Bài 2: Những “bài toán” khó
Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động ở cơ sở | |
Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy | |
Kiện toàn, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị ở cơ sở |
Vừa thừa, vừa thiếu
Theo thống kê của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, đến hết năm 2018, trên địa bàn Thành phố có 9 thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng, thuộc các huyện: Đan Phượng, Mê Linh, Gia Lâm.
Những địa bàn dân cư chưa có cả tổ dân phố và chi bộ đảng cũng không ít. Ở các quận, huyện có khu đô thị mới, các tòa nhà chung cư cao tầng mới đều xảy ra tình trạng này.
Đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở tổ phân phố đa phần là người cao tuổi, việc thu hút cán bộ trẻ, có năng lực gắn bó với công tác tại cơ sở gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: Nguyễn Công) |
Tại huyện Thanh Trì, hơn 60 đảng viên ở các khu đô thị mới thuộc xã Tân Triều, xã Tả Thanh Oai cũng chưa có tổ chức riêng gắn với địa bàn dân cư nơi sinh sống. Theo Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Thanh Trì Phạm Nguyên Nhung, nguyên nhân do chủ đầu tư chậm bàn giao để tiến hành các thủ tục thành lập tổ dân phố, làm cơ sở thành lập chi bộ. Ban Tổ chức Huyện ủy đã tham mưu “giải pháp tình thế” là thành lập tổ đảng trực thuộc chi bộ thôn sát cạnh khu đô thị.
Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Thanh Trì cho rằng, đối với những thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng, rõ ràng, cấp ủy địa phương đang bỏ trống địa bàn. Với những địa bàn dân cư chưa có cả thôn, tổ dân phố và chi bộ đảng, người dân cũng như các đảng viên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt; cấp ủy, chính quyền cũng không “nối dài” được “cánh tay” chỉ đạo, quản lý xuống cơ sở; việc tiếp nhận và giải quyết ý kiến, kiến nghị của người dân, ngăn ngừa “điểm nóng” gặp khó khăn.
Với những thôn, tổ dân phố có quá ít số hộ thì lại gây lãng phí nhân lực, các phong trào hoạt động không mạnh; còn những nơi quá đông số hộ, có số đảng viên lớn thì gặp khó khăn trong sinh hoạt, tổ chức hoạt động chung. Các đảng bộ bộ phận còn lúng túng về chức năng, nhiệm vụ, khó khăn trong tổ chức sinh hoạt...
Từ thực tiễn cơ sở, ông Mai Quốc Hân, Bí thư Đảng ủy phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm còn nêu ra một loạt các chức danh đang hoạt động như: 3 chức danh chủ tịch hội đặc thù cấp phường (gồm Hội Thanh niên xung phong, Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ); ban bảo vệ dân phố, tổ bảo vệ dân phố; người làm công tác quản lý môi trường; 5 chức danh cấp trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở tổ dân phố,...
Các chức danh này được hình thành do yêu cầu của thực tiễn hoặc theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; được hưởng phụ cấp hoặc thù lao hằng tháng và được khoán kinh phí hoạt động, nhưng không được gọi là các chức danh không chuyên trách.
Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động đã phát sinh những bất cập, hạn chế, như tổ chức bộ máy cồng kềnh, việc bố trí không thống nhất giữa các phường; số lượng bố trí nhiều nhưng nhiệm vụ chưa rõ ràng, cụ thể, nhiều nhiệm vụ của những người hoạt động không chuyên trách chồng chéo nhau, giao thoa với nhiệm vụ của các chức danh khác và trùng lặp với nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp phường.
“Ngoài ra, cơ chế, chính sách đối với bộ phận này dàn trải, nguồn lực phân tán, tổng kinh phí chi trả lớn nhưng số tiền thực nhận của một người thấp; chưa có cơ chế khuyến khích việc kiêm nhiệm để tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng này,… Vì vậy, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của một bộ phận những người hoạt động không chuyên trách và các chức danh khác ở phường, tổ dân phố chưa cao; một bộ phận làm việc cầm chừng, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của địa phương”, ông Mai Quốc Hân chia sẻ.
Theo khảo sát của quận Long Biên về số giờ làm việc trong một tháng của 16 vị trí không chuyên trách cấp phường cho thấy, chỉ có 3 vị trí số giờ làm việc bình quân khoảng 120 giờ/tháng (Văn phòng, Phó Chủ tịch mặt trận tổ quốc, Phó Chỉ huy quân sự), 13 vị trí còn lại số giờ bình quân chỉ 47 giờ/tháng (tương ứng khoảng 2 giờ một ngày).
Cá biệt, có những vị trí không chuyên trách như nhân viên đài truyền thanh mỗi ngày chỉ làm việc khoảng 1 giờ. Ở tổ dân phố, số giờ làm việc của các vị trí như bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận bình quân khoảng 81 giờ/tháng; các vị trí còn lại khoảng 29 giờ/tháng.
“Kết quả khảo sát trên cho thấy, đang có rất nhiều bất cập đặt ra, đó là: Bộ máy cồng kềnh, con người thì nhiều, nhưng nhiệm vụ không rõ ràng, chồng chéo, thời gian làm việc ít, dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc hạn chế,… Chính vì thế, nếu quyết tâm sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) thì quận không chỉ tiết kiệm chi hàng chục tỷ đồng, mà còn tăng thu nhập cho người hoạt động không chuyên trách, nâng cao hiệu quả công tác của lực lượng này”, Bí thư Quận ủy Long Biên Đỗ Mạnh Hải cho biết.
Khó tìm đội ngũ kế cận
Bên cạnh những bất cập, hạn chế nêu trên, thực tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tại 5 quận, huyện triển khai thí điểm của Thành phố hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ.
Theo bà Thu Hòa, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, khi thực hiện chủ trương sắp xếp đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở phường và tổ dân phố, cũng có nhiều cán bộ tâm tư. “Có nhiều bác chưa muốn nghỉ do đang quen với công việc, song cũng có nhiều bác ngại phải kiêm nhiệm vì lo lắng khối lượng công việc sẽ nhiều lên, khó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ”, bà Thu Hòa cho hay.
Còn theo ông Mai Quốc Hân, Bí thư Đảng ủy phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm), đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở tổ phân phố hiện nay đa phần là người cao tuổi, người trẻ nhất cũng ngoài 60, trong khi phường đang trong quá trình đô thị hóa, dân số cơ học tăng nhanh nên yêu cầu và khối lượng công việc đặt ra đối với đội ngũ này cũng ngày một lớn.
Chính vì thế, khi đặt ra yêu cầu sắp xếp, kiêm nhiệm, nhiều cán bộ cũng có tâm lý ngần ngại, phần vì lo ngại sức khỏe không đáp ứng với khối lượng công việc lớn hơn, trong khi mức phụ cấp đối với đội ngũ cán bộ này nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu (như Bí thư chi bộ tổ dân phố được hưởng phụ cấp 1,1 lần hệ số lương cơ bản).
“Việc thu hút cán bộ trẻ, có năng lực gắn bó với công tác tại cơ sở cũng khó, bởi thu nhập thấp, nhưng cái khó nhất là khó đầu ra cho cán bộ. Vì vậy, mà chỉ trong thời gian ngắn, chúng tôi khuyết cả vị trí Bí thư Đoàn phường và Phó Bí thư Đoàn phường do hai đồng chí xin nghỉ công tác để đi làm việc ở các đơn vị tư nhân”, ông Mai Quốc Hân bày tỏ.
Là người trực tiếp “lăn lộn” với địa bàn hơn 20 năm, ông Lê Xuân Kế, Bí thư chi bộ kiêm Tổ trưởng dân phố 7 (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) cho biết, chủ trương kiêm nhiệm là rất đúng và trúng. Tuy nhiên, có một thực tế là, công việc của Tổ trưởng dân phố thường nặng nề và khó khăn hơn rất nhiều so với Bí thư chi bộ. Nên nếu giao cho Bí thư chi bộ kiêm việc Tổ trưởng thường sẽ khó thực hiện có hiệu quả, nhất là đồng chí Bí thư chi bộ ở địa bàn dân cư đa số lại tuổi cao.
Do đó, giao nhiệm vụ cho Tổ trưởng kiêm nhiệm Bí thư chi bộ thì thuận nhưng điều đáng nói là không phải Tổ trưởng nào cũng là đảng viên. “Để người trẻ làm Bí thư chi bộ ở địa bàn dân cư thì các đảng viên trong chi bộ khó đồng thuận, nhưng để Bí thư chi bộ làm Tổ trưởng dân phố thì lại e tuổi cao, sức yếu”, ông Lê Xuân Kế bày tỏ.
Ông Đỗ Thiện Đức, Phó trưởng ban Tổ chức Quận ủy Nam Từ Liêm cho rằng, vai trò của cán bộ tổ dân phố rất quan trọng, là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền phường, quận, nên việc thay đổi cần phải tiến hành thận trọng, từng bước, chắc chắn và hiệu quả, coi trọng biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, không nên dùng mệnh lệnh hành chính. Vì vậy, với cán bộ kiêm nhiệm Bí thư chi bộ và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nên xem xét nâng mức phụ cấp, xác định các mức theo số lượng đảng viên và số lượng dân cư.
Theo GS. TS. Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội là địa phương có số lượng xã, phường, thị trấn cũng như thôn, tổ dân phố rất lớn. Chính vì thế, việc thực hiện sắp xếp, kiêm nhiệm đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở nhằm tin gọn, nâng cao hiệu quả là một yêu cầu bức thiết.
Đặc biệt phải làm thế nào để lựa chọn được đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở có chất lượng, đồng thời có cơ chế, chính sách để cho đội ngũ cán bộ này có động lực cống hiến, phát triển…
(còn tiếp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51