Xét xử trực tuyến: Nên áp dụng với những vụ án có tính chất, tình tiết đơn giản

(LĐTĐ) Thảo luận trực tuyến về Dự thảo Nghị quyết tổ chức phiên tòa trực tuyến tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đề nghị việc tổ chức phiên tòa trực tuyến cần được tiến hành thận trọng, đảm bảo quyền con người, quyền công dân do xét xử trực tuyến là hình thức xét xử mới, chưa được các luật tố tụng hiện hành quy định.
Tổ chức phiên tòa trực tuyến: Bước đi cần thiết để xây dựng tòa án điện tử Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thị xã Nghi Sơn lĩnh án 30 tháng tù giam Xét xử phúc thẩm vụ Ethanol Phú Thọ: Không đồng ý để Công ty Mai Phương bồi thường thay cho Trịnh Xuân Thanh

Đề xuất thí điểm thực hiện trong thời hạn 3 năm

Ngày 24/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về các báo cáo công tác của các cơ quan, trong đó có Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Cho ý kiến đóng góp xây dựng Dự thảo Nghị quyết phiên tòa trực tuyến, đại biểu Lê Tất Hiếu (đoàn Vĩnh Phúc) cho rằng, với những vụ việc phức tạp, bị cáo không nhận tội, vụ án có nhiều đồng phạm tham gia… vẫn cần xét xử trực tiếp. Xét xử trực tuyến chỉ áp dụng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ việc dân sự, hành chính có tính chất, tình tiết đơn giản.

Xét xử trực tuyến: Nên áp dụng với những vụ án có tính chất, tình tiết đơn giản
Phiên thảo luận trong ngày 24/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Đại biểu đoàn Vĩnh Phúc cũng cho biết, đây là vấn đề mới, pháp luật hiện hành chưa quy định nên cần chuẩn bị chu đáo, có quy định chi tiết để tập huấn, hướng dẫn cho các cơ quan tiến hành và tham gia tố tụng.

Cũng nêu quan điểm về vấn đề này, đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) cho biết, qua nghiên cứu các đạo luật tố tụng cho thấy, hiện tại chưa quy định rõ ràng về phiên tòa trực tuyến, mà chỉ quy định về nguyên tắc xét xử trực tiếp và tại phòng xử án. Theo ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ ba, đây là vấn đề liên quan đến Hiến pháp, liên quan đến quyền con người, quyền công dân.

Chính vì vậy, đại biểu Lê Thanh Hoàn đề nghị cần phải nghiên cứu thận trọng và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trước khi trình với Quốc hội. Đại biểu tán thành với chủ trương trình Quốc hội là đúng thẩm quyền. Đây là nội dung mới vì xác định có tính chất lâu dài để xu hướng tới xây dựng tòa án điện tử, tòa án thông minh theo chủ trương của Đảng. Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội chỉ nên ban hành Nghị quyết cho phép tòa án thực hiện thí điểm trong thời hạn 3 năm về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến theo khoản 2 Điều 15 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo cơ sở pháp lý.

“Nên lựa chọn những vụ án hình sự ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng và chứng cứ rõ ràng, những vụ án dân sự hành chính có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng đầy đủ. Lựa chọn một số tỉnh thành có điều kiện để tránh đầu tư dàn trải. Sau thời gian thực hiện thì Tòa án nhân dân tối cao sẽ chủ trì và phối hợp với cơ quan đánh giá tổng kết việc thi hành để sửa đổi các luật tố tụng cho phù hợp”, đại biểu Lê Thanh Hoàn kiến nghị.

Cần rà soát, bố trí nguồn lực cho xét xử trực tuyến

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu bày tỏ quan điểm và cho rằng, xét xử trực tuyến là hình thức xét xử mới, chưa có tiền lệ, chưa được các luật tố tụng hiện hành quy định, liên quan đến quyền con người, quyền công dân nên cần được tiến hành thận trọng, chắc chắn, cần được tổ chức thí điểm để rút kinh nghiệm. Đồng thời, cần tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành... Bên cạnh đó, một số ý kiến của đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần phải đảm bảo nguồn lực, nhân lực sẵn sàng để thực hiện có hiệu quả với các phiên tòa trực tuyến.

Xét xử trực tuyến: Nên áp dụng với những vụ án có tính chất, tình tiết đơn giản
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà - Đoàn thành phố Hà Nội.

Đề cập đến nội dung này, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) cho rằng, phán quyết của tòa án có ảnh hưởng rất lớn đến quyền con người, quyền công dân và những vấn đề liên quan đến bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân và công lý.

Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi của nghị quyết, bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về tố tụng, nhất là nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, nguyên tắc xét xử công bằng, công khai, nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc xét xử liên tục… đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà đề nghị Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan phải bảo đảm nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để tổ chức thành công phiên tòa trực tuyến.

Bên cạnh đó, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà đề nghị cần đẩy nhanh, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng tổ chức và tham gia phiên tòa trực tuyến. Bảo đảm các tiêu chí chung đối với hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến. Thực hiện xét xử trực tuyến trên công nghệ mạng internet, hỗ trợ nhiều giao thức. Không truyền, lưu trữ các dữ liệu phát sinh trong quá trình xét xử trực tuyến cho các đối tượng không được cấp quyền truy cập.

“Bảo đảm hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến phải có những chức năng đáp ứng tiêu chí về âm thanh, hình ảnh, chia sẻ màn hình, điều khiển của chủ tọa phiên tòa, đưa người vào hoặc đẩy người ra khỏi phiên tòa. Bảo đảm hệ thống phần mềm phải đáp ứng những tiêu chí về hiệu năng, số lượng điểm cầu và thời gian hoạt động liên tục. Bảo đảm an toàn, bảo mật trong xét xử trực tuyến...”, đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh.

Cùng chung quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện.

Mặt khác, quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng lao động, các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện. Do đó, để triển khai thực hiện tốt quy định này, khi Nghị quyết có hiệu lực, đại biểu cho rằng cần phải rà soát, đánh giá kỹ lưỡng về điều kiện đảm bảo thực hiện việc tổ chức phiên tòa trực tuyến tại hơn 700 tòa án cấp huyện, tòa án quân sự và các cơ sở tạm giữ, tạm giam do ngành công an quản lý.

Từ đây, đại biểu nhấn mạnh tính cấp thiết phải có ngân sách để đầu tư, trang bị các thiết bị điện tử, kỹ thuật, công nghệ cho việc kết nối các điểm cầu thành phần để phục vụ công tác xét xử trực tuyến cũng như kinh phí để tổ chức các phiên tòa trực tuyến. Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và dự thảo thông tư liên tịch do Ban soạn thảo trình chưa đề cập đến. Vì vậy, đề nghị Quốc hội và Ban soạn thảo cân nhắc có điều khoản quy định về nội dung ngân sách tổ chức thực hiện để thuận lợi cho tòa án nhân dân các cấp và các cơ quan tố tụng khi triển khai thực hiện Nghị quyết.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Qua thực hiện sắp xếp đối với 25 đơn vị hành chính cấp huyện, 756 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 – 2025, 37 tỉnh, thành phố giảm được 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

(LĐTĐ) Ngày 1/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa

Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 1/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với tổng nguồn lực huy động để thực hiện chương trình là 256.250 tỷ đồng.
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng

Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng

(LĐTĐ) Đại biểu Vũ Hồng Luyến cho rằng, cần có các quy định về hệ thống đường giao thông dẫn vào các tòa nhà chung cư cao tầng phải đảm bảo tối thiểu cho xe phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng có thể tiếp cận được khi cháy, nổ xảy ra...
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế

Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế

(LĐTĐ) Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ sửa đổi để đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân, đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

(LĐTĐ) Đại biểu Châu Quỳnh Dao đề nghị cân nhắc giữ mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) với học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành. Đồng thời Nhà nước tiếp tục tăng mức hỗ trợ tối thiểu là 50% cho các học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh

Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Đối với việc mua thuốc không thuộc danh mục thuốc do bảo hiểm y tế chi trả, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế tự quyết định việc mua sắm...
TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất

(LĐTĐ) Dự kiến trong năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ thu gần 33.000 tỷ đồng từ 3 nguồn gồm bán đấu giá 3 khu đất trong dự án Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm, thu nghĩa vụ tài chính 8 khu đất khác trong KĐTM Thủ Thiêm và thu nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với 32 khu đất khác trên địa bàn.
Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái

Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái

(LĐTĐ) Đa số các đại biểu Quốc hội đều thống nhất đánh giá, dự thảo Luật Phòng không nhân dân trình tại Kỳ họp lần này đã được tiếp thu và giải trình đầy đủ, rõ ràng, thấu đáo ý kiến của đại biểu. Dự thảo luật đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã được ban hành trong thời gian qua.
Tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả

Tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả

(LĐTĐ) Thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, trọng điểm phát triển kinh tế (đặc biệt là kinh tế biển) của khu vực Bắc Bộ và cả nước; trung tâm giáo dục, y tế và khoa học công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng, kết nối các tuyến giao thông hàng hải quốc tế; nằm trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Xem thêm
Phiên bản di động