Xử lý các vụ việc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, gom hàng, đẩy giá
Chủ tịch Uỷ ban nhân Thành phố Chu Ngọc Anh: Chủ động, sáng tạo, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Tiếp tục thực hiện liên kết chuỗi với các địa phương, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân Thủ đô |
Ghi nhận 9 chùm ca bệnh trên địa bàn
Báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 725 ca mắc Covid-19, trong đó ghi nhận 296 ca phát hiện ngoài cộng đồng tại 24 quận, huyện.
Đáng chú ý, từ ngày 5/7, Hà Nội đã ghi nhận nhiều ca mắc mới, xuất hiện các chùm ca bệnh có số lượng ca mắc lớn, đặc biệt là còn 9 chùm ca bệnh phức tạp tại các địa chỉ: Huyện Đông Anh; 90 Nguyễn Khuyến (quận Đống Đa); Tân Mai (Hoàng Mai); Viện Cơ khí năng lượng và mỏ, số 565 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân); số 132 Bùi Thị Xuân (quận Hai Bà Trưng); B6 Trại Găng, Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng); nhà thuốc Đức Tâm, Láng Hạ (quận Đống Đa); xã An Mỹ (huyện Mỹ Đức) và chùm ca bệnh liên quan đến những người về từ thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội sáng 20/7. |
Theo đó, qua công tác chủ động rà soát, xét nghiệm cho người về từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã phát hiện 19 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Từ các trường hợp này, đã lây thêm cho 26 người khác trên địa bàn Hà Nội.
“Hiện nay, trên địa bàn Thành phố xuất hiện nhiều ca bệnh, ổ dịch phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây, có thể có các ca bệnh ngoài cộng đồng chưa được phát hiện. Đặc biệt, đã xuất hiện chùm ca bệnh liên quan đến khu công nghiệp”, lãnh đạo Sở Y tế nhận định.
Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cũng cho biết, trong đợt dịch thứ tư, Thành phố có 154 điểm phong tỏa tại 22 đơn vị, trong đó có 109/154 điểm đã được gỡ bỏ, hiện còn 45 điểm phong tỏa tại tại 17 quận, huyện với khoảng 5.400 người.
Đối với người đi về từ vùng dịch đều được quản lý theo đúng quy định. Thành phố đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc, quản lý chặt chẽ 100% người về từ thành phố Hồ Chí Minh và vùng có dịch trở về Hà Nội. Lực lượng y tế tham gia phục vụ tại 22 chốt chốt kiểm soát ra, vào Thành phố đã giám sát, kiểm dịch 117.469 lượt người, lấy mẫu xét nghiệm đối với người từ vùng có dịch về Thành phố (75 người), kết quả âm tính. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tiếp tục được quan tâm. Thành phố đã tổ chức tiêm phòng cho 201.524 người (chiếm 2,4% dân số), chủ yếu là các lực lượng tuyến đầu chống dịch, công nhân tại các khu công nghiệp và các đối tượng ưu tiên khác.
Hiện, Sở Y tế tiếp tục hoàn thiện dự thảo phương án triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn để trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành với mục tiêu tiêm được tỷ lệ cao nhất, nhanh nhất và an toàn nhất khi nguồn vắc xin được Bộ Y tế phân bổ nhiều hoặc Thành phố chủ động được nguồn cung vắc xin.
Khẩn trương tính toán phương án, không để ùn tắc tại các cửa ngõ
Tại cuộc họp, các đơn vị, địa phương đã tập trung báo cáo việc triển khai các nội dung Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 18/7/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, các quận, huyện, thị xã đã lập danh sách để thành lập 32 cơ sở với 8.144 chỗ cách ly tập trung và tiếp tục rà soát nhằm nâng công suất cách ly lên 40.000 chỗ theo chỉ đạo của Thành phố.
Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng chia sẻ, Công an Thành phố đã thực hiện, triển khai gấp rút các nhiệm vụ Thành phố giao, trong đó có điều động cán bộ chiến sĩ tổ chức 22 chốt kiểm soát tại cửa ngõ Thủ đô nhằm ngăn chặn nguồn bệnh lây lan. Cố gắng vừa không để ách tắc giao thông, không “ngăn sông, cấm chợ”, vừa kiểm soát chặt chẽ các xe đi từ vùng dịch.
Song, hiện nay, công tác này vẫn tồn tại một số khó khăn. Hạn chế lớn nhất là nguồn nhân lực y tế làm nhiệm vụ xét nghiệm tại các chốt; công tác khai báo y tế còn chậm dẫn đến ùn tắc người.
Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội phát biểu tại cuộc họp. |
Trên cơ sở đó, Công an thành phố Hà Nội cho biết sẽ rà soát lại các chốt, tập trung lực lượng để đảm bảo kiểm soát lưu lượng. Ngoài ra, sẽ khẩn trương tính toán phương án để xe tải, xe container khi đi qua Hà Nội đến các tỉnh, thành khác sẽ không dừng lại trong Thành phố và lên phương án với các loại xe khách…
Phó Giám đốc Công an Thành phố thông tin, trước khi có Công điện 15 thì việc Công an xử lý hàng quán vi phạm nhiều vướng mắc. Sau khi có Công điện 15 thì việc xử lý dễ dàng hơn. Tại các công viên đã có hàng rào nhưng tại các địa điểm công cộng thì không có rào. Công an Thà̀nh phố đã kiểm tra và ghi nhận địa phương đã bố trí các lực lượng yêu cầu người dân hạn chế nhưng việc này rất khó vì toàn người già, có sự chống đối hoặc không chấp hành.
Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Công an Thành phố lưu ý các quận, huyện, thị xã chú ý xử lý các vụ việc trục lợi, các đối tượng gom hàng, đẩy giá, làm hàng giả, lừa đảo trong việc tiêm vắc xin. Tiếp tục chỉ đạo lực lượng Công an tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ, phòng chống tội phạm nhất là trong các khu vực cách ly…
Cũng tại cuộc họp, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Vũ Văn Viện cho biết, liên quan đến việc lưu thông hàng hóa, ngoài tạo “luồng xanh” cho hàng hóa theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Sở đã kiến nghị để tạo thêm “luồng xanh” cho vận tải hành khách; vận tải cho công tác cách ly tại địa phương và chuyên gia của một số doanh nghiệp.
Quyền Giám đốc Sở Công thương Trần Thị Phương Lan cho hay, ngay khi Thành phố ban hành Công điện số 15, Sở đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp, rà soát nguồn cung đảm bảo đáp ứng đủ hàng hóa cho người dân, xây dựng phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu, đảm bảo lưu thông theo đúng chỉ đạo không “ngăn sông, cấm chợ”. Đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm việc dự trữ hàng hóa gấp 3 lần trong 3 tháng…
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, ngành Công thương phải đối mặt với các khó khăn khi nguồn nhân lực sản xuất kinh doanh tại một số doanh nghiệp bị đứt gẫy do người lao động thuộc diện “F” phải cách ly; việc vận chuyển lưu thông hàng hóa qua một số tỉnh, thành… Do đó, quyền Giám đốc Sở Công thương kiến nghị một số nội dung liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, tiêm vắc xin cho người lao động và giải tỏa triệt để các chợ cóc, chợ tạm… phục vụ công tác phòng, chống dịch…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07