Yêu cầu Bộ Công Thương và tỉnh Bình Định, Bình Phước khẩn trương xử lý dứt điểm 3 văn bản có quy định trái pháp luật

(LĐTĐ) Tại văn bản 3590/VPCP-PL, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bình Định, Bình Phước khẩn trương xử lý dứt điểm 3 văn bản có quy định trái pháp luật.
Bổ sung quy định về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng Bộ Giao thông vận tải: Yêu cầu gương mẫu thực hiện nghiêm quy định đã uống rượu, bia không lái xe

Cụ thể, xét Báo cáo của Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh có ý kiến như sau:

Đồng ý với đề xuất, kiến nghị của Bộ Tư pháp tại Báo cáo nêu trên. Bộ Tư pháp gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương Báo cáo nêu trên để triển khai thực hiện.

Yêu cầu Bộ Công Thương và tỉnh Bình Định, Bình Phước khẩn trương xử lý dứt điểm 3 văn bản có quy định trái pháp luật
Năm 2021, tổng số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát là 31.703 văn bản.

Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh Bình Định, Bình Phước khẩn trương xử lý dứt điểm 3 văn bản có quy định trái pháp luật: Thông tư số 53/2020/TT-BCT ngày 31/12/2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT ngày 26/12/2018 quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá; Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 04/6/2019 ban hành quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định; Quyết định số 05/2018/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 ban hành Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc, cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước) và gửi kết quả đến Bộ Tư pháp trước ngày 30/6/2022 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động, kịp thời xử lý các quy định trái pháp luật theo kết luận kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, bảo đảm đúng pháp luật và tiến độ theo quy định. Bộ Tư pháp tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý và xử lý dứt điểm các văn bản trái pháp luật, các kiến nghị, phản ánh về các mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn trong hệ thống pháp luật; tổng hợp kết quả xử lý, báo cáo theo quy định.

Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp, trên cả nước trong năm 2021, tổng số văn bản quy phạm pháp luật phải được rà soát 32.230 văn bản, tổng số văn bản đã được rà soát 31.703 văn bản.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và sự hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của Bộ Tư pháp, mặc dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật của cả nước vẫn tiếp tục được tăng cường và nâng cao về chất lượng, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Theo đó, đa số cơ quan cấp bộ và địa phương đã quan tâm bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo quy định; chú trọng công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn để kịp thời phát hiện, tự xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp, qua đó góp phần tích cực bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật, tạo cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thi hành pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển theo chủ trương của Chính phủ.

Trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, số lượng văn bản có quy định trái pháp luật sau khi được tự phát hiện hoặc do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phát hiện, kết luận đã được cơ quan ban hành có phương án xử lý tăng so với năm 2020, qua đó hạn chế, ngăn ngừa được tác động tiêu cực đến xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỷ cương của các cơ quan cấp bộ, chính quyền địa phương trong xây dựng, thực thi pháp luật.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trên nhiều lĩnh vực

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trên nhiều lĩnh vực

(LĐTĐ) Chiều ngày 29/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz đã có cuộc gặp gỡ báo chí và chứng kiến lễ ký kết các văn bản hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị của hai nước.
Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia

Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia

(LĐTĐ) Dự báo trong thời gian tới, tình hình hoạt động của tội phạm ma túy dọc theo tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia chưa giảm, thậm chí còn có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp cả về quy mô, tính chất và phạm vi hoạt động, đòi hỏi hai bên phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống ma túy.
Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 6 thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn

Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 6 thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn

(LĐTĐ) Sáng 29/11, sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Quốc hội thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung

Quốc hội thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 29/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, với 462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 93,52 %).
70 tuổi vẫn có thể tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

70 tuổi vẫn có thể tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

(LĐTĐ) Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập trên cơ sở thống nhất 3 lực lượng, gồm: Bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và đội trưởng, đội phó đội dân phòng.
Quận Nam Từ Liêm có tân Bí thư

Quận Nam Từ Liêm có tân Bí thư

(LĐTĐ) Tại quận Hoàng Mai và Nam Từ Liêm, ngày 28/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ.
Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm làm Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội

Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm làm Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 28/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ tại Thanh tra Thành phố.
Điều động Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh làm Bí thư Quận ủy Hoàng Mai

Điều động Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh làm Bí thư Quận ủy Hoàng Mai

(LĐTĐ) Ngày 28/11, tại huyện Đông Anh và quận Hoàng Mai, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ.
Xem xét tháo gỡ về tài chính và cơ chế đặt hàng cho cơ quan báo chí

Xem xét tháo gỡ về tài chính và cơ chế đặt hàng cho cơ quan báo chí

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có Công văn số 5899/BTTT-KHTC gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước, tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.
Đại biểu đề nghị cấm tham gia đấu giá tài sản với người không có đủ năng lực tài chính

Đại biểu đề nghị cấm tham gia đấu giá tài sản với người không có đủ năng lực tài chính

(LĐTĐ) Sáng 28/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi). Vấn đề ngăn chặn tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá, thông đồng, dìm giá, quy định về tiền đặt trước… được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm
Phiên bản di động