Xử lý nghiêm chợ cóc, hàng quán vi phạm phòng, chống dịch Covid
Chợ cóc, chợ tạm, trà đá vỉa hè vẫn ngang nhiên hoạt động bất chấp lệnh cấm Lợi dụng nới lỏng giãn cách, chợ cóc, chợ tạm đua nhau hoạt động trở lại |
Kiểm soát chặt chẽ những điểm “nóng”
Vốn là chợ đầu mối lâu năm, thời gian qua, trình trạng tiểu thương tập trung mua, bán đông đúc tại khu vực phố Cầu Mới - địa phận giáp ranh giữa phường Khương Thượng (Thanh Xuân) và phường Ngã Tư Sở, Thịnh Quang (Đống Đa) vẫn diễn ra bất chấp lệnh cấm của Thành phố. Khu vực này cũng là một trong những “điểm đen” khiến lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong quản lý, bởi, xử lý được một thời gian các tiểu thương lại tiếp tục vi phạm.
Nắm bắt được tình hình đó, để đảm bảo phòng, chống dịch và giữ gìn an ninh trật tự, hằng ngày, từ 3h sáng, Công an phường Ngã Tư Sở cùng bảo vệ tổ dân phố đã tổ chức tuần tra cắm chốt, tuyên truyền người dân thực hiện tốt thông điệp “5K”; chủ động kết nối với phường giáp ranh thông báo tình hình.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Ngã Tư Sở Ngô Vân Anh, hằng ngày, Tổ Covid-19 cộng đồng phường đều có mặt tại chợ làm nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống dịch; đồng thời yêu cầu tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại ngõ nhỏ bày bán hàng hóa đúng nơi quy định, không lấn chiếm đường, ngõ.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng phường cũng phối hợp với phường Thịnh Quang tổ chức rào chắn, dựng biển cấm họp chợ, tập trung đông người. Đồng thời phối hợp kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.
Bà Lê Thị Dương (phường Thịnh Quang) chia sẻ: “Ngày trước vào tầm 5h sáng khi tôi đi bộ thể dục qua khu vực này đều nhìn thấy cảnh tượng người dân mua bán tấp nập, chen chúc, thậm chí nhiều người còn vô tư giết mổ gia súc, gia cầm… khiến đường phố trở nên nhếch nhác, mất mĩ quan. Tuy nhiên, hiện nay, do có lực lượng công an tuần tra, cắm chốt liên tục nên không còn tình trạng lấn chiếm hè, lòng đường để bán hàng, công tác phòng dịch cũng nghiêm ngặt hơn”.
Không còn tình trạng bày bán hàng hóa, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại khu vực chợ tạm Nguyễn Phong Sắc, Phan Văn Trường (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy). |
Trước đây, khu vực ngõ 143 phố Quan Hoa (phường Quan Hoa, Cầu Giấy) và phía ngoài chợ Quan Hoa cũng là một trong những điểm nóng về hàng rong và chợ, cóc chợ tạm. Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Quan Hoa Đinh Trọng, Ủy ban nhân dân phường có hai tổ công tác lưu động thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm.
Qua đó đã xử phạt 71 trường hợp không đeo khẩu trang với tổng số tiền phạt hơn 140 triệu đồng; xử phạt 5 cửa hàng ăn uống không chấp hành quy định phòng, chống dịch với tổng số tiền 92,5 triệu đồng; đề xuất Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy xử phạt 1 cơ sở kinh doanh karaoke ở số 231 đường Bờ Sông vi phạm 3 lần với mức phạt 20 triệu đồng.
Về tình trạng buôn bán trái quy định, Uỷ ban nhân dân phường cũng đã đặt barie và tổ chức chốt trực tại ngõ 143 phố Quan Hoa và phía ngoài chợ Quan Hoa nhằm ngăn chặn việc tụ tập họp chợ trái phép. Nhờ việc thường xuyên tiếp nhận thông tin phản ánh và tăng cường kiểm tra xử lý đến nay tình trạng hàng rong, chơ tạm tại đay đã gần như không còn.
Tương tự, tại khu vực chợ tạm Nguyễn Phong Sắc, Phan Văn Trường sau khi lực lượng chức năng phường Dịch Vọng Hậu siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra, xử phạt, thời gian gần đây không còn xuất hiện tình trạng các hộ kinh doanh bày bán hàng hóa, lấn chiếm vỉa hè lòng đường.
Tiếp tục đẩy mạnh xử lý vi phạm
Cùng với chợ cóc, chợ tạm, chính quyền các cấp thành phố Hà Nội cũng đang đẩy mạnh xử lý nghiêm các hàng quán không thực hiện đúng yêu cầu phòng, chống dịch, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, mở quá cửa quá giờ quy định…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Láng Thượng Phạm Thị Hồng Hải cho biết: “Sau khi nhận được Công văn hỏa tốc số 2095/UBND-KGVX của thành phố, Ủy ban nhân dân phường đã giao trách nhiệm cụ thể cho các lực lượng, gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác phòng, chống dịch. Giao địa bàn quản lý cho các tổ, nhóm Covid-19 cộng đồng; tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, xử lý, giám sát tại các điểm, cơ sở dễ phát sinh vi phạm, nhất là việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, duy trì chế độ thông tin, phản ánh từ cơ sở đến Ban Chỉ đạo phòng dịch, công an phường để kịp thời xử lý vi phạm”.
Công an phường Láng Thượng, kiểm tra, xử lý hàng quán vi phạm quy định phòng, chống dịch. |
Bà Hải cũng cho biết thêm, sau một thời gian cho mở lại dịch vụ ăn uống, cắt tóc, một số cửa hàng đã nảy sinh tâm lý chủ quan, cụ thể như tháo gỡ các tấm vách ngăn trên bàn ăn, lấn chiếm vỉa hè để có thêm chỗ phục vụ khách hàng… Với những trường hợp trên, khi tuần tra, phát hiện, lực lượng công an phường đã nhanh chóng nhắc nhở, yêu cầu chấp hành nghiêm túc. Nếu cố tình chống đối hoặc vi phạm nghiêm trọng sẽ lập tức xử phạt, nặng hơn là yêu cầu đóng cửa cửa hàng.
Còn với quận Bắc Từ Liêm, theo ông Lưu Ngọc Hà – Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, ngay sau khi nhận được Công văn hỏa tốc của Ủy ban nhân dân Thành phố, quận đã giao cơ quan Công an tăng cường tuần tra, kiểm soát địa bàn, nắm chắc các di biến động của lực lượng lao động, người dân giao thương trên địa bàn và các địa phương có dịch bệnh.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra việc chấp hành dừng các hoạt động dịch vụ chưa được phép mở cửa trở lại, như: Quán karaoke, quán bar, game online, quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè…; xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp người dân không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng.
Tại địa bàn quận Hà Đông, trước đó, vào ngày 3/7, ở Trung tâm Thương mại Aeon Mall Hà Đông đã xuất hiện lượng người tập trung đông đúc. Đặc biệt, khu “Phố ẩm thực” ở tầng 1 đông kín người chen chân đi tìm quán ăn, sự quá tải tiềm ẩn nguy cơ rất cao để dịch bệnh lây lan.
Chia sẻ về vấn đề trên, đại diện phường Dương Nội (Hà Đông) cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh phường đã nhanh chóng tiến hành kiểm tra, lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm; đồng thời, yêu cầu các hàng quán phải tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt là quy định về giãn cách…
Có thể thấy, hiện nay, tâm lý chủ quan, lơ là các biện pháp phòng, chống dịch đã xuất hiện. Do đó, chính quyền các địa phương cần phải tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thường xuyên kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý vi phạm, có như thế Hà Nội và cả nước mới nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59