10 điều giúp Hà Nội trở thành điểm đến hàng đầu thế giới
1. “Thành phố vì hòa bình”:
Năm 1999, Hà Nội được tổ chức UNESCO thế giới trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, nhờ sự bình đẳng trong cộng đồng; xây dựng đô thị; giữ gìn môi trường sống; thúc đẩy phát triển văn hóa – giáo dục; chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ.
|
2. Kiến trúc độc đáo:
Hà Nội pha trộn hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và Phương Đông với khu phố cổ và thành cổ cùng các công trình nhuốm màu thời gian như Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành Cổ Loa,… Trong khi đó, khách sạn Sofitel Metropole, Nhà Hát Lớn,… lại in đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.
3. Ẩm thực hấp dẫn:
Từ xa xưa, kinh đô Thăng Long đã nổi tiếng với tinh hoa ẩm thực phong phú, độc đáo. Du khách có thể thưởng thức các món ăn nổi tiếng thế giới ở đây với chi phí rẻ như phở, bún chả, kem Tràng Tiền... Trang Telegraph (Anh) đã xếp Hà Nội đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách các TP có nền ẩm thực ấn tượng nhất thế giới
4. Chi phí rẻ:
Năm 2016, Hà Nội được bình chọn trong top điểm đến rẻ nhất thế giới với mức chi tiêu bình quân của khách quốc tế khoảng 110 USD/ngày và khách nội địa khoảng 55 USD/ngày.
Hà Nội bốn mùa tươi đẹp. Ảnh: Hồ Hạ |
Ông Angelo de palo (du khách đến từ Ý): “Tôi rất bất ngờ với sự thân thiện, nhiệt tình của người Hà Nội. Mới đây, khi đang ở Hồ Gươm, muốn tới Hoàng thành Thăng Long, tôi hỏi đường một chàng trai và được cậu ta chở đi miễn phí bằng xe mô tô. Ngoài ra, tôi thích TP của các bạn vì những cây xanh dù thấp bé hay mới trồng đều có hoa rất bắt mắt”. |
5. Con người thân thiện:
Có câu: "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An", trong từng con đường, góc phố, hay những tòa nhà chọc trời, nếp sống thanh lịch, lối ứng xử nhã nhặn, thân tình vẫn được người dân Hà Nội lưu giữ, trao truyền qua nghìn năm lịch sử.
6. Bốn mùa đẹp tươi:
Hà Nội là vùng đất có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt
7. Nhiều danh thắng:
Du khách đến Hà Nội có thể tham quan rất nhiều di tích mang đậm dấu ấn thời gian như: Hoàng thành Thăng Long, đền Ngọc Sơn,Tháp Rùa, Chùa Trấn Quốc, Ô Quan Chưởng, Thăng Long tứ trấn, Văn Miếu Quốc Tử Giám,... Cùng với đó là nhiều ngôi làng có kiến trúc cổ kính như: Đường Lâm (Sơn Tây), Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm), Cự Đà (Thanh Oai), Cựu (Phú Xuyên).
Du khách quốc tế chụp ảnh cùng người dân Hà Nội. Ảnh: Hồ Hạ. |
8. Khu phố cổ:
Đến Hà Nội, du khách có thể lang thang khám phá 36 phố phường với những ngôi nhà cổ được xây dựng từ thế kỷ 19, nơi yên bình và giản dị nhưng cũng sôi động bậc nhất Hà thành.
9. Quảng bá ấn tượng:
Năm 2017, Hà Nội tạo đột phá khi quảng bá du lịch trên kênh CNN. Bởi, hình ảnh Hà Nội đầy sức sống đã được mạng tin tức truyền hình cáp này đưa tới hàng tỷ khán giả trên toàn thế giới qua các phim quảng cáo, trang giới thiệu riêng về Hà Nội và những bài viết trên mạng xã hội Facebook; Twitter cùng các banner quảng cáo...
10. Thủ đô năng động:
Hà Nội cổ kính nhưng cũng rất năng động, sự thay đổi từng phút giây với những chủ trương đúng đắn của chính quyền TP cũng chính là yếu tố thu hút du khách quốc tế. Trong đó phải kể đến việc thí điểm phố đi bộ quanh hồ Gươm; lùi giờ giới nghiêm đến 2 giờ sáng hôm sau; trồng mới 1 triệu cây xanh từ nay đến năm 2020; xây dựng 25 công viên mới, trong đó có 5 công viên đạt đẳng cấp quốc tế; dẹp vỉa hè; thi tuyển phương án kiến trúc Làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc…
Tin rằng, với những giá trị hơn ngàn năm văn hiến cùng sự đồng lòng, quyết tâm của người dân và chính quyền TP nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong tương lai, Hà Nội sẽ là điểm đến không thể bỏ qua với du khách toàn cầu.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, 8 tháng đầu năm 2017, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 16.114.832 lượt, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 3.179.012 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước (khách du lịch quốc tế đến có lưu trú ước đạt 2.270.723 lượt, tăng 20% so với cùng kỳ); khách du lịch nội địa ước đạt 12.935.820 lượt, tăng 6% so với cùng kỳ; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 47.586 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. |
Theo Hồ Hạ/Kinh tế đô thị
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25