Xét xử vụ Đại học Đông Đô: Áp chỉ tiêu môi giới làm bằng giả

Theo lời khai của một số bị cáo, Trần khắc Hùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Đông Đô) đặt ra quy định mỗi nhân viên của trường phải “môi giới” về cho trường mỗi năm ít nhất 4-10 hồ sơ xin làm giả văn bằng 2 tiếng Anh. Điều này được quy định cụ thể trong các văn bản của trường, ban hành công khai.
10 bị cáo bị hầu tòa liên quan đến vụ cấp bằng giả tại Trường Đại học Đông Đô Sắp xét xử vụ Trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả Sẽ bị xử lý nghiêm minh

Chiều ngày 23/12, phiên tòa xét xử 10 cựu lãnh đạo, cán bộ Trường Đại học Đông Đô tiếp tục với phần thẩm vấn. Là người trả lời thẩm vấn đầu tiên, bị cáo Dương Văn Hòa (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô) thừa nhận cáo trạng truy tố mình về tội “Giả mạo trong công tác” là đúng.

Bị cáo Hòa khai nhận các thành viên tham gia Hội đồng quản trị của Trường Đại học Đông Đô nhưng không góp vốn. Người góp vốn thành lập trường là Trần Khắc Hùng và một số công ty.

Bản chất chủ sở hữu nhà trường là ông Trần Khắc Hùng. Các thành viên tham gia Hội đồng quản trị để Trường Đại học Đông Đô “có đầy đủ ban bệ”.

Chủ trương cấp văn bằng 2 tiếng Anh không qua đào tạo là do Trần Khắc Hùng quyết định và không thông qua Hội đồng quản trị và Ban Giám hiệu nhà trường, mà chỉ đạo trực tiếp đến tất cả các bị cáo.

Xét xử vụ Đại học Đông Đô: Áp chỉ tiêu môi giới làm bằng giả
Bị cáo Dương Văn Hòa tại Tòa.

Bị cáo Hòa thừa nhận, chỉ cần học viên nộp đủ tiền thì sẽ được nhà trường cấp bằng giả. Bên cạnh đó, bị cáo cũng cho rằng bản thân chỉ tham gia ký hồ sơ, việc thu tiền nong, hợp pháp hóa hồ sơ của người khác chứ không hề nhận tiền chênh lệch.

Thấy được hành vi của mình là vi phạm nghiêm trọng, bị cáo Dương Văn Hòa khai trước tòa rằng đã rất tích cực hợp tác với cơ quan điều tra. Ở thời điểm vụ việc xảy ra, bị cáo tin tưởng vào Trần Khắc Hùng vì Hùng bảo những vi phạm đó không đến mức nghiêm trọng.

Người tiếp theo trả lời thẩm vấn là Trần Kim Oanh (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô). Nữ bị cáo cũng cho biết cơ cấu tổ chức của nhà trường giống như bị cáo Hòa đã trình bày. Về chủ trương cấp văn bằng 2 tiếng Anh không qua đào tạo, bị cáo Oanh nói Trần Khắc Hùng không đưa nội dung này ra khi họp Hội đồng quản trị mà đưa ra ở cuộc họp với Ban Giám hiệu, các Viện, phòng ban.

Xét xử vụ Đại học Đông Đô: Áp chỉ tiêu môi giới làm bằng giả
Bị cáo Trần Kim Oanh.

Bị cáo Oanh khai, bị can Hùng đặt ra quy định mỗi nhân viên của trường phải “môi giới, lôi kéo” về cho trường mỗi năm ít nhất 4-10 hồ sơ xin làm giả văn bằng 2 tiếng Anh. Điều này được quy định cụ thể trong các văn bản của trường, ban hành công khai. Khi cán bộ mời được học viên tham dự sẽ được nhà trường trích lại một số tiền cụ thể để thưởng/1 hồ sơ. Theo quy định 7 triệu đồng/hồ sơ.

Bị cáo Oanh cũng trình bày ngay từ đầu đã thắc mắc với Trần Khắc Hùng về chủ trương cấp bằng không qua đào tạo, tuy nhiên Hùng nói đã tìm hiểu, tham khảo ý kiến luật sư và nói không vấn đề gì, có chăng chỉ phạt hành chính, cán bộ nhân viên không phải chịu trách nhiệm

Một nguyên Phó Hiệu trưởng khác là Lê Ngọc Hà, bị cáo khai hưởng lợi 100 triệu đồng, là tiền thưởng do đã “môi giới” được nhiều hồ sơ học viên, mỗi người nộp từ 29-35 triệu đồng.

Bị cáo cho hay tổng số tiền nhận từ những học viên này là 1,8 tỷ đồng, trong đó Hà nộp 800 triệu đồng về quỹ của trường. Sau khi có xì xào về vụ việc bằng giả, một số học viên đòi lại tiền nên bị cáo trả lại 900 triệu đồng, giữ lại 100 triệu đồng. Hiện nay cựu Phó Hiệu trưởng đã tự nguyện nộp lại số tiền trên.

Tương tự, bị cáo Nguyễn Thị Huệ (nguyên Trưởng phòng Tài vụ), nói quy định của trường có công khai việc trích thưởng cho nhân viên đối với mỗi hồ sơ học viên được “môi giới” trót lọt. Tuy vậy, bị cáo không nắm cụ thể mỗi người đã được chia bao nhiêu tiền.

Cùng trả lời thẩm vấn, những bị cáo còn lại thừa nhận hành vi và khai do thiếu hiểu biết về pháp luật, làm theo chỉ đạo của cấp trên nên để xảy ra sai phạm.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Ngày 30/3, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thành công Ngày hội thể thao lần thứ hai với sự tham gia của hơn 400 vận động viên là đoàn viên, người lao động của Công ty.

Tin khác

Tuyên án 38 bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn trái phép

Tuyên án 38 bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn trái phép

Chiều 28/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án 38 bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH Thiết bị y tế Danh, Công ty TNHH Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến kháng cáo

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến kháng cáo

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bị xét xử trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại dự án Hạc Thành Tower đã gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa lên Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Vụ mua bán hóa đơn trái phép: Nguyễn Đăng Thuyết bị đề nghị mức án 15-16 năm tù

Vụ mua bán hóa đơn trái phép: Nguyễn Đăng Thuyết bị đề nghị mức án 15-16 năm tù

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ mua bán hóa đơn gây thất thoát hơn 743 tỷ đồng tiền thuế, xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội (Công ty Thành An), Công ty TNHH Thiết bị y tế Danh (Công ty Danh), Công ty TNHH Thiết bị y tế Tràng Thi (Công ty Tràng Thi).
Vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn: Nguyễn Đăng Thuyết cam kết sẽ trở về nước chấp hành bản án

Vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn: Nguyễn Đăng Thuyết cam kết sẽ trở về nước chấp hành bản án

Ngày 26/3, phiên tòa xét xử 38 bị cáo trong vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn gây thất thoát 743 tỷ đồng tiền thuế xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh, Công ty thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan, tiếp tục với phần xét hỏi.
Xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 đối với Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Xét xử phúc thẩm giai đoạn 2 đối với Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Ngày 25/3, Tòa án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan (giai đoạn 2).
Bị cáo Trịnh Văn Quyết có đơn xin hoãn phiên tòa do sức khỏe yếu

Bị cáo Trịnh Văn Quyết có đơn xin hoãn phiên tòa do sức khỏe yếu

Thông tin tại phiên tòa, Chủ tọa Võ Hồng Sơn cho biết, theo xác nhận của Bệnh viện 198, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đang điều trị nội trú bệnh lao, sức khỏe kém, có nguy cơ tử vong.
Hôm nay xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Hôm nay xét xử phúc thẩm cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Ngày 25/3, Toàn án nhân dân thành phố Hà Nội đưa cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 24 bị cáo có kháng cáo ra xét xử phúc thẩm.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn lĩnh thêm 10 năm tù ở vụ án thứ 5

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn lĩnh thêm 10 năm tù ở vụ án thứ 5

Chiều 21/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 13 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC).
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị mức án từ 10 - 11 năm tù

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị mức án từ 10 - 11 năm tù

Tại phiên tòa ngày 18/3, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn từ 10 - 11 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Nhân viên khai bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo nâng khống giá trị gói thầu

Nhân viên khai bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn chỉ đạo nâng khống giá trị gói thầu

Tại tòa, nhân viên Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thừa nhận sai phạm song khai bản thân chỉ nhận lương, làm theo chỉ đạo của cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Xem thêm
Phiên bản di động