10 thành tựu nổi bật trong lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT năm 2018

(LĐTĐ) Năm 2018, lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. Tiêu biểu như GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76% đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây; Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 vượt ngưỡng 40 tỷ USD…  
10 thanh tuu noi bat trong linh vuc nong nghiep ptnt nam 2018 Thành công từ các mô hình rau an toàn
10 thanh tuu noi bat trong linh vuc nong nghiep ptnt nam 2018 Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
10 thanh tuu noi bat trong linh vuc nong nghiep ptnt nam 2018 Ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp

1. GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76% đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây. Kết quả tăng trưởng trên thể hiện sự sáng tạo, đổi mới trong điều hành và bứt phá trong hành động của Bộ và toàn ngành ngay từ những ngày đầu năm, vượt qua những khó khăn về thời tiết bất thường và thị trường nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản giảm giá.

10 thanh tuu noi bat trong linh vuc nong nghiep ptnt nam 2018
Năm 2018, lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. Ảnh M.Q

2. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2018 vượt ngưỡng 40 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017 (mục tiêu Chính phủ giao là 36 - 37 tỷ USD, mục tiêu Bộ đề ra là 40 tỷ UDS), đạt mức cao nhất từ trước đến nay với thị trường trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

3. Quốc hội thông qua Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi. Đến nay, đã có 07 luật trong lĩnh vực Nông nghiệp Nông thôn được ban hành là: Luật Trồng trọt (2018), Luật Chăn nuôi (2018); Luật Thủy lợi (2017), Luật Lâm nghiệp (2017), Luật Thủy sản (2017), Luật Thú y (2015), Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (2013).

4. Năm 2018, số doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp lập mới 2.200, tăng 12,3% so với năm 2017, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp lên 9.235 doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay. Cả nước hiện đã xây dựng và phát triển mô hình liên kết với1.096 chuỗi (tăng 350 mô hình so với năm 2017), 1.426 sản phẩm và 3.174 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát an toàn.

5. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 173/345 điều kiện đầu tư kinh doanh (đạt tỷ lệ 50%); rà soát, chuẩn hóa, công bố danh mục nông sản hàng hóa gắn mã HS từ 7.698 xuống còn 1.768 (cắt giảm trên 77%), kiểm tra chuyên ngành chuyển mạnh mẽ từ tiền kiểm sang hậu kiểm; Xóa bỏ tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan; 13 TTHC đã kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia; 18 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

6. Cả nước có 3.787 xã (42,4%) đạt tiêu chí nông thôn mới, 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập hộ gia đình nông thôn đạt khoảng 130 triệu đồng, gấp 1,71 lần so với năm 2012 và gấp 3,5 lần so với năm 2008, vượt mục tiêu đề ra.

7. Chấm dứt khai thác gỗ rừng tự nhiên; sản lượng gỗ rừng trồng, cây phân tán trong nước đạt 27,5 triệu m3 và độ che phủ rừng đạt 41,65%, cao nhất từ sau thống nhất đất nước (1975) đến nay.

8. Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); Đàm phán hài hòa quy định để sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU.

9. Việt Nam lần đầu tiên sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng AVAC-V6 FMD Emulsion type O, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia súc.

10. Năm 2018 mặc dù thiên tai diễn ra phức tạp. Tuy vậy với sự chỉ đạo đồng bộ, quyết tâm cao, thực hiện phương châm 4 tại chỗ, nên đã hạn chế thấp nhất thiệt hại (thiệt hại về người, giảm 43%; thiệt hại vật chất chỉ bằng 33% so với năm 2017).

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đã xuống cấp, không bảo đảm quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, không đáp ứng tiêu chí đô thị… Bài toán cải tạo, xây dựng chợ không phải là mới nhưng vẫn là khó giải khi chưa thể hài hòa hết lợi ích của các bên.
Để Trường Sa thêm xanh

Để Trường Sa thêm xanh

(LĐTĐ) Giữa trùng khơi bốn bề sóng vỗ, là màu xanh mướt mắt của những cây bàng vuông, cây phong ba, cây tra... làm dịu đi cái khắc nghiệt của nắng, gió. Mỗi cây trên đảo gắn với một phần đời cán bộ chiến sĩ; lớn lên bằng trách nhiệm và yêu thương của những người lính trên quần đảo Trường Sa.
Hiệu quả từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Hiệu quả từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã Sơn Tây được đẩy mạnh. Đặc biệt, hướng tới đối tượng là nữ CNVCLĐ, Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây đã triển khai hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, từ đó phát hiện và nhân rộng những tấm gương điển hình.
Minh bạch hóa thị trường thẻ tín dụng

Minh bạch hóa thị trường thẻ tín dụng

(LĐTĐ) Vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc, một khách hàng dùng Thẻ tín dụng trị giá 8,5 triệu đồng của một ngân hàng rồi “quên trả”, sau 11 năm số nợ (gốc và lãi) lên tới 8,8 tỷ đồng.
Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban Phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Phiên họp thứ Nhất của Tiểu ban Phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Chiều 18/3, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, lần thứ XVIII, tổ chức phiên họp thứ Nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội, lần thứ XVIII, chủ trì hội nghị.
Bệnh đường hô hấp gia tăng khi giao mùa

Bệnh đường hô hấp gia tăng khi giao mùa

(LĐTĐ) Thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường, cộng thêm nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý nền mạn tính tiến triển nặng, tăng nguy cơ tái phát bệnh cơ xương khớp, gây ra nguy cơ bệnh chồng bệnh. Đặc biệt, trong thời tiết nồm ẩm như hiện nay, tình trạng người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp có xu hướng gia tăng.
Nhiều ngành tiếp tục tăng trưởng

Nhiều ngành tiếp tục tăng trưởng

(LĐTĐ) Theo quy luật, trước và sau Tết Nguyên đán là thời điểm thường ghi nhận sự tăng trưởng tích cực của ngành dịch vụ và năm 2024 cũng không phải ngoại lệ.

Tin khác

Chuyên gia "hiến kế" để các doanh nghiệp chinh phục thị trường tỷ dân

Chuyên gia "hiến kế" để các doanh nghiệp chinh phục thị trường tỷ dân

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể thâm nhập vào các thị trường tỷ dân như Ấn Độ, Trung Quốc... nếu các doanh nghiệp có thể tận dụng những lợi thế sẵn có.
Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 14/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉ giảm 22 đồng/lít, xuống mức 22.490 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 14 đồng/lít, xuống còn 23.543 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng nhẹ.
Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước giảm mạnh tới 2 triệu đồng/lượng, xuống ngưỡng 78 - 80,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.171,2 USD/ounce.
Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

(LĐTĐ) Sau khi đã giảm mạnh trong phiên sáng nay (13/3), giá vàng chiều nay tiếp tục lao dốc và có cửa hàng đã xóa mốc 80 triệu đồng/lượng trên bảng điện tử giao dịch.
Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

(LĐTĐ) Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 14/3, theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 sẽ giảm khoảng 50 - 150 đồng/lít; dầu diezen có thể tăng 100 đồng/lít.
Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

(LĐTĐ) Sáng nay (12/3), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng trên mốc 82 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 71 triệu đồng/lượng.
“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

(LĐTĐ) Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến môi trường đầu tư kinh doanh, điều đó đặt ra cho Việt Nam cần “nâng cấp” môi trường đầu tư.
Giá vàng sẽ còn tăng?

Giá vàng sẽ còn tăng?

(LĐTĐ) Thời gian qua thị trường chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của giá vàng, khi vàng miếng SJC vẫn đang vượt mốc 82 triệu đồng/lượng - mức cao chưa từng có trong lịch sử. Nhiều người không tin vào mắt mình khi nhìn bảng giá vàng điều chỉnh tăng liên tục trong ngày.
Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

(LĐTĐ) Cuối năm 2023, khi giá vàng “phi mã” lên đến gần 70 triệu đồng/lượng, người dân hy vọng giá vàng sẽ được “ghìm cương”. Nhưng ngay từ đầu năm 2024, giá vàng lại một lần nữa vượt đỉnh, chạm mốc hơn 82 triệu đồng/lượng. Thị trường đang chờ đợi một giải pháp ổn định giá vàng. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Trung Khánh - Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.
Giá vàng "phi mã": Nên mua hay bán chốt lời?

Giá vàng "phi mã": Nên mua hay bán chốt lời?

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán, giá vàng trên thị trường “phi mã”, đặc biệt là vào trước ngày vía thần tài. Những tưởng rằng giá vàng sẽ giảm sau ngày này, nhưng bất chấp quy luật tự nhiên, vàng bất ngờ “phi mã”. Sáng nay (9/3), vàng đã lập kỷ lục mới ở mức 82 triệu đồng/lượng. Nhiều nhà đầu tư cá nhân như ngồi trên chảo lửa, không biết nên mua vào, bán ra chốt lời hay… ngồi chờ.
Xem thêm
Phiên bản di động