít khi tôi thấy được khi từ phía sau vang lên hồi còi ủ riết róng là mọi người cho phương tiện của mình tự giác dạt sang bên phải để nhường đường cho xe ưu tiên từ phía sau lao lên.
Đã thế nếu có ai đó đang tham gia giao thông có ý thức nên tự giác cho phương tiện của mình dạt sang bên phải thì ngay lập tức sẽ có rất nhiều xe máy và cả ô tô nữa nhấn ga cho xe của mình “lấp” rất nhanh vào khoảng trống vừa mới được tạo ra đó.
Lại là một ước nguyện nữa của người viết bài này. Bao giờ sẽ không còn người khi lưu thông trên đường phố không tự giác chấp hành luật giao thông mà nhanh chóng nhường đường cho xe ưu tiên? Lâu nay chúng ta giáo dục về luật giao thông thường chỉ nhấn mạnh đến “Người đi xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm” chứ gần như không “nhắc nhở” đến việc phải biết nhường đường thế nào và khi nào thì phải nhường đường. Chính sự “thiếu hụt” đó mà chấp hành được “đội mũ” thì lại “quên” nhường đường cho xe ưu tiên.
Hãy nên nhớ một điều rằng: Đã là con người thì sinh mạng đều quý như nhau. Anh hay chị chỉ biết đến sinh mạng của mình nhưng lại “thờ ơ” với sinh mạng người khác là điều không chấp nhận được. Chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông rất cần văn hóa. Văn hóa xưa nay vốn được xem là “chất” của người Hà Nội kia mà, không lẽ văn hóa chỉ dừng lại ở khâu “học” mà bỏ qua hành vi ứng xử cho đẹp, cho đúng.
Thực ra vẫn còn có nhiều người đáng khen. Một lần cách đây mấy tháng tôi có việc nên đi ra phố.Trưa hè oi ả nên ai cũng vội cũng vàng. Đúng lúc tôi vừa dừng xe trước vạch dừng đèn đỏ thì bất chợt đằng sau lưng tôi vang lên hồi còi dài, hồi còi liên tục rất khẩn thiết. Tôi ngoái cổ về sau nhìn xem sự thể.
Một chiếc xe cứu thương đang thúc còi ủ hối hả để xin đường nhưng chiếc xe này lại đang “bị chặn lại” bởi một số người đi xe máy đang dừng lại trước mặt. Những chiếc xe máy ấy không dừng lại trước vạch dừng mà dừng lại cách xa vạch dừng. Họ dừng xe ở chỗ có bóng cây che mát. Đang dừng dưới bóng cây mát như vậy nên chủ nhân của những chiếc xe máy đó lại cảm như đang bị “quấy rầy”. Những cái ngoái đầu nhìn về phía sau nhưng tuyệt nhiên chẳng một ai cho xe mình tiến lên hoặc tạt vào bên lề để nhường đường cho chiếc xe cứu thương kia.
Tiếng còi ủ cứ rền rã vang lên và có một người tầm tuổi trung niên bước nhanh từ hè phố ra. Người ấy vừa quát to vừa dùng sức của mình nắm tay lái xe để gắng lôi những chiếc xe máy đang “gan lỳ”. Kết quả là một số người khác đang dừng xe thấy vậy mà vội vàng dạt xe nhường đường. Tôi thầm hỏi “Nếu không có con người ấy thì phải sau 60 giây nữa đèn xanh mới bật. Đến lúc đó những chiếc xe “chây ì” kia mới từ từ cho xe đi thì thử hỏi người bệnh đang nằm trong xe cấp cứu sẽ mất đi nhiều giây giành giật sự sống với cái chết.
Nguyễn Trọng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49