Kỷ niệm 64 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2018)

Xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) 64 năm qua (10/10/1954 – 10/10/2018) là khoảng thời gian không dài so với hàng ngàn năm lịch sử dân tộc, nhưng chỉ với từng ấy thời gian, Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm và đã có bước chuyển mình lớn lao chưa từng có. Những thành quả đó có được là nhờ Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới, kế thừa truyền thống lịch sử vinh quang, chung sức phát triển Thủ đô xứng với niềm tin yêu của cả nước.
xung dang trai tim cua ca nuoc Sống lại không khí hào hùng ngày tiếp quản Thủ đô năm 1954
xung dang trai tim cua ca nuoc Đảm bảo điện phục vụ các hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô

Giao thông đi trước, mở đường

Chưa có giai đoạn nào mà hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô lại có những bước phát triển vượt bậc như những năm vừa qua, với hàng loạt công trình, dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác. Sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, sự chủ động, quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng và việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã mang lại những “quả ngọt”…

Một trong những kết quả nổi bật là việc triển khai hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU về đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị; Chương trình số 07-CTr/TU về tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường thành phố Hà Nội. Hai chương trình này là những bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV và cũng là cụ thể hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Trong đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thực sự đi trước một bước.

xung dang trai tim cua ca nuoc
Ngày 10/10/1954 đoàn quân chiến thắng tiến về tiếp quản Thủ đô (Ảnh tư liệu).

Trước kia, từ nội thành đi sân bay Nội Bài, người dân phải đi mất 40km, tương đương khoảng hơn 01 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, ngay sau khi cầu Nhật Tân cùng đường Võ Nguyên Giáp, dài 12km (được khánh thành đi vào hoạt động từ tháng 01/2015) - con đường đẹp nhất Thủ đô đã góp phần rút ngắn thời gian đi sân bay Nội Bài xuống chỉ còn khoảng hơn 30 phút. Hay việc thông xe nút giao thông Long Biên và hoàn thành cầu vượt tại nút giao này đầu năm 2017 đã giúp quốc lộ 5 và đường 5 kéo dài thông tuyến với nhau, kết nối với tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài tạo thành trục xương sống giao thương khu vực Ðông - Bắc Thành phố.

Từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã tập trung chỉ đạo hoàn thành 5 dự án, công trình trọng điểm, gồm: Đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái); nút giao thông đường đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì với tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển; đường 5 kéo dài; đường Vành đai 2; nâng cao hiệu quả tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Những công trình này đã nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng trên địa bàn, từng bước tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.

Gắn bó máu thịt với dân, luôn được nhân dân đặt trọn niềm tin, những năm qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã vận dụng sáng tạo những bài học quý báu đúc kết từ lịch sử vẻ vang để làm hành trang viết tiếp những trang sử mới. Hướng đi đúng, cách làm hay, hiệu quả cao đã giúp kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.

Tuy chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tới gần 16,5% GDP và hơn 19% về thu ngân sách của cả nước. Từ thực tiễn phát triển của mình, Đảng bộ thành phố Hà Nội vừa khẳng định vị trí quan trọng trước toàn Đảng; là thực tiễn sinh động về triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, qua đó góp phần vào tổng kết kinh nghiệm, hình thành những chủ trương, giải pháp mới cho Đảng và Nhà nước.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030, UBND thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ban, ngành liên quan hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải; tiếp tục điều chỉnh triển khai hệ thống giao thông, kết nối khu vực các tỉnh phía Bắc và phía Nam; đầu tư hoàn thành tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn II và đầu tư đường Vành đai 4... Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội khóa XVI (2015 - 2020) tiếp tục xác định phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn là một trong ba khâu đột phá.

Trong nhiệm kỳ này, Thành phố tập trung hoàn thành, đưa vào sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị, cơ bản hoàn thành các tuyến đường vành đai; cải tạo, nâng cấp các trục đường hướng tâm; tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý, điều hành giao thông công cộng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông ở ngoại thành để chuyển dần các cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu và các bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành.

Trong quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn từ 2016 - 2030, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống đoạn thuộc địa bàn Hà Nội, trong đó có 10 cây cầu qua sông Hồng, gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở, cầu Phú Xuyên. Ngoài ra là 4 cầu qua sông Đuống, gồm: Cầu Đuống 2, cầu Ngọc Thụy, cầu Giang Biên, cầu Mai Lâm. Xét về góc độ kinh tế, hạ tầng giao thông tốt luôn là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước…

Xây dựng chính quyền phục vụ

Trong hành trình đầy tự hào của thời kỳ xây dựng và phát triển đã qua, thành phố Hà Nội luôn nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong đó phải kể đến những nỗ lực trong cải cách hành chính, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cho hiệu quả hoạt động của chính quyền. Đặc biệt, năm 2018, với chủ đề “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2018” gắn với quyết tâm cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính kiến tạo vì người dân, từ Thành phố tới cấp xã đã đạt nhiều kết quả khả quan, ngày càng nâng cao sự hài lòng của các tổ chức, công dân.

Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ngày càng phát huy hiệu quả; kết quả giải quyết hồ sơ đúng hạn năm 2017 đạt 97,33%. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thành công cơ chế “một cửa” trong cung cấp dịch vụ công tại đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tăng liên tục từ năm 2012 (năm 2017 xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước tới nay); chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX hiện xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố.

Đầu năm 2017, Thành phố triển khai 2 Quy tắc ứng xử văn hóa ở các cơ quan và nơi công cộng, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân hưởng ứng thực hiện. Đáng chú ý, từ tháng 7/2018, các cơ quan, đơn vị toàn Thành phố đồng loạt triển khai đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng tháng, tạo chuyển biến rõ nét trong chấp hành nội quy, chuyên nghiệp hơn trong tác phong làm việc.

xung dang trai tim cua ca nuoc
64 năm qua Hà Nội đã có bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là “trái tim của cả nước” (Ảnh Zing.vn)

Đặc biệt, nhằm cải thiện mối quan hệ công dân - cơ quan hành chính, khắc phục việc chậm thông báo kết quả giải quyết tới người dân, tháng 2/2018, UBND Thành phố phê duyệt Đề án “Cải thiện, nâng cao chất lượng mối quan hệ công dân - cơ quan hành chính Thành phố hướng tới nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả”; tháng 4/2018, Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Chỉ thị 07 về nâng chất lượng tiếp công dân, tiếp nhận phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan đã nhanh chóng bố trí cơ sở vật chất, định kỳ tiếp dân; sắp xếp cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính, cán bộ tiếp dân đảm bảo phẩm chất, thường xuyên được nâng cao nghiệp vụ…

Trên lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, Thành phố Hà Nội luôn kiên trì thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khắc phục khó khăn với rất nhiều nhiệm vụ giải bài toán “tam nông” (nông nghiệp - nông dân - nông thôn). Sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận của người dân trong thời gian qua, những kết quả đạt được của Hà Nội hết sức đáng tự hào: Đến hết năm 2017, Hà Nội đã có 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức); 294/386 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Hiện, có thêm 4 huyện nữa của Thành phố đang gấp rút hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân hiện nay đạt 43 triệu đồng/người/năm. Nhờ vậy đã góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mức sống giữa khu vực thành thị với các huyện ngoại thành. Bộ mặt làng quê của Thủ đô hôm nay khang trang, xanh sạch, với nhiều công trình hạ tầng mới, nhiều tuyến đường hoa mới cùng nếp sống mới.

Xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Vì hoà bình”

Gắn bó máu thịt với dân, luôn được nhân dân đặt trọn niềm tin, những năm qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã vận dụng sáng tạo những bài học quý báu đúc kết từ lịch sử vẻ vang để làm hành trang viết tiếp những trang sử mới. Hướng đi đúng, cách làm hay, hiệu quả cao đã giúp kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển của Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.

Tuy chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tới gần 16,5% GDP và hơn 19% về thu ngân sách của cả nước. Từ thực tiễn phát triển của mình, Đảng bộ thành phố Hà Nội vừa khẳng định vị trí quan trọng trước toàn Đảng; là thực tiễn sinh động về triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, qua đó góp phần vào tổng kết kinh nghiệm, hình thành những chủ trương, giải pháp mới cho Đảng và Nhà nước.

Hôm nay, Hà Nội không chỉ đóng vai trò là Thủ đô của đất nước mà còn là cầu nối quan trọng để đất nước hội nhập với cộng đồng quốc tế. Hà Nội không chỉ là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là nơi hội tụ của văn minh Đại Việt mà còn là nơi kết tinh những giá trị cao đẹp của thời đại Hồ Chí Minh. Hà Nội không chỉ trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm, mà còn là nơi khởi nghiệp của nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế, thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới và là động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa của cả nước.

Thống kê đến nay, Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 thủ đô, thành phố của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2010, Thành phố tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, được dư luận trong nước, quốc tế đánh giá cao. Với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, Thành phố đã chủ trì và phối hợp tổ chức nhiều hội nghị hợp tác với các địa phương trong nước, thực hiện tích cực các nội dung hợp tác phát triển…

Quá trình hội nhập của đất nước ngày càng sâu rộng gắn liền với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế... đặt ra nhiều yêu cầu mới. Những đòi hỏi này luôn được Thành phố tập trung thực hiện hiệu quả, khẳng định vị thế là trung tâm lớn của đất nước.

An ninh chính trị được giữ vững; trật tự xã hội được bảo đảm; bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu, công trình trọng điểm, hàng nghìn sự kiện chính trị lớn của đất nước và các hoạt động quốc tế mỗi năm; giải quyết thành công các tình huống phức tạp phát sinh; làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Năm 2016, Hà Nội được bạn bè quốc tế bình chọn đứng vị trí thứ 8 trong danh sách 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Lượng khách quốc tế đến và lưu trú ở Hà Nội ngày càng tăng. Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, từ đầu năm đến nay, khách đến Hà Nội đạt 19,7 triệu lượt, tăng 9,2%.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 57,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3%. Với những đặc trưng của mùa thu, ngành du lịch Thủ đô kỳ vọng sẽ tiếp tục đón tiếp hàng triệu lượt khách từ nay đến cuối năm. Những kết quả đó không chỉ là minh chứng rõ nét thể hiện sự hấp dẫn của Thủ đô nghìn năm văn hiến, mà còn khẳng định sự yên bình, đáng sống của Thành phố “Vì hòa bình”.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

(LĐTĐ) Trong hai ngày 3 - 4/5, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 80mm.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.

Tin khác

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tên gọi Việt Nam - Điện Biên Phủ, tên gọi Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử nhân loại.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách “Điện Biên Phủ” với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ. Khác với công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử, bộ sách có nội dung tuyển chọn, trình bày hiện đại rõ ràng, bìa mềm, độ dày vừa phải, hướng đến bạn đọc trẻ và các tủ sách cơ quan, doanh nghiệp.
Những đợt tấn công oanh liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Những đợt tấn công oanh liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử được chia làm 3 đợt tấn công, trong đó đợt tấn công thứ 2 và thứ 3 diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt.
Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5) - kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). Đây được coi là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là dịp để tôn vinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Bức tranh panorama hơn 3.000m² tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bức tranh panorama hơn 3.000m² tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã được tái hiện lại một cách chân thực, sống động và hùng tráng thông qua ngôn ngữ hội họa của bức tranh panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tác phẩm không chỉ thu hút đông đảo du khách tham quan mà nó còn là niềm tự hào “Lịch sử của Việt Nam là phải do người Việt Nam thể hiện”.
30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

(LĐTĐ) Những ngày Tháng Tư lịch sử, dưới sắc cờ rực đỏ, trong niềm vui lớn lao mừng Ngày đất nước thống nhất, phóng viên Báo Lao động Thủ đô về lại “Đất thép thành đồng” Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chứng kiến biết bao sự đổi thay, phát triển nơi đây.
Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.
Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Xem thêm
Phiên bản di động