19 nước có bệnh nhân nhiễm virus MERS-CoV và 145 ca tử vong
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết theo thông báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tính đến ngày 17/5 thì nước mới nhất ghi nhận bệnh nhân nhiễm MERS-CoV là Hà Lan.
Trong 2 ngày 15, 16/5/2014 tại Hà Lan đã ghi nhận 2 trường hợp mới nhiễm MERS-CoV. Cả hai trường hợp này đều là thành viên trong cùng một gia đình, có đi du lịch cùng chuyến tới Ả rập Xê út từ ngày 26/4 đến 10/5 trên.
Cả hai trường hợp này đã có biểu hiện bệnh khi trong thời gian ở tại Ả rập Xê út. Khi trở về Hà Lan được nhập viện và được xét nghiệm chẩn đoán xác định dương tính với MERS-CoV.
Sau khi xuất hiện tại các quốc gia khu vực Trung Đông, bệnh do virus này gây nên hiện đã có mặt tại 19 quốc gia, gồm cả các quốc gia Châu Âu, Bắc Phi, Châu Mỹ và Châu Á có 2 nước có bệnh nhân là Malaysia và Philippines.
MERS-CoV thuộc chủng corona (dạng vành), bao gồm các loại virus có khả năng gây cảm lạnh và viêm phổi tương tự virus gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) bùng phát năm 2003 khiến hơn 800 người chết.
Để phòng bệnh hiệu quả, WHO khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn; Che mũi và miệng khi ho và hắt hơi; Tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch; Tránh tiếp xúc gần (ăn, uống chung cốc chén với người nhiễm bệnh); Thường xuyên khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa.
Ðối với cán bộ y tế: thực hiện đầy đủ biện pháp phòng hộ cá nhân để bảo vệ bản thân, tránh lây nhiễm khi tiếp xúc, khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc MERS – CoV.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS-CoV. Các phương pháp điều trị hiện nay vẫn là điều trị như đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp và điều trị tích cực. Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do virus này gây nên.
Hỏi – đáp về bệnh do virus MERS-CoV gây ra: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông là gì? Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (tên tiếng Anh là: Middle East Respiratory Syndrome - MERS) là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút. Tác nhân gây bệnh là vi rút thuộc nhóm coronavirus (CoV) được mô tả lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2012 tại Ả Rập Xê út và được gọi là vi rút corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV). Vi rút MERS-CoV có giống với vi rút gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính năm 2003 (SARS) không? Không giống. Giải trình tự gene của vi rút này khác với vi rút corona gây bệnh SARS ở người đã biết trước đó. Có những triệu chứng gì khi khi nhiễm MERS-CoV? Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38°C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh XQ tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau và kèm theo có hội chứng suy thận cấp. Có nhiều trường hợp nhiễm MERS-CoV nhưng không có biểu hiện triệu chứng. Đường lây truyền của MERS-CoV là gì? MERS-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc gần hoặc giọt nước bọt nhỏ. Việc lây nhiễm sang cán bộ y tế đã được xác định tại một số chùm ca bệnh ở Ả Rập Xê Út, Jordan. Ổ chứa vi rút MERS-CoV là gì? Hiện vẫn chưa có công bố chính thức khẳng định rõ nguồn gốc của MERS-CoV từ đâu. Ban đầu vi rút MERS-CoV được cho là lây từ động vật (dơi) sang người. Tuy nhiên, gần đây Tổ chức Y tế thế giới thông tin một nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng ổ chứa MERS-CoV có thể từ lạc đà. Vi rút MERS-CoV phân lập được từ lạc đà có khả năng nhân lên trong tế bào người và tương tự như vi rút phân lập được từ bệnh nhân nhiễm MERS-CoV. Thực tế, trong số các bệnh nhân được báo cáo nhiễm MERS-CoV, nhiều bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lạc đà và uống sữa lạc đà tươi. Tại sao chúng ta lại quan tâm tới MERS-CoV? Vi rút MERS-CoV gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng ở phần lớn các bệnh nhân bị nhiễm vi rút này; khoảng 50% trong số đó có biến chứng nặng và tử vong. Vi rút lây truyền từ người sang người và có thể lan truyền ra nhiều quốc gia. Đối tượng nhiễm MERS-CoV là ai? Hầu hết các độ tuổi đều có khả năng nhiễm MERS-CoV. Tuy nhiên, theo ghi nhận hầu hết các trường hợp mắc là người già, nam giới; những người có bệnh bệnh mãn tính kèm theo thường có nguy cơ cao hơn. Khi nào cần đi khám để xác định có bị nhiễm MERS-CoV hay không? Những người có các dấu hiệu sau cần được thông báo cho các cơ sở y tế địa phương hoặc trung ương để được đánh giá xem có nhiễm MERS-CoV hay không: - Người có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, có thể có sốt (≥ 38°C), ho; - Nghi ngờ bệnh viêm phế quản phổi, - Trước đó có tiền sử đi/đến vùng bán đảo Ả Rập hoặc các nước láng giềng trong vòng 14 ngày; - Các triệu chứng viêm đường hô hấp chưa giải thích được rõ ràng về căn nguyên. Xét nghiệm MERS-CoV bằng phương pháp gì? Xét nghiệm bằng RT-PCR. Để tăng cường khả năng phát hiện MERS-CoV, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo thu thập mẫu bệnh phẩm từ nhiều vị trí khác nhau như: mũi họng và bệnh phẩm đường hô hấp dưới như đờm, dịch rửa phế quản hoặc hút khí quản. Hiện đã có vắc xin phòng bệnh do MERS-CoV chưa? Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do MERS-CoV, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đang phối hợp với các đối tác để nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng chống bệnh do MERS-CoV. Có thể đến các nước ở bán đảo Ả Rập hoặc các nước láng giềng nơi có trường hợp nhiễm MERS-CoV không? Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ hiện không khuyến cáo người dân không nên đến khu vực có người bị bệnh MERS-CoV, chúng ta vẫn có thể đến những quốc gia có MERS-CoV, tuy nhiên trước khi đi du lịch, khách du lịch cần tìm hiểu thông tin và các biện pháp phòng ngừa với bệnh này. Cần làm gì nếu bị ốm sau khi trở về từ các nước ở bán đảo Ả Rập? Đối với những người có biểu hiện sốt hoặc các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp như ho, khó thở ít nhất trong vòng 14 ngày sau khi trở về từ các nước thuộc bán đảo Ả Rập hoặc các nước láng giềng cần phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Những trường hợp có hội chứng viêm đường hô hấp cấp mà chưa xác định rõ nguyên nhân tại cộng đồng cũng cần được theo dõi và khám xác định chẩn đoán MERS-CoV để điều trị kịp thời. |
Nguồn VNN
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38