78 tuổi, vẫn say mê làm "Nghìn việc tốt"
Chuyện kể về chiếc quạt Thi đua ái quốc | |
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt Anh hùng Lao động, công nhân tiêu biểu | |
Mỗi điển hình tiên tiến là hạt nhân nòng cốt, góp phần xây dựng Thủ đô |
Người sáng kiến phong trào "Làm nghìn việc tốt"
Là 1 trong 700 tấm gương điển hình tiên tiến là Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua, CNVCLĐ tiêu biểu về tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc tại Thủ đô Hà Nội, nhà giáo Nguyễn Đức Thìn hồ hởi nhớ lại.
Anh hùng Lao động, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn. Ảnh: B.D |
Tôi vào đội thanh niên du kích Đình Bảng năm 1951, khi đó tôi 11 tuổi. Lúc ấy trong vùng tạm chiếm, tôi đã được các anh du kích truyền cho lời thi đua giết giặc của Bác Hồ. Rồi chúng tôi say mê hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” giữa cánh đồng.
18 tuổi, tôi đã làm thầy giáo trường làng, 19 tuổi tôi trở thành đoàn viên công đoàn. Từ đó, tôi luôn lao động sáng tạo, gương mẫu về đạo đức, tự học tập, rèn luyện và đã có hơn 30 sáng kiến, đề tài khoa học các cấp. Tong đó, có 4 đề tài được tặng Bằng khen và Huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn Việt Nam nay là Tổng LĐLĐ Việt Nam.
78 tuổi, ông Thìn bồi hồi nhớ lại cái thời ông đã từng sáng kiến, phát động thiếu nhi ở quê ông – Đình Bảng, Bắc Ninh thực hiện phong trào “Làm nghìn việc tốt”.
“Đó là vào ngày Chủ Nhật, ngày 24/3/1963, khi vâng lời Bác “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” thầy trò chúng tôi đi trồng cây. Sau đó, tổng kết thấy việc trồng cây tốt quá và thấy cần làm nhiều việc tốt nữa cho quê hương, đất nước, tôi đã phát động ở địa phương phong trào “Làm nghìn việc tốt”. Sau đó, phong trào tiếp tục lan tỏa ra thiếu nhi miền Bắc, rồi thiếu nhi miền Nam. Nghìn việc tốt đã nở hoa, kết quả”, ông Thìn xúc động kể.
Ánh mắt Anh hùng Lao động, nhà giáo nhân dân bỗng rưng rưng nhưng ánh lên niềm tự hào khi nhớ lại: Tôi càng hạnh phúc hơn, đó là ngày Mồng 4 Tết Đinh Mùi năm 1967, lời Bác Hồ nói giữa sân trường Tam Sơn – nơi tôi là Phó Bí thư Chi bộ, Tổng phụ trách đội, Bí thư Chi đoàn, giáo viên dạy môn Văn - Lịch sử. Bác khen các đồng làm nghìn việc tốt, thế là rất tốt. Cần làm nghìn việc tốt góp sức cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và từ đó sáng kiến nở như hoa.
"Là anh hùng chiến thắng chính tôi"
Ông Nguyễn Đức Thìn cũng không nguôi niềm tự hào quê hương Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh đã 4 lần được đón Bác về thăm mà lần đầu tiên đó là ngày 13/9/1945, Bác về đền Đô thắp hương cho các đức vua triều Lý, nói chuyện với đồng bào cần tiếp tục đoàn kết, giệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ông cũng tự hào được dạy học ở Tam Sơn - quê hương của đồng chí Ngô Gia Tự - người rất gắn bó với phong trào công nhân. Ông cũng là người đã đề ra chương trình hành động thắp sáng ngọn đèn Ngô Gia Tự, noi gương Ngô Gia Tự, đi đường cách mạng của Bác Hồ.
Anh hùng Lao động, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn với học sinh thân yêu. Ảnh: NVCC |
“Tôi học ở những tấm gương người tốt việc tốt quanh tôi, những người được sách, báo nêu, kể cả tiểu thuyết dựng lên hình tượng, tôi cũng học. Tôi thi đua với chính tôi. Hôm nay làm việc này đã tốt, ngày mai tôi phải làm tốt hơn”, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn chia sẻ.
Với tinh thần, nhiệt huyết chiến thắng chính mình không ngừng ấy, khi không may mắc căn bệnh phong ở tuổi 30, trong 1461 ngày điều trị tại Bệnh viện Phong Quỳnh Lập (Nghệ An), ông Thìn đã không để phí 1 ngày nào. Ông kể: Các thầy thuốc cho phép, tôi vừa điều trị vừa học tập. Tôi còn tổ chức lớp học tình thương để dạy cho các em học sinh và viết tập thơ. “Mong sống đẹp tôi là thi sĩ/Là anh hùng chiến thắng chính tôi”.
Cùng thi đua để những điều tốt đẹp mãi vang xa
Đến bây giờ, khi nhắc đến Anh hùng Lao động, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn, nhiều người vẫn thầm thán phục về nghị lực và ý chí quật cường. Chất “Anh hùng” trong ông dường như chưa bao giờ ngưng nghỉ. 78 tuổi, là người khuyết tật, đôi bàn tay đã hoàn toàn toàn không cảm giác, không còn xòe ra được, ông Thìn vẫn cầm bút gõ máy tính và tiếp tục sáng tác thơ, văn và viết báo, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội ở địa phương.
“Từ khi về hưu, phát huy những năm tháng say mê sáng kiến, sáng tạo, phát huy tinh thần nhiệt huyết khi còn là đoàn viên công đoàn và là ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn ở tỉnh, ở huyện, còn trí tuệ, còn tình yêu, tôi không cho mình được phép ngừng nghỉ. Tôi đã viết và in được 3.000 trang sách, hàng trăm bài báo mà vẫn còn thấy ít”, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn tâm sự.
Từ ngày về nghỉ hưu, ông Thìn được nhân dân giao cho chức Trưởng Ban tuyên truyền, vận động xây dựng lại đền Đô – di tích Quốc gia thờ 8 vị vua nhà Lý – nơi ấy Bác Hồ thắp hương cho các đức Vua và nói chuyện với bà con nhân dân.
29 năm qua, giữ cương vị Trưởng Ban Tuyên truyền, ông Thìn cùng nhân dân đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại đền Đô - bây giờ là Di tích Quốc gia đặc biệt. Với mong muốn làm tốt trọng trách được giao phó, ông Thìn hăng say viết sách, làm phim, hướng dẫn, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên bởi ông luôn quan niệm: “Một lời nói với du khách tới là truyền cả hồn quê, hồn nước, tình người, niềm tin yêu con người vào cuộc sống, để vinh danh hào khí Thăng Long, thời đại Hồ Chí Minh”.
Với lòng kính yêu Bác vô bờ bến, nhớ lời Bác căn dặn về công tác thi đua ngay tại chính sân trường năm nào, Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Thìn bày tỏ: “Tôi kính yêu Bác Hồ và muốn được làm theo lời Người nhiều lắm. Phải làm nhiều việc tốt cho quê hương, đất nước và để hoàn thiện mình tốt hơn lên. Bác đã từng dạy thiếu nhi nhưng cũng là lời dạy cho tất cả chúng ta, đó là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”.
Đó chính là cái gốc của tình yêu, bản lĩnh, trí tuệ đó cũng là cái gốc hướng tới của phong trào thi đua. Hãy làm nhiều việc tốt hơn nữa để cái tốt bừng lên, để cái xấu phải co lại. Hãy “làm nghìn việc tốt, cùng trừ việc xấu, cộng nhân thương, chia niềm thông cảm” để những điều tốt đẹp mãi vang xa”.
Với những đóng góp, cống hiến lớn lao đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà và phong trào thi đua ái quốc, nhà giáo Nguyễn Đức Thìn đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1985); danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1988) cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ hết mình với phong trào thi đua
Gương sáng 16/10/2024 19:32