ATGT đường sắt: “Nỗi lo tử thần” từ đường cắt dân sinh
Ủy ban ATGTQG: Yêu cầu chấn chỉnh ATGT đường sắt |
Trên địa bàn thành phố có hàng trăm km đường sắt, đây là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, nối liền thủ đô Hà Nội với mọi miền của Tổ quốc. Dọc theo đường sắt trong khu vực nội thành vẫn còn nhà, lán tạm nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường sắt, thậm chí người dân còn bày bán hàng hóa, thực phẩm, nấu ăn, sinh hoạt ngay cạnh đường sắt. Nhiều đoạn đường sắt chạy qua khu dân cư không có hàng rào bảo vệ hành lang an toàn, nên mỗi khi đến giờ tàu chạy qua điểm giao cắt, nhân viên đường sắt phải vất vả mới có thể kéo rào cản bảo vệ ngăn những trường hợp liều lĩnh băng qua.
Có thâm niên gần 20 năm làm nhân viên các trạm gác chắn tàu, anh Phan Lê Văn (nhân viên trạm gác chắn Nguyễn Thái Học) không thể quên được những lần phải ngăn cản người dân băng qua đường sắt khi đang đóng gác chắn, tàu sắp tới. Theo anh Văn, chuyện người dân cố tình vượt qua gác chắn, dù đã có chuông báo dường như trở thành chuyện thường ngày. Thậm chí, mặc cho đèn còi tín hiệu vẫn đang báo và barie đã được đóng, nhiều người vẫn cố chạy xe, lớn tiếng và còn văng tục đòi mở gác chắn cho đi. Điều đáng lo ngại là, ngoại trừ một vài điểm ở gần khu vực đông dân cư có rào chắn ngang, còn lại là nhiều đường ngang không hợp pháp.
Đường dân sinh qua đường tàu tiềm ẩn nhiều rủi ro TNGT |
Theo ghi nhận của PV, trên đoạn đường sắt kéo dài hơn 1 km từ đường Lê Duẩn tới nút giao Đại Cồ Việt - Xã Đàn có tới gần 20 điểm giao cắt với đường ngang dân sinh (thuộc các P.Khâm Thiên, P.Trung Phụng, P.Phương Liên) do người dân tự mở. Vì vậy, chỉ cần một chút sơ suất, thiếu quan sát… nguy cơ tai nạn có thể đến bất cứ lúc nào. Ông Nguyễn Văn An (Lê Duẩn, Hà Nội) cho biết, ông không nhớ rõ bao nhiêu lần gặp cảnh người đi qua đường tàu bị kẹt xe trong khi tàu sắp đến. Mặc dù đã có biển báo quan sát và còi báo hiệu nhưng nhiều người vẫn chủ quan, người thì đội mũ bảo hiểm trùm kín tai thiếu quan sát, người lại dừng giữa đường ray nghe điện thoại… mặc người dân la hét, hô hào vẫn không biết là tàu sắp đến, tới khi được người khác chạy lại đẩy ra thì mới giật mình. “Có nhiều người vô ý thức đến nỗi chúng tôi nhắc tàu, họ còn giễu lại “biết rồi nói mãi”, ông An chia sẻ.
Chỉ tính riêng trong quý I/2015 đã xảy ra 116 vụ tai nạn giao thông đường sắt, khiến 53 người chết, 63 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu do người dân, các phương tiện đường bộ (xe máy, ô tô) đi ngang qua đường sắt không chú ý quan sát dẫn đến tai nạn. Đặc biệt, đã có 47 vụ ô tô đâm vào đoàn tàu, trong đó 14 vụ có người chết và bị thương. Trong các tuyến đường sắt thì tuyến Hà Nội - TP.HCM có số vụ tai nạn cao nhất, chiếm 80%; tuyến Hà Nội - Lào Cai chiếm 6%, Hà Nội - Hải Phòng chiếm 4%... |
Trước tình hình này, từ ngày 22/5, Công an TP Hà Nội đã triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng và trật tự, an toàn vận tải đường sắt trên các tuyến thuộc địa bàn Hà Nội. Công tác kiểm tra, xử lý tập trung vào các đối tượng người và phương tiện tham gia giao thông tại đường ngang; nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu; lực lượng cảnh giới đường ngang; các tổ chức, cá nhân thi công công trình đường sắt và vi phạm kết cấu hạ tầng. Các đơn vị kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và các đơn vị vận tải đường sắt; hành vi buôn bán, họp chợ, để vật liệu trong phạm vi an toàn giao thông đường sắt; xây dựng lều quán, nhà tạm, công trình tạm thời trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt…
Thực tế cho thấy, việc kiểm tra, xử lý vi phạm vẫn chỉ là giải pháp hành chính và tạm thời, cốt yếu của vấn đề vẫn là ý thức của người dân. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động, thuyết phục…
Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó TGĐ Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, từ năm 2007, VNR đã xây dựng lộ trình, tính toán kinh phí để xóa bỏ dần những đường ngang giao cắt với tuyến đường sắt chính, giải tỏa dân cư khu vực hai bên hành lang nhưng vẫn chưa có nhiều tiến triển. “Việc xóa bỏ dần các lối đi dân sinh chưa thực hiện được do chưa có kinh phí làm đường gom và rào chắn. Chúng tôi cũng xác định, không thể xóa bỏ được các đường ngang dân sinh đã tồn tại. Trên thực tế, có những đường ngang chúng tôi đã chôn cột để ngăn phương tiện đi qua nhưng người dân lại nhổ cột lên...”, ông Hoạch cho biết.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Giao thông 05/11/2024 11:32
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16