10 điều nên làm và không nên làm khi xin tăng lương
Tăng lương để giữ người: Cách làm sai lầm? | |
4 sai lầm khi đề nghị sếp tăng lương |
Bạn có thể tham khảo danh sách những điều nên làm và không nên làm khi đề cập đến việc xin tăng lương.
1. Đề xuất sau khi lập công lớn
Đây là thời điểm tốt để xin tăng lương. Hãy tận dụng thời cơ này để đạt được những gì bạn xứng đáng.
2. Viết, diễn tập cho những gì bạn sẽ nói
Đừng bước vào phòng họp bằng tay không. Hãy lập ra một danh sách những lý do bạn nên được tăng lương và tập nói trước gương để đảm bảo rằng bạn sẽ trình bày bằng thái độ tự tin và thuyết phục nhất có thể.
Ngoài việc đề cập tới những thành tích, bạn cũng có thể nói về trách nhiệm tăng thêm mà gần đây bạn đã gánh vác, những chiến lược mới mà bạn đã thực hiện, những dự án mà bạn đi đầu…
Bạn cũng có thể in danh sách này ra để sếp xem xét lại kỹ càng hơn và thảo luận với các giám sát viên khác nếu cần.
3. Chọn đúng thời điểm
Bạn nên kín đáo thảo luận với các đồng nghiệp về chu kỳ đánh giá của công ty để xem bạn đã đủ thời gian để tăng lương hay chưa. Bạn cũng nên xem xét tình hình tài chính hiện tại của công ty nếu có thể.
Hãy đề xuất khi công ty có một nguồn thu mới, khi năm tài chính mới bắt đầu, hay khi bạn cho rằng sếp đang dễ dàng hơn với việc đó.
4. Ăn mặc chỉn chu
Hãy dành vài phút để thắt lại cà-vạt, là áo thẳng nếp… trước khi bước vào phòng sếp. Có thể bạn không muốn mình trông quá nghiêm trọng nhưng việc trông chuyên nghiệp hơn cũng không gây hại gì cho bạn cả.
5. Có phương án cho lời từ chối
Chẳng ai muốn nghe lời từ chối cho đề xuất này, nhưng bạn hãy chuẩn bị cho một đề xuất khác xem sao. Ví dụ như được làm việc ở nhà 1 ngày mỗi tuần, hay bạn cần một chiếc điện thoại mới, một chiếc máy tính mới vì mục đích phục vụ công việc. Sếp bạn có thể đồng ý với một đề xuất nhỏ sau khi đã từ chối một đề xuất lớn hơn.
6. Đừng hỏi qua email
Bạn nên nói chuyện mặt đối mặt cho đề xuất này. Đó là cách tốt nhất cho thấy bạn hoàn toàn nghiêm túc, và nó cũng giúp bạn đánh giá phản ứng của sếp.
7. Đừng hỏi vào thời điểm căng thẳng
Nếu sếp bạn đang bị “stress” hay quá tải, có thể đó không phải là thời điểm thích hợp cho chủ đề này. Hãy chờ đợi cho đến khi họ đang có tâm trạng tốt.
8. Đừng đưa ra tối hậu thư rằng bạn sẵn sàng nghỉ việc nếu bị từ chối
Hãy cẩn thận với cách bạn đề cập tới chủ đề này. Đừng để sếp nghĩ rằng bạn nhất quyết phải tăng lương bằng được. Tất nhiên, hãy tự tin và quyết đoán nhưng hãy chú ý đến giọng điệu: hãy tỏ ra tự tin, chuyên nghiệp và hiểu biết.
Tuyệt đối tránh mẫu câu “tôi cần tăng lương, nếu không thì…”
9. Không đưa lý do về lương của đồng nghiệp
Bạn không nên đưa lương của các đồng nghiệp làm lý do tăng lương cho mình. Tránh đưa những thông tin kiểu “tám chuyện” vào cuộc thảo luận. Ngay cả khi bạn biết ai đó được trả cao hơn mình và bạn nghĩ rằng mình xứng đáng thì cũng nên giữ kín những thông tin tế nhị đó.
Thay vào đó, hãy tập trung vào trải nghiệm, thành tích của riêng mình.
10. Đừng kể lể về những lý do cá nhân
Những lý do như “vợ/ chồng tôi vừa mất việc, con tôi ốm…” không nên đưa vào trừ khi bạn có mối quan hệ thân quen với sếp.
Theo Nguyễn Thảo/vietnamnet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37