Xúc động cảnh cha và con mắc bệnh xương thuỷ tinh đưa nhau đi thi tốt nghiệp

(LĐTĐ) Tại điểm thi Trường trung học cơ sở Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), hình ảnh ông Nguyễn Hữu Chung và cậu con trai Nguyễn Hữu Chính đưa nhau đi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông trên chiếc xe ba bánh khiến nhiều người không khỏi xúc động. Họ là cặp cha con cùng mắc bệnh xương thủy tinh hiếm gặp.
Đề thi tổ hợp Khoa học Xã hội tương đối “dễ thở” Một điểm thi ở Hà Nội phải bù giờ làm bài cho thí sinh Đề thi Tiếng Anh vừa sức, thí sinh kỳ vọng sẽ được điểm cao

Ngày 29/6, các thí sinh trên cả nước bước vào ngày thi thứ 2 kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023 với các môn thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Ghi nhận của phóng viên tại điểm thi Trường Trung học cơ sở Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), nhiều người không khỏi xúc động khi chứng kiến 2 cha con mắc bệnh xương thủy tinh bẩm sinh đưa nhau đi thi bằng chiếc xe 3 bánh.

Có mặt từ sớm tại điểm thi, ông Nguyễn Hữu Chung (59 tuổi, ở phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm) và con trai Nguyễn Hữu Chính tỏ ra khá niềm nở và thoải mái dù việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.

Xúc động cảnh cha và con mắc bệnh xương thuỷ tinh đưa nhau đi thi tốt nghiệp
Cha con ông Nguyễn Hữu Chung cùng nhau đi tới điểm thi.

Chia tay cha tại cổng trường, Nguyễn Hữu Chính được các tình nguyện viên giúp đỡ để có thể di chuyển vào phòng thi. Sau khi thấy con trai được các tình nguyện viên hỗ trợ đưa vào điểm thi, ông Chung lái xe vào lề đường, lặng lẽ ngồi chờ con kết thúc môn thi.

Chia sẻ với phóng viên, ông Chung cho biết: “Từ nhỏ tôi cũng xác định cuộc đời tôi sẽ gắn liền với căn bệnh này suốt đời, tôi không nghĩ mình sẽ lấy được vợ nhưng đến gần 40 tuổi, định mệnh đưa tôi gặp vợ mình, rồi cả hai đồng cảm nên duyên vợ chồng. Kết hôn được 1 năm, vợ chồng tôi sinh được Nguyễn Hữu Chính. Tuy nhiên, niềm vui chưa kéo dài được bao lâu thì khoảng sau 1 tuần, vợ chồng tôi nhận cú sốc lớn khi con trai cũng mắc chứng bệnh như tôi”.

Theo ông Chung, sinh ra với số phận không may mắn như bao người bạn khác nhưng Chính luôn nghị lực và ngoan ngoãn. Tuy nhiên Chính là cậu bé hiếu động, thích khám phá. Trước đây ông làm nghề sửa chữa điện tử nhưng mấy lần con trai tò mò khám phá đã bị điện giật suýt mất mạng nên ông nghỉ việc ở nhà phụ vợ cơm nước. Bà Nguyễn Thị Lan (vợ ông Chung) thì ngày ngày còm cõi không quản nắng mưa buôn rau ở chợ trang trải cuộc sống gia đình.

Không đi lại được nên ở nhà ông chỉ dựa vào sức của đôi tay và chiếc ghế. Chính thì bò bằng hai tay. Trước đây, ông hay chở con trai đi học bằng xe ba bánh, sau con đi bằng xe lắc tay. Để con đến trường được thuận tiện hơn, vợ chồng ông Chung đã vay mượn, gom góp mua chiếc xe ba bánh trị giá 18 triệu đồng.

Xúc động cảnh cha và con mắc bệnh xương thuỷ tinh đưa nhau đi thi tốt nghiệp
Nguyễn Hữu Chính được các tình nguyện viên hỗ trợ vào phòng thi.

Nhìn vào cánh cổng trường với đôi mắt đầy ắp hi vọng và sự tự hào, ông Chung vui vẻ chia sẻ về con trai duy nhất nhưng thiếu may mắn của mình. Ông cho biết không dưới 50 lần bị gãy xương và thương xuyên phải bó bột, chịu nhiều đau đớn, ấy thế nhưng bao năm qua Chính vẫn luôn nỗ lực học tập để theo kịp các bạn.

“Mỗi lần gãy xương là sự đau đớn lại đến với con trai, tôi và con đều bị nên đồng cảm được nỗi khổ phải chịu đựng. Hai cha con chỉ biết động viên nhau cố gắng vượt qua những lần đau đến xương tuỷ. Việc học hành cả gia đình cũng chỉ động viên và nuôi đam mê của con là tin học, gia đình khó khăn nên được cô giáo tặng một bộ máy tính để học tập.

Về học lực thì con trai tôi cũng chỉ đạt trung bình khá, nguyện vọng muốn nộp nguyện vọng vào khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Mỏ - Địa chất. Tôi và gia đình mong con luôn cố gắng để sau này có cuộc sống tốt đẹp, lo cho chính bản thân mình”, ông Chung nói.

Ở kỳ thi quan trọng trong cuộc đời của con trai, ông Chung luôn là người dậy sớm để thúc giục, động viên và cùng con tới điểm thi. Dù phải đợi hàng tiếng đồng hồ nhưngh ông Chunng vẫn ở lại để chờ con. Hình ảnh người cha già khuyết tật ngồi xe trầm tư, hướng về phía cổng trường mong điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với con khiến nhiều người xúc động.

“Tôi và con thiếu may mắn nên chỉ biết dựa vào nhau, tôi luôn quan niệm và dặn con : “Mình tàn tật nhưng không vì thế bỏ cuộc. Tôi luôn đồng hành cùng con trong niềm vui, nỗi buồn. Việc thi cử nếu đỗ đạt càng hạnh phúc. Trong ngày đầu con nói làm được bài thi Ngữ văn, còn môn Toán thì làm tạm được. Ngày cuối này tôi mong con và các thí sinh làm thật tốt bài thi của mình”, ông Chung chia sẻ thêm.

Xúc động cảnh cha và con mắc bệnh xương thuỷ tinh đưa nhau đi thi tốt nghiệp
Ông Nguyễn Hữu Chung được các tình nguyện viên hỗ trợ nước uống trong khi chờ con thi.

Là một phụ huynh đưa con đi thi tại điểm Trường Trung học Cơ sở Đông Ngạc, chị Nguyễn Thúy Hoa, xúc động trước hình ảnh người cha đồng hành với con trai suốt hai ngày qua. Chị cho hay, hai cha con ông Chung là điển hình của tấm gương hiếu học, vượt qua nghịch cảnh đáng để mọi người noi theo. Bản thân chị sau khi chứng kiến câu chuyện của cha, con ông Chung đã kể cho con nghe để con hiểu thêm về câu chuyện nghị lực trong cuộc sống, biết trân trọng thêm những gì bản thân đang có.

Em Hoàng Văn Chí, thi sinh thi cùng điểm trường với em Nguyễn Hữu Chính chia sẻ, em rất bất ngờ khi thấy Chính được các anh chị tình nguyện viên cõng vào phòng thi. Em càng xúc động hơn khi biết được hoàn cảnh của Chính. Từ hoàn cảnh của Chính em thấy mình phải quyết tâm hơn để thi tốt, thực hiện ước mơ tiếp tục theo học tại ngôi trường Đại học mà em đã mơ ước lâu nay.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi

(LĐTĐ) Báo cáo nhanh từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 19h tối 7/9, trên địa bàn thành phố có thêm 1 người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư  trần hỏng, nước tràn vào nhà

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, những cơn mưa lớn kéo dài ở Hà Nội trong ngày 7/9 gây nhiều khó khăn cho người dân. Nhiều cư dân ở chung cư cao tầng bị nước tạt, chảy vào nhà. Trên mạng xã hội, xuất hiện không ít cảnh người dân hì hục thấm nước, tát nước ra khỏi nhà. Một số căn hộ, toà nhà còn bị sập trần.
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Tối 7/9, Bộ Công Thương ngày đã có Công điện hỏa tốc số 6814/CĐ-BCT gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), Sở Công Thương các tỉnh, thành... về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) để sớm cung cấp điện trở lại.
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng

(LĐTĐ) Bão số 3 khiến 32 đường dây trung áp ở Bắc Giang gặp sự cố gây gián đoạn cung cấp điện cho hơn 300 nghìn khách hàng, chiếm khoảng 50% số khách hàng trên toàn tỉnh.
Bão số 3  gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương

(LĐTĐ) Thông tin về thiệt hại sơ bộ do bão số 3 (bão Yagi), Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, đến 17 giờ chiều nay, bão số 3 đã khiến 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương. Trong số thiệt hại về người, Quảng Ninh có 3 người thiệt mạng và 58 người bị thương. Hải Dương có 1 người thiệt mạng và Hải Phòng có 20 người bị thương.
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3

(LĐTĐ) Chiều 7/9, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gia Lâm đã có buổi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 (Bão YAGI) tại một số xã thuộc huyện Gia Lâm.
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đã để lại những thiệt hại đáng kể trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo báo cáo cập nhật đến 15h30 chiều nay (7/9), mặc dù chưa ghi nhận điểm ngập úng nào, nhưng quận Nam Từ Liêm đã có 140 cây bị đổ, gãy cành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ về an toàn.

Tin khác

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài

(LĐTĐ) Hiếu học là truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ít ai biết, ở vùng xứ Đoài xưa, mạch nguồn hiếu học luôn được vun bồi, chăm chút. Minh chứng dễ thấy, ở thị xã Sơn Tây hiện còn lưu giữ di tích Văn Miếu - sánh ngang với một số Văn Miếu hàng tỉnh tiêu biểu như: Văn Miếu Xích Đằng ở Hưng Yên, Văn Miếu Mao Điền ở Hải Dương hay Văn Miếu Bắc Ninh ở tỉnh Bắc Ninh… Hơn hết, Văn miếu Sơn Tây là nơi tôn thờ, tri ân công đức to lớn của Đức Thánh Khổng Tử và các vị hiền triết, cùng hàng trăm danh nhân khoa bảng của vùng xứ Đoài.
Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

Hiện thực hóa khát vọng thành phố ven sông Hồng

(LĐTĐ) Trải qua hàng ngàn năm, sông Hồng vẫn lặng lẽ bồi đắp cho sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Khơi nguồn, phát huy những giá trị đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được xây dựng và không bao lâu sẽ trở thành hiện thực sẽ tiếp nối mạch chảy từ ngàn đời nay.
Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

Huyện Thanh Trì trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Sáng 29/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2/9 cho các đảng viên có từ 30 - 70 năm tuổi Đảng.
Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

Phụ nữ Thủ đô “Check in Hanoi” với áo dài

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 của thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Thành phố tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng. Cuộc thi Thử thách “Check in Hanoi” với áo dài được đông đảo phụ nữ các quận, huyện tham gia.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024: Bản giao hưởng của văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội" đã mở ra một bức tranh đa sắc về văn hóa và ẩm thực Thủ đô, thu hút hơn 20.000 lượt khách khám phá. Qua đó, một hình ảnh Hà Nội năng động, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn nét đẹp truyền thống được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

Hướng đến mục tiêu "Công dân Thủ đô số"

(LĐTĐ) Nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc đăng ký tài khoản công dân điện tử và đẩy mạnh việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn, ngày 26/8, phường Thổ Quan, quận Đống Đa đã ra mắt mô hình “Tổ dân phố chuyển đổi số” và “Điểm phát wifi miễn phí” với mục tiêu hướng đến “Công dân số Thủ đô”.
Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

(LĐTĐ) Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động