Tản mạn về “văn hóa giao thông”: Chuyện sang đường (Bài 4)

(LĐTĐ) Cũng là tháng 12 nhưng của đúng mười năm trước, lần đó tôi được đi công tác nước ngoài. Thôi không nói về chuyện công việc mà tôi xin nói về một chuyện “không nằm trong nội dung”. Số là sau một tuần hết hội thảo, tham quan và dự tiệc thì cuối cùng đoàn chúng tôi cũng có một buổi chiều “tự do”.
tan man ve van hoa giao thong chuyen sang duong bai 4 Tản mạn về “văn hóa giao thông”: Chuyện còi xe trên phố (Bài 3)
tan man ve van hoa giao thong chuyen sang duong bai 4 Tản mạn về “văn hóa giao thông”

Thế là mấy anh em rủ nhau dạo phố. Mà cũng phải dạo phố để xem phố xá người ta như thế nào chứ. Chả nhẽ khi về nhà ngộ nhỡ vợ có hỏi hàng hóa bên đó đắt rẻ ra sao mình lại lắc đầu kêu “không biết”.Thú thực nhé, mấy bà vợ chúa là “khôn”, mình nói không biết dứt khoát là các bà ấy đâu có tin. Không khéo lại cho mình là đồ “keo kiệt” đi sang nước ngoài mà không chịu mua cho vợ món quà gì đó.

Nghĩ vậy nên chúng tôi rủ nhau ra phố. Cũng như bên ta thôi. Bên họ phố xá cũng dặt cửa hàng cửa hiệu. Sau một hồi đi mỏi chân trên dãy phố bên này chúng tôi quyết định sang dãy phố bên kia. Đường phố tầm ấy là cuối giờ chiều nên dòng người xe qua lại nườm nượp. Và “tự nhiên như người Hà Nội” nhóm chúng tôi thản nhiên băng qua đường để sang dãy phố bên kia. Sang đường giữa dòng người xe đông đúc với ai thì khó chứ với cánh “Hà Nội” như chúng tôi thì dễ ợt. Chẳng có gì phải ngại, phải sợ cả.Cứ đi như ở nhà mình vẫn đi. Thế thôi.

tan man ve van hoa giao thong chuyen sang duong bai 4
Ảnh minh họa.

Tới hè phố bên kia chúng tôi dừng lại để bàn tính là đi xuôi hay đi ngược đây bởi xuôi cũng thấy hay hay mà ngược cũng thấy vui vui. Đang lúc đứng bàn tán bất chợt như thấy có gì nong nóng đằng sau gáy tôi bèn quay lại.Ồ có rất nhiều người, ý chừng họ là cư dân phố này hay chí ít cũng là những người thường xuyên qua lại đường phố này.

Đám người này đang chăm chú nhìn nhóm chúng tôi bằng ánh mắt rất khác lạ.“Chắc là họ nghĩ mình là người từ hành tinh khác tới đây?” Tôi thầm nghĩ và thầm mà “tôi phục tôi quá”. Bỗng nhiên tôi thấy một người đi tới. Ông này dè dặt đến gần tôi nhìn từ đầu xuống chân rồi lại nhìn từ chân lên đầu. Hồi lâu ông ta làm động tác tỏ ý khâm phục bằng cách đặt tay phải lên ngực trái. Rồi ông ta khoát tay chỉ ra đường phố rồi lắc lắc đầu. Tiếp đó là ông ta với tay chỉ về phía xa cách đó chừng trăm mét. Tôi đã nhận thấy đó là một chiếc cầu vượt dành cho khách bộ hành qua đường.

Tuy không thông minh cho lắm nhưng tôi cũng hiểu ra là ông ta muốn nói là sao chúng tôi liều lĩnh thế, không đi cầu vượt cho an toàn mà băng qua đường vô cùng nguy hiểm. Tôi gật gật đầu nói “thank” và nhìn bao quát, ố ồ, chẳng thấy một ai băng qua đường như chúng tôi đã làm cả. Ngượng chín cả người. Đó là cảm giác của tôi khi đó. Ngượng lắm, ngượng đến bây giờ khi ngồi viết những dòng này tôi đang thấy nóng bừng đôi má. Thì ra, ở bên nước ấy, ai muốn sang đường đều bắt buộc phải đi qua cầu vượt.

Nhưng ở Hà Nội mình đi sang đường, nếu cầu vượt hay hầm chui cách xa một tý mà dạo bộ đến đó để qua họa có là người “dở hơi”, họa có là người thừa sức, họa có là người không giống ai. Ở Hà Nội mình ấy à? Muốn sang đường bên kia ư? Cứ tự nhiên là bước.

Tại sao lại như vậy nhỉ? Trước hết là tại thói quen cố hữu. Rách việc, xưa nay không có cầu vượt vẫn băng qua đường đấy thôi. Vả lại cũng tại “ba mươi sáu cái tiện thể”. Cứ tiện thể mà sang ngang cho dù chỗ mình sang đường không có cầu vượt, chẳng có hầm chui và không cần đến chỗ có vạch sơn cho người sang đường. Trẻ con thản nhiên sang đường. Người lớn vô tư sang đường. Có làm sao đâu.“Xe nó phải tránh mình chứ”. Mà cũng tài thật, xe máy lao vun vút ấy vậy vẫn “nhẹ nhàng” lướt qua không hề va chạm. Mà cũng tài thật.

“Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc”.
Theo đó, khi người đi bộ vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc nơi không đảm bảo an toàn sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồn

Ô tô ầm ầm, ấy vậy vẫn chẳng có chút hề hấn gì. Một người bạn của tôi sống ở Hưng Yên mỗi lần lên Hà Nội chơi lại than vãn qua đường chờ mãi mới qua được. Ông bạn ấy đùa “Người Hà Nội các ông qua đường đã trở thành nghệ thuật”. Còn mấy ông tây bà tây thì cứ đứng ngẩn ra lắc đầu lè lưỡi. Họ đâu như đã nhận xét “Băng qua đường là “đặc sản” Hà thành”. Câu nhận xét khách quan và cũng thấy “tự hào”. Bởi hễ ai là người Hà Nội đều phải biết qua đường giữa dòng xe hối hả.

Nói đi thì phải nói lại.Thứ nhất là khâu tuyên truyền giáo dục. Đã đành xưa nay việc sang đường đã thành thói quen nhưng như cổ nhân đã nói “thói quen là do mình tạo ra”. Vậy nên, tạo thói quen sang đường ở chỗ có vạch sơn sang đường hay sang đường bằng cầu vượt hoặc hầm chui cũng nên đưa vào cuộc sống. Đầu tiên là giới công chức, viên chức nhà nước, tiếp đó là học sinh sinh viên bởi đây là những đối tượng mà cơ quan, nhà trường đều có thể “áp đặt” được. Ví dụ như đưa nội dung này vào tiêu chuẩn thi đua chẳng hạn. Cũng kho khó đây vì ai sẽ là người đi theo anh ta, theo chị ta suốt ngày để theo dõi người ấy sang đường có đúng luật giao thông không? Lại là tự giác là chính. Lại là lấy sự an toàn cho mình cho người khác là chính.

Nhưng nói đi thì lại nói lại.Trên địa bàn nội đô hiện nay số lượng cầu vượt hoặc hầm chui còn rất “khiêm tốn”. Vì khiêm tốn nên qua đường theo “kiểu cũ” vẫn là chưa “khắc phục” được một sớm một chiều. Việc xây dựng cầu vượt cũng không phải dễ dàng thuận lợi.Ví như kinh phí đâu ra.Ví như địa điểm có phù hợp?.

Theo kinh nghiệm ở nước bạn mà tôi đã được “mục sở thị” thì bên đó chính quyền khuyến khích các doanh nghiệp bỏ tiền ra xây dựng cầu vượt. Cách thức đó xem ra hiệu quả, bằng chứng là trong một thời gian ngắn đã có nhiều cầu vượt được xây dựng. Góp phần đáng kể vào nội dung tuyên truyền chấp hành luật lệ giao thông. Tôi có hỏi và được cho biết “Sau khi tư nhân hay doanh nghiệp bỏ tiền ra xây cầu vượt. Chính quyền cho phép họ đặt biển quảng cáo trên thành cầu vượt. Đúng thật là “Tiện anh tiện ả. Tiện cả đôi đường”.

Những cầu vượt hiện có trên một số tuyến phố ở Hà Nội hiện nay xem ra chưa ổn. Cầu cao quá nên những người cao tuổi không “leo” nổi. Vả lại leo lên đã khó đến khi xuống thì lại khó hơn khi mà chân tay đã run lẩy bẩy. Ấy còn là vị trí xây dựng cầu vượt nữa. Đa phần là chưa thích hợp và vì thế chưa tạo được thói quen cho khách bộ hành. Đối với những vạch qua đường cũng vậy, còn ít và chưa phù hợp bởi đa phần ở các điểm đường giao nhau, muốn sang đường ở giữa phố, nếu có chấp hành phải đi bộ khá xa.

Song, ngay những chỗ có vạch sơn sang đường cũng có mấy ai đi theo đường ấy. Tôi quan sát và nhận thấy chỉ toàn những ông tây bà tây “dỗi hơi” đi du lịch bụi là rảnh rang đứng chờ đèn đỏ bật lên rồi thủng thẳng bước qua. Cũng phải nói thêm, ở những nơi có vạch sang đường cho người đi bộ mà không có đèn xanh, đèn đỏ, thì bạn có sử dụng quyền của mình để sang đường cũng hiếm khi có phương tiện dừng lại để bạn qua đường, vậy là có vạch như không, bạn vẫn cứ phải làm xiếc ngay trên vạch dùng cho người đi bộ sang đường.

Lại nói chuyện ở nước ngoài, tôi thấy ở những nơi có vạch sang đường, mỗi khi có người qua đường, các phương tiện đều chủ động dừng lại rất tự giác chờ người đi bộ sang đường xong mới chuyển bánh. Thậm chí tại nhiều địa điểm có nhu cầu sang đường cao, người ta còn dựng cột đèn tín hiệu, mỗi khi người đi bộ có nhu cầu sang đường thì tự bấm đèn tín hiệu, các phương tiện đều răm rắp tuân thủ.

Vậy làm thế nào để người dân Hà Nội nói riêng, người dân cả nước nói chung sang đường đúng luật nhỉ? Tôi thấy cần phải nhắc lại “Thói quen là do mình tạo ra”. Vậy chúng ta hãy chung tay tạo ra thói quen sang đường bằng cầu vượt, bằng hầm chui hay ít nhất cũng là sang đường ở chỗ có vạch sang đường. Và các phương tiệm giao thông khác cũng cần có ý thức nhường đường mỗi khi người đi bộ qua đường đúng quy định. Người Hà Nội vốn văn minh thanh lịch cùng chung tay xây dựng đường phố văn minh thanh lịch ngay từ thói quen sang đường.

Thiện Vi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.

Tin khác

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025

Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"

Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, công tác đảm bảo an toàn cho người dân đi lại trên các phương tiện đò khách là một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng Cảnh sát đường thuỷ, do đó việc kiểm tra an toàn giao thông tại các bến khách luôn được đơn vị địa bàn thường xuyên quan tâm.
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát

Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, trong giai đoạn từ khoảng năm 2016 đến nay, để giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an ninh trật tự việc sắp xếp luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh theo phương án phân luồng xe đến từ hướng nào sẽ vào bến đầu tiên của hướng đấy đã được triển khai. Hiệu quả của việc sắp xếp luồng tuyến đã từng bước được khẳng định song vấn đề hiện tại là công tác kiểm tra, giám sát, từ đó nâng cao ý thức chấp hành của các đơn vị vận tải khách liên tỉnh.
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp

Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Nhiều câu hỏi của doanh nghiệp xoay quanh vấn đề địa phương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm gây trở ngại cho hoạt động du lịch, khiến nhiều doanh nghiệp “khóc dở”.
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1

TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Ngày 18/12, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thuộc sở này đang hoàn tất những khâu trang trí cuối cùng đối với 150 xe buýt điện để sẵn sàng hoạt động phục vụ hành khách đi lại trên tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt

Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt

(LĐTĐ) Hiện nhiều tuyến phố của Hà Nội đang được tiến hành duy tu, sửa chữa. Để đảm bảo việc đi lại của người dân được thuận tiện, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã yêu cầu các công trình này chỉ được phép thi công về đêm.
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025

Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025

(LĐTĐ) Nhiều dự án chậm tiến độ được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội cam kết hoàn thành trong năm 2025. Trong đó, có dự án đường trục phía Nam và dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết

Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết

(LĐTĐ) Thời điểm cuối năm, cùng với sự gia tăng các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang tăng lên đáng kể. Trước tình hình này, lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố đã tăng cường ứng trực, chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm

Xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và công an các địa phương trên địa bàn Thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động